làm trên địa bàn tỉnh
Cũng như các tỉnh khác ở khu vực đồng bằng sông Hồng, nhìn chung trình độ chất lượng của đội ngũ lao động trong nơng nghiệp, nơng thơn Thái Bình còn rất hạn chế đây chính là một trợ lực cho quá trình cơng nghiệp hố - hiện đại hố. Do đó trong những năm tiếp theo cần có chính sách nhằm phát triển nguồn nhân lực trên tất cả các lĩnh vực, từ nâng cao chất lượng của dân cư, giáo dục, đào tạo, đảm bảo sức khoẻ đến dạy nghề tạo việc làm, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực việc phát triển nguồn nhân lực phải gắn với giải quyết việc làm cho người lao động. Để thực hiện được vấn đề này, cần có chính sách đồng bộ, sự phối hợp giữa các ngành trong tỉnh nhằm. Huy động nguồn lực cho đào tạo nghề theo hướng xã hội hoá, phát triển các trung tâm dịch vụ đào tạo và hỗ trợ phát triển nông thôn, cần đào tạo nghề với sản xuất kinh doanh phát triển hệ thống các trung tâm dạy tại các huyện trong tỉnh với lực lượng lao động ngày một tăng cần tạo thêm việc làm mới bằng cách phát triển các làng nghề, các cụm khu công nghiệp để giảm sức ép từ lao động dôi dư trong công nghiệp nhất quán quan điểm “ly nơng bất ly hương” giảm làn sóng di cư của lao động nông thôn ra thành thị. Coi trọng đào tạo nghề theo hình thức truyền nghề tại chỗ với đào tạo tại trường lớp để gắn đào tạo với sử dụng và gắn việc chú trọng, nâng cao tay nghề với trang bị kiến thức lý luận và nâng cao nhận thức cho người lao động.