Chính sách hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin KH&CN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách hỗ trợ phát triển mạng lưới thông tin khoa học và công nghệ phục vụ các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia (Trang 69 - 71)

10. Về mặt cấu trúc luận văn

3.2. Chính sách hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin KH&CN

3.2.1. Phát triển mạng tiến tiến VISTA và VinaREN tại Cục thông tin KH&CN quốc gia

Mạng thông tin tiên tiến, cùng với Cơ sở dữ liệu quốc gia về KH&CN là các bộ phận cấu thành, nòng cốt của hệ thống thông tin KH&CN quốc gia, như đã được khẳng định trong Luật KH&CN năm 2013. Cục Thông tin KH&CN quốc gia đang vận hành mạng thông tin KH&CN quốc gia hiện đại- Mạng thông tin nghiên cứu và đào tạo Việt Nam VinaREN ( như đã trình bày trong chương 2). Việc liên kết mạng giữa các cơ quan thông tin KH&CN trên cơ sở công nghệ thông tin hiện đại nhằm chia sẻ nguồn tin trong nước và quốc tế cũng là một xu thế tất yếu. Liên kết mạng trong hệ thống KH&CN và với các mạng khác hiện có trong nước và trên thế giới chính là tiền đề và phương thức hoạt động của công tác thông tin KH&CN. Các mạng thông tin

KH&CN hiện có cần kết nối với nhau tạo thành mạng liên kết của nhiều mạng, tạo nên hạ tầng cơ sở thông tin KH&CN đủ mạnh có thể đáp ứng hiệu quả các nhu cầu thông tin KH&CN trên quy mô toàn quốc, tiến tới liên kết mạng với quốc tế. Trong thời gian tới, Mạng VISTA và VinaREN cần được phát triển và khai thác mạnh mẽ theo hướng:

- Đẩy mạnh hoạt động ứng dụng tại các đơn vị thành viên trên cơ sở triển khai các chương trình hợp tác về nghiên cứu-đào tạo có sử dụng các ứng dụng và dịch vụ mạng tiên tiến, hiệu năng cao như: đào tạo từ xa, hội nghị trực tuyến, truyền hình chất lượng cao, điện toán lưới, multicasts, y học từ xa, nông nghiệp điện tử, văn hóa điện tử (e-culture), khoa học điện tử (e- science),…

- Chia sẻ thông tin và truy cập các nguồn tin trực tuyến, các thư viện điện tử trong nước và trên thế giới.

- Nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm các dịch vụ và ứng dụng mạng tiên tiến quy mô quốc gia và quốc tế.

- Duy trì đường truyền và nâng cấp về công nghệ và băng thông theo cầu trong nước và hội nhập quốc tế.

- Tăng cường và mở rộng hợp tác khu vực và quốc tế đa phương trong khuôn khổ TEIN4, APAN và GLORIAD và hợp tác song phương với các mạng nghiên cứu và đào tạo quốc gia khác.

- Từng bước mở rộng phạm vi kết nối và phục vụ để hỗ trợ thiết thực cho tất cả các phòng thí nghiệm trọng điểm, các viện nghiên cứu, các trường đại học nghiên cứu, các trung tâm xuất sắc, các bệnh viện chủ chốt, các doanh nghiệp KH&CN quan trọng của đất nước để VinaREN thực sự trở thành siêu hạ tầng thông tin của nghiên cứu và đào tạo Việt Nam, phòng thí nghiệm của các phòng thí nghiệm, sợi dây liên kết hữu cơ giữa nghiên cứu, đào tạo và sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực công nghệ cao của đất nước.

3.2.2. Số hoá các nguồn thông tin KH&CN

Các cơ sở dữ liệu KH&CN là nền tảng của các dịch vụ thông tin chủ yếu trên các mạng thông tin và trong xã hội thông tin. Việc xây dựng các CSDL

là một cách tốt nhất để tập trung các guồn tin rời rạc thành một nguồn lực thông tin được tin học hoá để khai thác và đáp ứng các nhu cầu thông tin của xã hội. Các CSDL về KH&CN cần được quan tâm xây dựng và phát triển để đáp ứng nhu cầu phát triển trước mắt và lâu dài. Tài nguyên thông tin được đo bởi quy mô, cơ cấu nội dung, chất lượng và khả năng trao đổi của các CSDL. Trước mắt, cần đẩy mạnh xây dựng và phát triển các CSDL về KH&CN. Đưa một số CSDL chủ chốt về KH&CN vào phục vụ trên mạng Internet. Trên cơ sở các thiết bị và công nghệ hiện đại đã được trang bị, Cục Thông tin KH&CN quốc gia có thể tổ chức dây chuyền số hóa nguồn tin KH&CN một cách đồng bộ và hiệu quả. Việc áp dụng dây chuyền số hoá hiện đại sẽ giúp cơ quan thông tin KH&CN nâng cao chất lượng tài liệu số và rút ngắn thời gian số hoá. Số hóa tài liệu theo giải pháp tập trung: với khả năng nổi trội về mọi mặt, dây chuyền số hoá hiện đại đang được xem là giải pháp tối ưu đối với các cơ quan thông tin. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, việc đầu tư dây chuyền thiết bị này đang nằm ngoài khả năng của cơ quan thông tin KH&CN. Do vậy, để đảm bảo thống nhất về chuẩn dữ liệu trong hoạt động số hóa, giải pháp số hoá tập trung sẽ vừa đảm bảo sự thống nhất về dữ liệu, vừa tiết kiệm được thời gian, đồng thời vẫn giữ được tính nguyên vẹn của tài liệu gốc. Giải pháp này hiện đang được áp dụng trong quá trình thực xây dựng và phát triển Hệ thống thông tin NC&PT. Đế thực hiện tốt công tác số hóa các nguồn tin KH&CN, cần phải mở rộng các chính sách về tài chính hỗ trợ cho việc củng cố dây chuyền số hóa hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách hỗ trợ phát triển mạng lưới thông tin khoa học và công nghệ phục vụ các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)