Xây dựng quy chế tuyển dụng đầu vào công bằng, chặt chẽ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách hỗ trợ phát triển mạng lưới thông tin khoa học và công nghệ phục vụ các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia (Trang 78 - 85)

10. Về mặt cấu trúc luận văn

3.3. Chính sách phát triển nguồn nhân lực thông tin

3.3.3. Xây dựng quy chế tuyển dụng đầu vào công bằng, chặt chẽ

Hai tiêu chí quan trọng trong công tác tuyển dụng nhân lực nói chung hiện nay là:

- Ngành nghề được đào tạo của nhân lực phù hợp với lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức.

- Chất lượng đào tạo nhân lực được đảm bảo.

Tuy nhiên, hai tiêu chí nói trên chỉ là tiêu chí chung. Đề xuất giải pháp tuyển dụng đầu vào của nhân lực các cơ quan thông tin KH&CN như sau:

Xác định nhu cầu tuyển dụng nhân lực bằng cách lập Bảng nhu cầu nhân lực. Trong đó liệt kê các vị trí, công việc cần tuyển dụng nhân lực và yêu cầu tương ứng về số lượng, trình độ, kỹ năng, phẩm chất...của nhân lực.

Công khai nhu cầu tuyển dụng nhân lực.

Xây dựng, thiết kế bài thi, bài tập hoặc các hình thức kiểm tra khác đối với mỗi vị trí hoặc nhóm nhân lực định tuyển dụng.

Công khai kết quả tuyển dụng.

Giai đoạn từ nay đến năm 2020, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia cần tập trung đầu tư vào nguồn nhân lực có trình độ cao về xử lý, phân tích và tổng hợp thông tin. Đây là loại nhân lực mà hệ thống thông tin KH&CN hiện rất cần. Trong khi đó, hoạt động xử lý, phân tích và tổng hợp thông tin là hoạt động tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin có giá trị cao, phục vụ hiệu quả các chương trình KH&CN quốc gia.

PHẦN KẾT LUẬN

Thông tin nói chung và thông tin KH&CN nói riêng đang ngày càng tỏ rõ là một trong những nguồn lực và nhân tố rất hùng mạnh của lực lượng sản xuất và có vị trí cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Việc nhận thức về tầm quan trọng của thông tin và đặc biệt là thông tin KH&CN phục vụ các chương trình KH&CN quốc gia được coi là nội dung quan trọng để phát triển một nền kinh tế mới, nền kinh tế tri thức, mở ra kỷ nguyên công nghệ cho con người.

Với mục tiêu nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thúc đẩy hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ, phát triển kinh tế xã hội của đất nước, thì vai trò của thông tin KH&CN ngày càng được khẳng định, thật sự là cầu nối cho việc phát triển này. Tuy nhiên, ở Việt Nam, vẫn còn giữ đặt thù, đó là tính thụ động trong quá trình tìm kiếm thông tin. Vậy làm sao để thông tin được phổ biến rộng rãi, được ứng dụng trong cuộc sống. Đó là công việc của các nhà làm công tác thông tin, phát triển mạng lưới thông tin. Điểm cót lõi là làm sao đê có thể phục vụ thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời. Đặc biệt thông tin phục vụ cho các nhà nghiên cứu khoa học, các chủ nhiệm đề tài, dự án; để tránh sự trung lặp trong nghiên cứu, đinh hướng những đổi mới, đưa ra những dự báo mới có tính chất thời đại cho khoa học và công nghệ. Việc phục vụ có hiệu quả thông tin KH&CN cho các chương trình KH&CN còn mang lại giá trị trong việc thúc đẩy hợp tác nghiên cứu cùng phát triển giữa cơ quan thông tin và người dùng tin.

Trên thực tế, nhà nước đã có sự quan tâm đáng kể đến sự phát triển của công tác thông tin. Đối với Cục thông tin KH&CN trong những năm gần đây, nhiệm vụ cung cấp thông tin KH&CN phục vụ các chương trình KH&CN quốc gia, được coi là nhiệm vụ hàng đầu, thực hiện hàng năm của Cục. Phần lớn, trong quá trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu, các chủ nhiệm đề tài, dự án có đặc điểm là có rất ít thời gian và không có đủ điều kiện để có thể tập hợp đầy đủ tài liệu liên quan đến vấn đề mà mình nghiên cứu. Vậy để tổng hợp các tài liệu nghiên cứu, nắm bắt được xu hướng nghiên cứu thời đại, cần

có mạng lưới thông tin, trong đó bao hàm tất cả các vấn đề về KH&CN, lựa chọn các thông tin để cung cấp sao cho hiệu quả, đầy đủ, chính xác. Việc làm này tiết kiệm thời gian thu thập tài liệu cho nhà nghiên cứu; tài liệu tìm kiếm được tổng hợp, phân tích, lựa chọn và cung cấp đến người dùng tin.

Trong luận văn này, thông qua việc tổng hợp hiện trạng mạng lưới thông tin KH&CN của Cục KH&CN quốc gia và đánh giá thực trạng mạng lưới thông tin KH&CN phục vụ các chương trình KH&CN cấp quốc gia, đã phần nào phác họa thực trạng nêu trên của công tác cung cấp và khai thác thông tin KH&CN phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học. Dựa trên việc nghiên cứu các khái niệm khoa học về các vấn đề của công tác thông tin KH&CN và hiện trạng việc cung cấp thông tin KH&CN, đề xuất chính sách hỗ trợ phát triển công tác thông tin KH&CN phục vụ có hiệu quả cho các chương trình KH&CN cấp quốc gia. Điểm nổi bật trong đề xuất này là phải xây dựng chính sách phát triển nguồn tài nguyên thông tin KH&CN phong phú, đa dạng. Trong đó nổi bật lên là việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về KH&CN mang tầm cỡ quốc tế. Để đảm bảo cho thông tin được phục vụ một cách thông suốt, cần có chính sách hiện đại hóa cơ sở hạ tầng mạng lưới thông tin KH&CN. Đảm bảo thông tin phục vụ cho các chương trình KH&CN quốc gia 24/24 giờ và 24 giờ/7 ngày.Để làm được điều này một loạt các giải pháp từ vĩ mô đến vi mô cần được tiến hành, điểm mới nổi bật trong những giải pháp này là cần có biên chế chính thức cho các địa điểm đầu mối thông tin, những biên chế này chuyên trách hoạt động trong lĩnh vực thông tin, được hưởng lương từ ngân sách, và được đào tạo có chuyên môn, kiến thức về công tác này. Từ đó có nhân lực thúc đẩy hoạt động cập nhật, trao đổi, chia sẻ nhằm đáp ứng được nhu cầu tin tới tay các chủ nhiệm đề tài, dự án của Chương trình.

Mạng lưới này sẽ được phát triển theo một cơ chế chính sách mới, đảm bảo được sự trao đổi thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời; tránh sự trùng lặp trong quá trình nghiên cứu, tiết kiệm được kinh phí cho nhà nước và hoạt động khai thác, phục vụ thông tin KH&CN hiệu quả hơn.

KHUYẾN NGHỊ

Từ các giải pháp chính sách trên, một số khuyến nghị được đưa ra như sau: Có những quy định pháp lý phù hợp về công tác thông tin phù hợp trong giai đoạn mới, có định hướng cụ thể về việc quy định quản lý, khai thác các nguồn tin KH&CN phục vụ các chương trình KH&CN quốc gia mà đặc biệt là các nguồn tin được coi là quý hiếm như đề tài, báo cáo kết quả nghiên cứu... cần phải coi đó là sở hữu của xã hội, vì bản chất của các hoạt động nghiên cứu này là từ nguồn ngân sách của nhà nước.

Thông tin về đề tài và báo cáo KQNC có vai trò rất quan trọng. Thông tin về đề tài, dự án NC&PT góp phần loại bỏ hiện tượng trùng lặp đề tài, cung cấp thông tin toàn diện về tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài, cung cấp nguồn thông tin cập nhật về báo cáo KQNC, góp phần tăng cường tính công khai, minh bạch trong việc thực hiện các đề tài. Thông tin về kết quả nhiệm vụ KH&CN góp phần: cung cấp thông tin về các phát hiện, sáng tạo mới là cơ sở để tạo ra các sản phẩm mới cho xã hội; đảm bảo tính kế thừa, giảm thiểu lãng phí trong NC&PT; nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về KH&CN. Cục thông tin KH&CN sớm hoàn thiện và phát triển cơ sở dữ liệu hệ thống Thông tin phục vụ cho NC&PT. Nhằm đảm bảo khai thác hiệu quả nhất về thông tin KH&CN phục vụ cho các chương trình KH&CN quốc gia, đảm bảo công tác hoạt động KH&CN của nước nhà được phát triển.

Duy trì và phát triển những nguồn tin KH&CN cốt lõi thông qua mua, mua quyền truy cập nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin KH&CN, đặc biệt là trong những lĩnh vực trọng điểm và ưu tiên gồm: Công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ chế tạo máy-tự động hóa, công nghệ môi trường; những nghiên cứu ứng dụng KH&CN trong các lĩnh vực KH&CN nông nghiệp, y-dược, năng lượng, giao thông vận tải, xây dựng, biể, quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, KH&CN vũ trụ.

Cục thông tin KH&CN cần sớm có định hướng đúng về công tác đào tạo, bồi dưỡng, phân cấp và định mức đối với cán bộ cho lĩnh vực thông tin

KH&CN phục vụ các chương trình KH&CN cấp quốc gia, nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển trong giai đoạn tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Khoa học và công nghệ (2013), Quyết định số 1916/QĐ-BKHCN ngày 6/6/2013 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc ban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia

2. Bộ Khoa học và công nghệ (2013), Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2013, tr 88; tr 70

3. Bộ Khoa học và Công nghệ (2014), Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2014

4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2004), Nghị định số 159/2004/NĐ-CP ngày 31/08/2004 của Chính phủ về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ

5. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2014), Nghị định số 11/2014/NĐ – CP ngày 18/12/2014 của Chính phủ về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ

6. Vũ Cao Đàm ( 1998 ): Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Hà Nội, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật.

7. Vũ Cao Đàm ( 2007 ): Lý thuyết hệ thống. Hà Nội, Trường ĐH KHXH&NV.

8. Vũ Cao Đàm ( 2011 ): Kỹ năng phân tích và hoạch định chính sách. Hà Nội, Nxb. Thế giới, Công ty Từ Văn, 212tr.

9. Lê Xuân Định (2015), Quan điểm và định hướng về cơ chế chính sách và hạ tầng kỹ thuật để xây dựng và phát triển CSDL KH&CN quốc tế, Tạp chí Thông tin và Tư liệu, số 2/2015, tr 3 – 10.

10. Nguyễn Đăng Hải, Bàn về các khái niệm trong nghiên cứu khoa học và

phát triển công nghệ, Tạp chí Khoa học và công nghệ Việt Nam, số 4/2011, tr 41 – 44

11. Nguyễn Hữu Hùng: Phát triển thông tin khoa học & công nghệ để trở thành nguồn lực. Tạp chí Thông tin và tư liệu, số 1/2005.

12. Tạ Bá Hưng ( 1996 ): Chương trình và kế hoạch phát triển thông tin KH&CN của nước ta giai đoạn đến năm 2020. Hà Nội.

13. Tạ Bá Hưng, Cao Minh Kiểm, Nguyễn Tiến Đức: Hoạt động thông tin khoa học và công nghệ ở Việt Nam: Hiện trạng và định hướng phát triển. TC Thông tin Tư liệu, số 4, 2005.

14. Tạ Bá Hưng, Phan Huy Quế, Võ Thu Hà (2011), Công tác thông tin, thống kê KH&CN Việt Nam: Hiện trạng, định hướng chiến lược đến năm 2020 và trọng tâm công tác giai đoạn 2011-2015. Kỷ yếu Hội thảo khoa học ngành Thông tin, thống kê khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015, Lần thứ VI, Hà Nội ngày 24- 25/11/2011, tr. 2-14.

15. Nguyễn Lê Hằng (2011), Nâng cao năng lực đảm bảo thông tin phục vụ xây dựng chính sách khoa học và công nghệ (nghiên cứu trường hợp Cục Thông tin KH&CN Quốc gia), Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành Chính sách Khoa học và công nghệ

16. Phùng Minh Lai (2002), Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng hệ thống đảm bảo thông tin khoa học và công nghệ cho các cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước (đề tài cấp bộ), Hà Nội.

17. Trần Thu Lan, Đào Mạnh Thắng (2011), Liên hợp thư viện Việt Nam về nguồn tin điện tử. Kỷ yếu Hội thảo khoa học ngành Thông tin, thống kê khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015, Lần thứ VI, Hà Nội ngày 24-25/11/2011, tr.111-120.

18. Phan Huy Quế (2011), Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển công tác thông tin – thư viện và thống kê KH&CN Việt Nam đến năm 2020 (Đề tài cấp bộ)

19. Phan Huy Quế (2011): Hoạt động tiêu chuẩn trong lĩnh vực thông tin và tư liệu – 5 năm nhìn lại. Kỷ yếu Hội thảo khoa học ngành Thông tin, thống kê khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015, Lần thứ VI, Hà Nội ngày 24-25/11/2011, tr. 79-87. 20. Phạm Huy Tiến (2006), Tổ chức Khoa học và Công nghệ

21. Trần Thị Thu (2011), Phát triển nguồn tin phục vụ nghiên cứu và đào tạo ở Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo khoa học ngành Thông tin, thống kê

khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015, Lần thứ VI, Hà Nội ngày 24-25/11/2011, tr. 106-110.

22. Đoàn Phan Tân ( 2001 ): Cơ sở thông tin học. NXB, Hà Nội.

23. Trần Thị Hải Yến, Vũ Anh Tuấn (2015), Sản phẩm dich vụ thông tin KH&CN phục vụ Chương trình Quốc gia phát triển CNC đến năm 2020 tại Cục Thông tin KH&CN quốc gia, tạp chí Thông tin &Tư liệu , số 2/2015, tr.18 – 26.

24. Trần Thị Hải Yến, Liên hợp thư viện Việt nam về nguồn tin điện tử: Cần làm gì để tiếp tục phát triển. Tạp chí Thông tin và tư liệu, số 3/2013, tr 29 – 35.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách hỗ trợ phát triển mạng lưới thông tin khoa học và công nghệ phục vụ các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia (Trang 78 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)