Các tiêu chí đánh giá hiệu quả cácchương trình KH&CN cấp quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách hỗ trợ phát triển mạng lưới thông tin khoa học và công nghệ phục vụ các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia (Trang 35 - 68)

10. Về mặt cấu trúc luận văn

1.3. Chƣơng trình KH&CN cấp quốc gia gia đoạn 2011-2015

1.3.3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả cácchương trình KH&CN cấp quốc

quốc gia

Việc nắm bắt các nhu cầu thông tin cần đáp ứng trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình KH&CN cấp quốc gia còn có thể dựa trên việc phân tích, nắm bắt từ các tiêu chí đánh giá hiệu quả của các chương trình.

Đánh giá hiệu quả các chương trình KH&CN cấp quốc gia để tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các chương trình. Hiệu quả của các chương trình KH&CN được đánh giá, theo các tiêu chí sau:

Thứ nhất, đó là hiệu quả về kinh tế, năng lực các chương trình KH&CN quốc gia có triển vọng làm biến đổi cơ cấu một ngành kinh tế đang tồn tại hoặc triển vọng phát triển một ngành kinh tế mới. Có khả năng tính toán được giá trị thu được bằng tiền do kỹ thuật mới đưa lại. Phần tăng doanh số do sử dụng công nghệ mới, sản phẩm mới. Phần tăng lợi nhuận do công nghệ mới, sản phẩm mới đưa lại.

Thứ hai, hiệu quả xã hội, các chương trình KH&CN quốc gia có tác động nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo, khắc phục bất bình đẳng xã hội, tác động đến sức khỏe cộng đồng và đến môi trường.

Thứ ba, hiệu quả khoa học và công nghệ, thể hiện qua mức độ đóng góp của công trình nghiên cứu vào quá trình giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ đặt ra trong từng thời kỳ phát triển khoa học và công nghệ cụ thể, thúc đẩy sự phát triển khoa học và công nghệ (cơ sở lý luận, trình độ khoa học và năng lực công nghệ quốc gia v.v…). Hiệu quả khoa học công nghệ có thể đánh giá qua so sánh tổng chi phí đầu tư cho công trình nghiên cứu (nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực) với mức độ đóng góp và phạm vi tác động vào quá trình giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ nói chung và từng lĩnh vực khoa học và công nghệ nói riêng. Bên cạnh đó, hiệu quả KH&CN còn được đánh giá thông qua những khái niệm, phạm trù mới hay các phát minh, sáng chế.

Thứ tư, hiệu quả thông tin, thể hiện qua quá trình và kết quả thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu, xử lý, phân tích, đánh giá và sử dụng các nguồn

thông tin đa dạng và tin cậy phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu và phổ biến thông tin khoa học kết quả các chương trình KH&CN. Các kết quả nghiên cứu được xử lý, thông tin rộng rãi trong cộng đồng khoa học và xã hội. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả các chương trình KH&CN quốc giá được thể hiện: đưa lại thông tin mới cho ngành khoa học và công nghệ nói chung. Đồng thời, đưa lại thông tin mới cho các ngành khoa học khác.

* Kết luận Chƣơng 1

Thông tin KH&CN đã trở thành vấn đề thời đại,có vai trò quan trọng trong việc xây dựng,phê duyệt, triển khai thực hiện và ứng dụngkết quả các Chương trình KH&CN cấp quốc gia. Song bản thân thông tin KH&CN không thể tạo ra giá trị. Giá trị thông tin KH&CN được hình thành từ kết quả sử dụng thông tin KH&CN trong quá trình lao động sáng tạo của các nhà khoa học thực hiện các nhiệm vụ KH&CN. Giá trị của thông tin không chỉ được hiểu một chiều: Hoặc dương tính ( tích cực ), hoặc âm tính ( tiêu cực ). Trách nhiệm của cơ quan thông tin KH&CN là phải làm tăng phần các giá trị tích cực để thông tin KH&CN giúp cho con người giải quyết có hiệu quả các vấn đề của cuộc sống, hạn chế và tiến tới thủ tiêu các giá trị tiêu cực. Có như vậy, thông tin KH&CN mới thực sự là nguồn lực của sự phát triển và hoạt động thông tin thực sự mới là hoạt động có ích cho xã hội.

Việc làm rõ các khái niệm có liên quan, xác định vai trò của thông tin KH&CN cũng như khảo sát, nắm bắt các nhu cầu thông tin cần đáp ứng dựa trên việc hệ thống hóa các mục tiêu và tiêu chí đánh giá hiệu quả các chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn 2011-2015 trong Chương này là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng giúp tác giả Luận văn giải quyết các nội dung cơ bản của Luận văn trong các chương tiếp theo liên quan đến khảo sát, đánh giá hiện trạng mạng lưới thông tin KH&CN phục vụ các chương trình KH&CN cấp quốc gia tại Cục Thông tin KH&CN quốc gia và đề xuất chính sách hỗ trợ phát triển mạng lưới đó trong thời gian tới.

CHƢƠNG 2

HIỆN TRẠNG MẠNG LƢỚI THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ CÁC CHƢƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG

NGHỆ CẤP QUỐC GIA TẠI CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

2.1. Hiện trạng các chính sách thông tin KH&CN

Trong những năm qua, công tác quản lý hoạt động thông tin KH&CN được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Hành lang pháp lý liên quan đến lĩnh vực thông tin KH&CN được củng cố mạnh mẽ thể hiện bằng việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này.

Sau đây là một số văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động thông tin KH&CN:

Ngày 4/5/1972, Thủ tưởng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 89/CP “Về việc tăng cường công tác thông tin KH&CN”. Cùng năm đó, Chính phủ cũng đã ra Quyết định “Thành lập Viện Thông tin Khoa học và Kỹ thuật Trung ương” ( nay là Cục thông tin KH&CN quốc gia ). Đây là văn bản pháp qui đầu tiên dành cho lĩnh vực thông tin KH&CN. Nghị quyết 89/CP đã đặt nền móng về mặt pháp lý cho hoạt động thông tin KH&CN. Nghị quyết này đã mở đầu cho sự hình thành và phát triển hệ thống thông tin KH&CN rộng khắp trong cả nước.

Quyết định 133/QĐ ngày 2/4/1985 của Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước (nay là Bộ Khoa học & Công nghệ) ban hành kèm theo “Quy định thống nhất về tổ chức và hoạt động thông tin khoa học kỹ thuật”. Trên cơ sở văn bản này, hoạt động của toàn bộ Hệ thống Thông tin KH&CN Quốc gia đã được tăng cường toàn diện cả về tổ chức, liên kết cũng như phát triển các sản phẩm, dịch vụ. Mặc dù là văn bản pháp quy do cơ quan cấp Bộ ban hành, song Quy định trên đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển khuôn khổ pháp lý của hoạt động thông tin KH&CN tại Việt Nam.

Chỉ thị 95/CT ngày 4/4/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về “Công tác thông tin KH&CN”. Đây là một văn bản pháp qui quan trọng được ban hành sau 19 năm kể từ ngày ban hành Nghị quyết 89/CP. Trong Chỉ thị này đã chỉ rõ những điểm yếu của Hệ thống thông tin KH&CN đã hình thành và phát triển trong giai đoạn trước đây và những đòi hỏi bức xúc của sự nghiệp đổi mới. Văn bản này nhấn mạnh một số nội dung, nhiệm vụ trọng tâm cho các cơ quan thông tin trong giai đoạn mới phục vụ CNH-HĐH như quy hoạch Hệ thống, gắn thông tin KH&CN với thông tin kinh tế; chú trọng kế hoạch đào tạo cán bộ, tăng cường cơ sở vật chất – kỹ thuật, trang bị các thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin ở một số cơ quan thông tin quan trọng và nhất là việc đảm bảo kinh phí cho hoạt động thông tin KH&CN.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ II BCH Trung ương Đảng Khóa VIII (số 02- NQ/HNTW ngày 24/12/1996) về “Định hướng chiến lược phát triển KH&CN trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000” là một tài liệu chỉ đạo cực kỳ quan trọng của Đảng ta đối với việc định hướng chiến lược phát triển KH&CN trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước. Nghị quyết đã khẳng định việc đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ cập kiến thức KH&CN là một trong tám giải pháp chủ yếu để thực hiện chiến lược nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của nước ta và xu thế phát triển chung của thế giới.

Luật KH&CN của Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã được Quốc hội thông qua ngày 9/6 năm 2000 và được Chủ tịch nước ký ban hành ngày 22/6/2000, có hiệu lực từ ngày 1/1/2001. Luật KH&CN đã mở ra một giai đoạn mới về chất với khung khổ pháp lý của hoạt động thông tin KH&CN. Với Đạo luật này, lần đầu tiên hoạt động thông tin KH&CN ở nước ta được điều chỉnh bằng luật pháp – văn bản cao nhất của Nhà nước. Trong tổng số 59 điều của Luật KH&CN, ngoài những điều chung quy định cho hoạt động KH&CN nói chung, Luật KH&CN đã có 2 điều riêng về thông tin KH&CN: Khoản 1, Điều 25 về Đăng ký, hiến tặng, lưu giữ kết quả nghiên cứu khoa học

và phát triển công nghệ “Kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước phải được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền và phải được lưu giữ tại cơ quan lưu trữ nhà nước”; Điều 45 về Thông tin KH&CN "Chính phủ đầu tư xây dựng hệ thống thông tin khoa học và công nghệ quốc gia hiện đại, bảo đảm thông tin đầy đủ và kịp thời về các thành tựu quan trọng trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ trong nước và trên thế giới; ban hành quy chế quản lý thông tin khoa học và công nghệ". Ngoài ra, theo các điều khoản chung của Luật, hoạt động thông tin KH&CN còn được hưởng ưu tiên trong chính sách thuế của Nhà nước, đầu tư cho thông tin là đầu tư cho phát triển và thông tin KH&CN là một trong 11 nội dung cơ bản của quản lý Nhà nước về KH&CN. Như vậy, hoạt động thông tin KH&CN đã được coi như là một bộ phận cấu thành của toàn bộ nền KH&CN nước ta.

Thông tư liên tịch số 15/2003/TTLT-BKH&CN-BNV ngày 15/7/2003, trong đó quy định tại các Sở KH&CN các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Trung tâm Tin học và Thông tin KH&CN.

Nghị định số 159/2004/NĐ-CP đã cụ thể hóa vai trò của Nhà nước trong việc “Xây dựng và phát triển Hệ thống thông tin KH&CN quốc gia” hiện đại. Điều này được thể hiện qua chính sách và các biện pháp; khẳng định vai trò của Nhà nước trong việc xây dựng và phát triển hệ thống thông tin KH&CN quốc gia hiện đại bằng chính sách và các biện pháp đảm bảo (cơ chế quản lý; tài chính, nhân lực, nguồn tin và cơ sở vật chất kỹ thuật); Tăng cường quản lý Nhà nước đối với các nguồn tin KH&CN, đặc biệt là nguồn tin KH&CN trong nước (kết quả thực hiện các chương trình, đề tài, đề án, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, các nhiệm vụ điều tra cơ bản có sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước); Đổi mới cơ chế quản lý nhà nước đối với hoạt động thông tin KH&CN, nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân hoạt động thông tin KH&CN; Đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thông tin KH&CN, cung cấp dịch vụ thông tin KH&CN; Bảo đảm cho các tổ chức, cá nhân dễ dàng tiếp cận thông tin KH&CN được tạo ra bằng ngân sách nhà

nước; Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho phát triển hoạt động thông tin KH&CN, khuyến khích phát triển dịch vụ thông tin KH&CN có thu, tạo lập thị trường thông tin KH&CN, đáp ứng nhu cầu tin của các tổ chức, cá nhân trong xã hội.

Nghị định 115/2005/NĐ-Cp (ngày 5/9/2005) và Nghị định 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 bổ sung Nghị định 115 là những văn bản quan trọng đánh dấu giai đoạn mới về chuyển đổi cơ chế hoạt động đối với các tổ chức KH&CN công lập, trong đó có các cơ quan thông tin KH&CN. Nghị định 115 có thể coi là khâu “đột phá” về cơ chế tự chủ đối với các tổ chức KH&CN nói chung và các tổ chức thông tin KH&CN nói riêng, tạo điều kiện và thúc đẩy để các tổ chức này chuyển theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, năng động, chất lượng, hiệu quả.

Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định:

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Bộ Khoa học và Công nghệ,

thay thế Nghị định 54/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ KH&CN và Nghị định 28/2004/NĐ-CP ngày 16/01/2004 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2003/NĐ-CP. Nghị định này quy định nhiệm vụ quản lý hoạt động thông tin, thống kê KH&CN của Bộ KH&CN như sau: "Quy định và hướng dẫn hoạt động thông tin, truyền thông, thư viện, thống kê khoa học và công nghệ và phát triển thị trường khoa học và công nghệ; chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động của mạng lưới các tổ chức dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ; xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho thông tin và thống kê khoa học và công nghệ, tổ chức các chợ công nghệ và thiết bị, các trung tâm giao dịch công nghệ, triển lãm khoa học và công nghệ, xây dựng cơ sở dữ liệu về nhân lực và thành tựu khoa học và công nghệ, đầu tư phát triển các mạng thông tin khoa học và công nghệ tiên tiến kết nối với khu vực và quốc tế" (mục 8 Điều 8).

Quyết định 03/2007/QĐ-BKHCN về ban hành Quy chế đăng ký, lưu giữ và sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN. Để triển khai thực hiện Điều

25 Luật KH&CN và các Điều 15, 16 của Nghị định 159 về Hoạt động thông tin KH&CN, ngày 16/3/2007, Bộ trưởng Bộ KH&CN đã ký Quyết định số 03/2007/QĐ-BKHCN về việc ban hành Quy chế đăng ký, lưu giữ và sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN. Hoạt động quản lý, khai thác và phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đã được thể chế hóa theo hướng tăng cường vai trò quản lý Nhà nước, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân hoạt động KH&CN cũng như đẩy mạnh xã hội hóa công tác KH&CN.

Thực hiện chủ trương về cải cách thủ tục hành chính, ngày 20/4/2011 Bộ trưởng Bộ KH&CN ban hành Thông tư số 04/2011/TT-BKHCN về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đăng ký, lưu giữ và sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN. Văn bản này, ngoài việc sửa đổi theo hướng đơn giản hóa thủ tục đăng ký kết quả nghiên cứu theo Nghị quyết số 67/NQ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ, còn xác định rõ “các Sở Khoa học và Công nghệ của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đăng ký kết quả các đề tài, dự án nghiên cứu các cấp thực hiện trong phạm vi địa phương”. Quyết định này có vai trò quan trọng trong việc tăng cường nguồn thông tin nội sinh cho các cơ quan thông tin KH&CN.

Quyết định số 2880/QĐ-BKHCN ngày 17/12/2009 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc Thành lập Cục Thông tin KH&CN Quốc gia trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia và Quyết định số 116/QĐ- BKHCN ngày 28/01/2010 Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động Cục Thông tin KH&CN Quốc gia. Trong văn bản này, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia được giao 14 nhiệm vụ chính, trong đó có 4 nhiệm vụ liên quan đến quản lý nhà nước (QLNN) về thông tin, thư viện, thống kê KH&CN, phát triển chợ công nghệ và thiết bị và các mạng thông tin tiên tiến. Ngoài ra có một số nhiệm vụ mới bổ sung như tổ chức và thực hiện công tác thống kê KH&CN, vận hành và phát triển Mạng VinaREN, v.v…Việc thành lập Cục Thông tin KH&CN Quốc gia đánh dấu một bước mới trong việc tăng cường công tác QLNN về hoạt động thông tin KH&CN.

Luật KH&CN năm 2000 đã khẳng định Chính phủ phải đầu tư, phát triển Hệ thông thông tin KH&CN quốc gia hiện đại, đáp ứng đầy đủ, chính xác, kịp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách hỗ trợ phát triển mạng lưới thông tin khoa học và công nghệ phục vụ các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia (Trang 35 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)