Mục tiêu cácchương trình KH&CN cấp quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách hỗ trợ phát triển mạng lưới thông tin khoa học và công nghệ phục vụ các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia (Trang 30 - 35)

10. Về mặt cấu trúc luận văn

1.3. Chƣơng trình KH&CN cấp quốc gia gia đoạn 2011-2015

1.3.2. Mục tiêu cácchương trình KH&CN cấp quốc gia

Để nắm bắt và hiểu rõ các nhu cầu thông tin cần đáp ứng trong quá trình triển khai các chương trình KH&CN cấp quốc gia, cần khảo sát chi tiết các mục tiêu đặt ra đối với từng chương trình KH&CN cấp quốc gia cụ thể. Dưới đây, tác giả Luận văn trình bày kết quả khảo sát và hệ thống hóa các nhu cầu thông tin cần đáp ứng để đạt được các mục tiêu của các chương trình cụ thể.

1.3.2.1. Chương trình nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020

- Xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng; phát triển nguồn lực cần thiết để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

- Tạo bước chuyển biến rõ rệt về năng suất và chất lượng của các sản phẩm, hàng hoá chủ lực, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

1.3.2.2. Chương trình „Quy định áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000/2008 vào hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước”.

Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 (dưới đây gọi chung là hệ thống quản lý chất lượng) được tiến hành thông qua việc xây dựng và thực hiện hệ thống quy trình xử lý công việc hợp lý, phù hợp với

quy định của pháp luật nhằm tạo điều kiện để người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước kiểm soát được quá trình giải quyết công việc trong nội bộ của cơ quan, thông qua đó từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý và cung cấp dịch vụ công.

1.3.2.3. Đề án hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại

Mục tiêu tập trung vào các vấn đề chính như góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng. Nâng cao năng lực của các cơ quan tổ chức Việt Nam trong việc thực thi các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Hiệp định TBT của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, đồng thời bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của Việt Nam.

1.3.2.4. Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011-2015

Chuyển giao, ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, bảo quản, chế biến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của một số hàng hóa và nông sản trên thị trường trong nước và ngoài nước, phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở nông thôn, góp phần xóa đói nghèo, tạo việc làm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho cộng đồng dân cư ở nông thôn bằng các giải pháp khoa học và công nghệ.

Liên kết và phối hợp với các Chương trình mục tiêu Quốc gia, các chương trình kinh tế - xã hội khác lựa chọn và triển khai ứng dụng các công nghệ phù hợp để đúc rút kinh nghiệm, tạo căn cứ thực tiễn cho việc phổ cập các giải pháp công nghệ tiến bộ như một biện pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư các nguồn lực của Nhà nước nói riêng và nguồn lực của xã hội nói chung.

Đào tạo, bồi dưỡng cho nông dân và cán bộ cơ sở nâng cao năng lực, nhằm giúp các địa phương chủ động tìm kiếm, lựa chọn và triển khai các dự án ứng dụng công nghệ tiên tiến thích hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tiếp tục nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về tạo, lập, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ;

Góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của Việt Nam, trong đó ưu tiên hỗ trợ các sản phẩm chiến lược, đặc thù, có tiềm năng xuất khẩu.

1.3.2.6. Chương trình phát triển sản phẩm Quốc gia đến năm 2020

Hình thành, phát triển các sản phẩm hàng hóa thương hiệu Việt Nam bằng công nghệ tiên tiến, có khả năng cạnh tranh về tính mới, về chất lượng và giá thành dựa trên việc khai thác các lợi thế so sánh về nhân lực, tài nguyên và điều kiện tự nhiên của đất nước; tăng cường chuyển giao công nghệ, tiếp thu, làm chủ và ứng dụng công nghệ vào các ngành kinh tế - kỹ thuật, công nghiệp then chốt; nâng cao năng lực đổi mới công nghệ của doanh nghiệp và tiềm lực công nghệ quốc gia.

1.3.2.7. Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020

Thúc đẩy nghiên cứu, làm chủ và tạo ra công nghệ cao; ứng dụng hiệu quả công nghệ cao trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội; sản xuất sản phẩm, hình thành doanh nghiệp và phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao; xây dựng hạ tầng kỹ thuật và phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao.

1.3.2.8. Chương trình đổi mới công nghệ Quốc gia đến năm 2020

Số lượng doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ tăng trung bình 10%/năm.

100% doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm, sản phẩm quốc gia làm chủ được công nghệ tiên tiến để sản xuất sản phẩm.

30.000 kỹ sư, kỹ thuật viên và cán bộ quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa được đào tạo về quản lý công nghệ, quản trị công nghệ và cập nhật công nghệ mới.

Hình thành ít nhất một mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững ứng dụng công nghệ tiên tiến tại mỗi vùng sinh thái.

Đưa Việt Nam trở thành nước mạnh trong một số lĩnh vực khoa học và công nghệ vào năm 2020 phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, rút ngắn khoảng cách về trình độ khoa học và công nghệ của nước ta với khu vực và thế giới.

1.3.2.10. Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN và tổ chức KH&CN công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Hỗ trợ hình thành và phát triển 3.000 doanh nghiệp khoa học và công nghệ; thành lập 100 cơ sở và đầu mối ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, trong đó tập trung chủ yếu tại các viện nghiên cứu, trường đại học.

Hỗ trợ 1.000 cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, các nhóm nghiên cứu mạnh được ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ tại các cơ sở và đầu mối ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho 5.000 lượt đối tượng thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ và các đối tượng có liên quan.

Hỗ trợ các tổ chức khoa học và công nghệ công lập chưa chuyển đổi thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hoàn thành việc chuyển đổi trước ngày 31 tháng 12 năm 2013.

1.3.2.11. Chương trình phát triển thị trường KH&CN đến năm 2020

Tăng giá trị giao dịch mua bán các sản phẩm và dịch vụ khoa học và công nghệ trên thị trường hằng năm bình quân không dưới 15%, không dưới 20% đối với một số công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển.

Tỷ trọng giao dịch mua bán tài sản trí tuệ (giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật) trong tổng giá trị giao dịch mua bán các sản phẩm và dịch vụ trên thị trường khoa học và công nghệ đạt không dưới 10% vào năm 2015 và không dưới 20% vào năm 2020.

Đến năm 2020: Thiết lập mạng lưới sàn giao dịch công nghệ kèm theo: hệ thống tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ hỗ trợ, trọng tâm là thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

1.3.2.12. Đề án tăng cường năng lực nghiên cứu, triển khai và hỗ trợ kỹ thuật phục vụ phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử và đảm bảo an toàn, an ninh

a) Xây dựng chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

- Nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ của quốc gia trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, đặc biệt là xây dựng đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ có trình độ với nhiều chuyên gia đẳng cấp quốc tế.

- Hỗ trợ tiếp thu, làm chủ, chuyển giao và phát triển công nghệ trong lĩnh vực ứng dụng bức xạ, đồng vị phóng xạ, điện hạt nhân, an toàn bức xạ và môi trường, an toàn hạt nhân và bệnh nhiễm xạ theo lộ trình đặt ra của các quy hoạch chi tiết phát triển ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong các ngành kinh tế - xã hội và Định hướng quy hoạch phát triển điện hạt nhân đến năm 2030.

- Tạo ra nhiều công nghệ, sản phẩm và các hoạt động dịch vụ kỹ thuật trong lĩnh vực ứng dụng năng lượng nguyên tử có khả năng thương mại hóa và hỗ trợ thúc đẩy hình thành ngành công nghiệp công nghệ hạt nhân.

b) Phát triển Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

Xây dựng và phát triển Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực đảm nhiệm chức năng:

- Cơ quan nghiên cứu - triển khai công nghệ kỹ thuật cao trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử phục vụ thúc đẩy ứng dụng bức xạ, phát triển điện hạt nhân và đào tạo cán bộ.

- Cơ quan hỗ trợ kỹ thuật quốc gia độc lập về kiểm tra chất lượng và bảo đảm chất lượng, bảo đảm an toàn, an ninh và bảo vệ môi trường cho phát triển điện hạt nhân.

c) Xây dựng hệ thống cấp cứu và điều trị bệnh nhiễm xạ

Xây dựng hệ thống cơ sở chữa bệnh nhiễm xạ sẵn sàng đáp ứng cứu chữa tại chỗ nạn nhân bị tổn thương do bức xạ và tổ chức điều trị cơ bản theo phân tuyến từ tại chỗ đến tuyến khu vực và tuyến Trung ương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách hỗ trợ phát triển mạng lưới thông tin khoa học và công nghệ phục vụ các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)