Các giai đoạn phát triển của Phật giáoViệt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm của từ ngữ phật giáo trong tiếng hán (có đối chiếu với tiếng việt) 60 22 01 (Trang 28)

1.3 Khái quát về Phật giáo ở Việt Nam

1.3.2 Các giai đoạn phát triển của Phật giáoViệt Nam

Phật giáo được truyền vào Việt Nam từ thế kỷ thứ II đến hết thế kỷ X. Do

được truyền bá trực tiếp từ Ấn Độ vào Việt Nam ngay từ đầu kỳ nguyên Tây lịch,

nên danh xưng Buddha tiếng Phạn đã được phiên âm trực tiếp sang tiếng Việt là

Bụt (Trung Hoa dịch là Phật). Đến thế kỷ thứ V, có hai thiền sư xuất hiện, là

Đạt- Ma Đề -Bà (Oharmadeva) và Huệ Thắng (người Việt). Thiền sư Đạt -Ma

-Đề Bà là người Ấn Độ đến Giao Châu vào giữa thế kỷ thứ V để giảng dạy về

phương pháp thiền học. Phật giáo Việt Nam từ thế kỷ thứ VI đến hết thế kỷ thứ

IX là thời kỳ phát triển. Trong thời gian này, ở Trung Hoa có ba tơng phái được

truyền vào Việt Nam, đó là Thiền Tơng, Tịnh Độ Tơng và Mật Tông. Vào thời

Phật giáo Trung Hoa.

Từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XIII là thời kỳ cực thịnh của Phật giáo Việt

Nam. Đến thế kỷ thứ X thì Việt Nam đã trải qua 1000 năm Bắc thuộc. Phật giáo

Việt Nam trong thời kỳ này phát triển tới mức toàn vẹn và cực thịnh. Do ảnh

hưởng tư tuởng của vua Trần Nhân Tông và Tuệ Trung Thượng Sĩ đầu thế kỷ

thứ VIII, ba thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường sáp

nhập tạo thành một và đưa tới sự phát triển của thiền phái Trúc Lâm là thiền

phái duy nhất dưới đời Trần. Phật giáo trong đời Trần là quốc giáo, mọi người

dân trong xã hội điều hướng về Phật giáo. Có rất nhiều chùa tháp quy mô to lớn

hoặc kiến trúc độc đáo đã được xây dựng trong thời Lý Trần như chùa Phật Tích,

chùa Đại Lãm, chùa Linh Xứng, chùa Một Cột, chùa Phổ Minh. Trong thời kỳ

này, Phật giáo Việt Nam bắt đầu hình thành đặc sắc riêng của mình.

Vào thế kỳ XV đến thế kỳ XVIII, Phật giáo Việt Nam đã trải qua thời cực

thịnh nhất dưới hai triều đại Lý Trần. Sang đến đời Hậu Lê rồi Nguyễn Triều thì

Phật giáo phải nhường bước cho Nho giáo, lúc ấy đang chiếm vai trò độc tôn.

Triều đại nhà Nguyễn truyền đến đời vua Tự Đức thì mất chủ quyền, Việt Nam

rơi vào vịng đơ hộ của Pháp. Phật giáo Việt Nam vốn đã suy vi nay lại điêu tàn

hơn. Trong bối cảnh đó, Ky Tơ giáo đã du nhập vào Việt Nam và dân tộc Việt

Nam lại tiếp nhận thêm một tôn giáo mới của phương Tây. Trong thời kỳ này, sự

ảnh hưởng và địa vị của Phật giáo Việt Nam đã bị suy yếu.

Vào khoảng những năm 1920-1930, trong khơng khí tưng bừng của phong

trào chấn hưng Phật giáo trên thế giới, đặc biệt ở Nhật Bản, Trung Hoa, Ấn Độ

giáo tại Việt Nam. Nhờ phong trào chấn hưng Phật giáo này mà đội ngũ tăng ni

được đào tạo qua nhiều trường lớp và phát triển nhiều ở các tỉnh. Chùa chiền

được xây dựng khắp nơi, nhất là hệ thống chùa phật ở các thành thị. Tuy tinh

thần khai phóng dung hợp của Phật giáo suốt mấy thế kỷ qua khơng cịn được

thể hiện trong chính sách quốc gia, văn hóa và xã hội vào thế kỷ XX, nhưng

Phật giáo vẫn là tơn giáo chính của dân tộc, đóng vai trị hòa giải giữa các thế

lực tranh chấp, góp phần xây dựng tinh thần dân tộc, bảo vệ nền độc lập của

quốc gia.

1.3.3 Sự ảnh hưởng của Phật giáo ở Việt Nam

Như đã trình bày ở phần trên, chúng ta thấy rằng, đạo Phật đã du nhập vào

Việt Nam từ những kỷ nguyên Tây lịch, rồi tồn tại, phát triển và chan hòa với

dân tộc Việt Nam cho đến tận hôm nay. Trong các lĩnh vực xã hội, văn hóa chính

trị, tư tưởng và đạo lý của Đạo Phật đã trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần hình

thành một quan niệm sống và sinh hoạt cho con người Việt Nam.Vì thế, vai trị

của Phật giáo là khơng thể thay thế và có địa vị khơng thể thiếu được ở đất nước

Việt Nam. Cụ thể:

Về mặt chính trì: Phật giáo tuy là một tôn giáo xuất thế, nhưng Phật giáo

Việt Nam có chủ trương nhập thế, tinh thần nhập thế sinh động này nổi bật nhất

là các thời Đinh, Lê, Lý, Trần. Trong các thời này các vị cao tăng có học thức,

có giới hạnh đều được mời tham gia triều chính hoặc làm cố vấn trong những

việc quan trọng của quốc gia. Đến thế kỷ XX, Phật tử Việt Nam rất hăng hái

tham gia các hoạt động xã hội như cuộc vận động đòi ân xá cho Phan Bội Châu.

gia tích cực cho phong trào đấu tranh địi hịa bình và độc lập cho dân tộc.

Về mặt văn hóa: Phật giáo có ảnh hưởng đối với ca dao và thơ ca. Ca dao

dân ca là một thể loại văn vần truyền khẩu, dễ hiểu trong dân gian, được lưu

truyền từ đời này sang đời khác.Ca dao dân ca phổ biến dưới dạng thơ lục bát

bao gồm nhiều đề tài khác nhau. Tư tưởng đạo lý của Phật giáo cũng thường

được ông cha ta đề cập đến trong ca dao dân ca dưới đề tài này hay khía cạnh

khác để nhắc nhở, khuyên răng dạy bảo, với mục đích xây dựng một cuộc sống

an vui phù hợp với truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam.

Sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với các tác phẩm văn học: bên cạnh ca

dao bình dân, trong các tác phẩm văn học của các nhà thơ, nhà văn cũng thấy có

nhiều bài thơ, tác phẩm chịu ảnh hưởng nhiều hay ít của Phật giáo. Sự ảnh

hưởng này được thể hiện trong cả nội dung và thể loại của tác phẩm văn học

Việt Nam. Những tác phẩm như: “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi, “Kim Vân

Kiều truyện” của Nguyễn Du đều bao gồm các nhân tố Phật giáo.

Sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với phong tục, tập quán: phong tục tập

quán thể hiện đặc sắc và tính đặc thù về văn hóa của mỗi dân tộc. Thông qua

việc tìm hiểu phong tục tập quán, người ta tìm lại được những giá trị văn hóa

mang bản chất truyền thống của các dân tộc. Đối với người Việt Nam, những

phong tục tập quán chịu ảnh hưởng Phật giáo khá nhiều. Ví dụ các tập tục như

ăn chay, thờ phật, phóng sinh và bố thí, cúng rằm, mùng một và lễ chù v.v...

Phong tục tập quán tại Việt Nam trong quá trình tồn tại và phát triển đã chịu

nhiều tác động của trào lưu văn hóa khác nhau. Trong đó, Phật giáo đã dự phần

chúng ta thấy vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay.

Về mặt ngôn ngữ: Đạo Phật được truyền vào Việt Nam và cùng với nó là

tiếng Phạn và tiếng Hán thông qua cách đọc Hán Việt. Tiếng Phạn được nhà

chùa sử dụng trong phạm vi hẹp trong một số trường hợp cầu kinh, thực hiện các

nghi lễ (như nhập quan). Trong khi đó, các từ ngữ Phật giáo bằng âm Hán Việt

lại chiếm một số lượng đáng kể và chúng thâm nhập vào đời sống tiếng Việt.

Trong đời sống thường nhật cũng như trong văn học Việt Nam, có nhiều

từ ngữ chịu ảnh hưởng ít nhiều của Phật giáo được nhiều người dùng đến kể cả

những người ít học. Trong đó, có những từ ngữ mà khi nhắc đến người ta có thể

nhận ra đó là từ ngữ Phật giáo. Ví dụ: Phật, Quan âm bồ tát, Phật tổ, ni cơ, hịa

thượng v.v… Cũng có những từ ngữ quen thuộc với người Việt Nam đến mức

người ta không nhận ra nguồn gốc Phật giáo của chúng, những từ này đã hòa

vào tiếng Việt cùng với cuộc sống đời thường của vốn từ tiếng Việt. Ví dụ: số,

thế giới, hiện đại, địa ngục, ma, nhân quả, xuất hiện, phương tiện, giải thoát

v.v... Điều đáng chú ý là, những từ ngữ Phật giáo đi vào đời sống tiếng Việt ln

vừa có nghĩa của Phật giáo vừa có nghĩa của đời sống. Chẳng hạn như ăn chay

hoặc thành ngữ ăn chay niệm Phật nhiều khi được dùng dể chỉ những người đàn

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA TỪ NGỮ PHẬT GIÁO TRONG TIẾNG HÁN (CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT)

2.1 Khảo sát về từ ngữ Phật giáo

2.1.1 Phân loại từ ngữ Phật giáo trong Từ điển Phật học tiếng Hán

Trong luận văn này, tư liệu được sử dụng là những từ ngữ Phật giáo chuyên

dụng được thống kê trong Đại Từ Điển Phật học (佛学大辞典) của Đinh Phúc Bảo (丁福保). Nhưng vì số lượng của từ ngữ Phật giáo rất nhiều, nên chúng tôi

chỉ khảo sát về những từ đơn tiết và từ song tiết. Lý do là vì, từ đơn tiết và từ

song tiết có địa vị quan trọng trong hệ thống từ vựng của tiếng Hán và tiếng Việt,

đồng thời cũng là những từ ngữ cơ bản trong từ ngữ Phật giáo. Chúng tôi đã

tham khảo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hoa, và thu được

những kết quả như sau:

2.1.1.1 Từ đơn tiết

Trong Đại Từ Điển Phật học (佛学大辞典) của Đinh Phúc Bảo (丁福保),

chúng tôi thống kê được 401 từ đơn tiết. Trong đó, ngồi những từ ghi âm và từ

phiên âm (từ đa tiết được dịch thành từ đơn tiết), đa số từ đơn tiết từ ngữ Phật

giáo là những từ ngữ tiếng Hán. Theo ghi chú phân loại của Đại Từ Điển Phật học (佛学大辞典), 401 từ đơn tiết có thể chia thành 16 loại.

1. 地名địa danh: 1. ví dụ: 活 (hoạt)

2. 动物động vật: 14. ví dụ: 兔 (thổ),狐 (hồ) ,马 (mã),鹿 (lộc),鱼 (ngư),

3. 公案công án: 1. 關 (Quan)

4. 界名giới danh:1 天 (thiên)

5. 比喻ẩn dụ: 8 犬 (khuyển),牛 (ngưu),虎 (hổ),风 (phong),指 (chỉ),

焰 (diện),蛾 (nga),器 (khí)

6. 人名nhân danh: 2 胁 (hiệp),荏 (nhẫm)

7. 神名thần dân: 1 袄 (áo)

8. 术语thuật ngữ: 256. 人 (nhân),大 (đại),口 (khâu),弓 (cung),止 (chỉ),

心 (tâm),化 (hoa),幻 (ảo),色 (sắc),行 (hành)

9. 物名vật danh: 34 贝 (bối),角 (giác),沙 (sa),板 (ban),油 (du),

座 (tọa),酒 (tửu),珠 (châu),单 (đơn),

10. 行事hành vi:1.盆 (bồn)

11. 衣服quần áo:5. 衣 (áo),衲 (nạp),袍 (,被,裙

12. 异类khác loại:3 鬼 (quỷ),龙 (long),

13. 饮食ẩm thực:4 .粥 (chúc),酥 (tô),酪 (lạc)

14. 杂名tạp danh: 29 月 (nguyệt),石 (thạch),坊 (phường),地 (địa),房

(phòng),院 (viện),庵 (am)

15. 杂语tạp ngữ:38 仙 (tiên),米 (gạo),字 (chữa),伏 (phục),花 (hoa),

门 (môn)

16. 植物thực vật: 3 莲 (liên),樒 (mật),鬘 (mạn)

2.1.1.2 Từ song tiết

Trong Đại Từ Điển Phật học (佛学大辞典) của Đinh Phúc Bảo (丁福保)

đã thu thập được 10378 từ song tiết, số lượng của chúng chiếm một phần ba của

quy luật phát triển của ngôn ngữ để biểu thị phong phú và đầy đủ hơn, từ song

tiết đã xuất hiện và thay thế dần địa vị của từ đơn tiết, vì vậy, số lượng của từ

song tiết cũng ngày càng nhiều. Theo ghi chú phân loại của từ điển này, 10378

từ song tiết được chia thành 35 loại :

1. 本生 (bản sinh):14 三两 (tam lượng),不轻 (bất khinh),半偈 (bán kệ),

毒龙 (độc long),盲龙 (mang long),

2. 传说 (truyền thuyết):16 七梦 (Thất mộng),大鱼 (đại ngư),铁塔 (thiết

tháp),福母 (phúc mẫu),月兔 (nguyệt thỏ)

3. 地名 (địa danh):214 文池 (văn trì),中印 (trung ấn),日域 (nhật vực,

仙城 (tiên thành),海外 (hải ngoại)

4. 动物 (động vật):50 孔雀 (chim công),吉利 (cát lợi),水狗 (thủy cẩu),

赤眼 (xích nhãn),师子 (sư từ)

5. 佛名 (Phật danh):35 大日 (đại nhật),大通 (đại thông),支佛 (chi phật),

法公 (pháp công),后佛 (hậu phật)

6. 公案 (công án):4 井驴 (tỉnh lư),忘七 (vong thất),无字 (vô tự)

7. 故事 (truyện):47 立雪 (lập tuyết),白象 (bạch tượng),瓜皮 (qua bì),

金鼓 (kim cổ),鸟翅 (điểu sí),

8. 界名 (giới danh):97 色界 (sắc giới),天道 (thiên đạo),佛界 (phật giới),

娑婆 (sa bà),冥界 (minh giới)

9. 经名 (kinh danh) 33 大经 (đại kinh),心经 (tâm kinh),大本 (đại bản),

专念 (chuyên niệm),生经 (sinh kinh)

10. 流派 (trường phái) : 46 中宗 (trung tông),北宗 (bắc tông),南宗 (nam

11. 名数 (danh số):623 一劫 (nhất kiếp),二入 (nhị nhập),七佛 (thất phật),

八大 (bát đại),六度 (lục độ)

12. 明王 (minh vương):3 多龄 (đa linh),阿遮 (a già),厕神 (xí thần)

13. 譬喻 (ẩn dụ):521 心田 (tâm lòng),水乳 (thủy nhũ),六剑 (lục kiếm),

小草 (tiểu thảo),井河 (tỉnh hà)

14. 菩萨 (bồ tát):44 千手 (thiên thủ),文殊 (văn thù),地藏 (địa tang),

普贤 (phổ hiền),何耶 (hà gia)

15. 人名 (nhân danh):580 三阶 (tam giai),巴陵 (bát lăng),一宁 (y ninh),

少康 (thiếu khang),丹霞 (đan hà)

16. 神名 (thần danh):8 火神 (hỏa thần),地神 (địa thần),广神 (quảng

thần),关帝 (quan đế),灶神 (táo thần)

17. 书名 (sách danh):55 本典 (bản điển),多论 (đa luận),妙玄 (diệu

huyền),述记 (thuật kí),戒本 (giới bản)

18. 术语 (thuật ngữ):4845 工夫 (công phu),上座 (thượng tọa),三忏 (tam

sám,小行 (tiểu hành)

19. 堂塔 (đường tháp):60 三门 (tam môn),子院 (tử viện),方丈 (phương

trượng),化坛 (hoạch đàn),正堂 (chính đường)

20. 天名 (thiên danh):74 天女 (thiên nữ),水天 (thủy thiên),月天 (nguyệt

thiên),世主 (thế chủ),明星 (minh tinh),

21. 图像 (hình vẽ):12 石佛 (thạch phật),佛像 (phật tượng),金佛 (kim

phật),三猿 (tam viên),真影 (chân ảnh)

22. 物名 (danh vật):401 木鱼 (cái mõ),寺牒 (tự điệp),五瓶 (ngũ bình),

23. 行事 (hình vi):44 安居 (an cư),放生 (phóng sinh),浴佛 (dục phât)

盆会 (bồn hội),放灯 (phóng đăng)

24. 修法 (tu pháp):25 大念 (đại niệm),水坛 (thủy đàn),身燈 (thân đăng),

祈雨 (kì vũ),腰线 (yêu tuyến)

25. 衣服 (quần áo):71 大衣 (đại y),上衣 (thượng y),一衲 (nhất nạp),

下衣 (hạ y),香衣 (hương y)

26. 仪式 (nghi thức):145 如佛 (như phật),三拜 (tam bái),土葬 (thổ táng),

火葬 (hỏa táng),立地 (lập địa)

27. 异类 (khác loại):60 天狗 (thiên cẩu),牛头 (ngưu đầu),夜叉 (quỷ dạ

xoa),邪魔 (tà ma),阿傍 (a bàng)

28. 饮食 (ẩm thực):58 天食 (thiên thực),水饭 (thủy phạn),甘露 (cam lộ),

百味 (bạch vị),生饭 (sinh phạn)

29. 印相 (ấn tướng):13 口印 (khẩu ấn),火印 (hỏa ấn),塔印 (tháp ấn),

钵印 (bát ấn),剑印 (kiếm ấn)

30. 杂名 (tạp danh):634 八字 (bát tự),凡僧 (phàm tăng),乞丐 (khuất cái),

三魂 (tam hỗn),天子 (thiên tử)

31. 杂语 (tạp ngữ):1320 人间 (nhân gian),亡魂 (vong hỗn),口传 (khẩu

truyển),入寺 (nhập tự),山王 (sơn vương)

32. 职位 (chức vị):128 三纲 (tam cương),大统 (đại thống),勾当 (câu

đáng),西班 (tây ban),收管 (thu quản)

33. 植物 (thực vật):68 石榴 (thạch lưu),白莲 (bạch liên),合欢 (hợp hoan),

伊兰 (y lan),劫树 (kiếp thụ)

35. 同时隶属两个类别 (một từ ngữ cùng thuộc với 2 loại): 41 心尘 tâm trần

(杂语tạp ngữ,术语thuật ngữ),弘法 hoằng pháp(术语 thuật ngữ,人

名tên người),行者 hành gỉa(职位chức vị,术语 thuật ngữ),住持 trụ trì

(术语thuật ngữ,杂名 tạp ngữ),舍利 xả lợi(动物động vật,术语thuật

ngữ)

2.1.2 Phân loại từ ngữ Phật giáo trong Từ điển tiếng Hán hiện đại

Trong luận văn này, những dữ liệu về từ ngữ Phật giáo của tiếng Hán hiện

đại được lựa chọn trong Từ điển tiếng Hán hiện đại (bản thứ sáu), từ ngữ Phật

giáo bao gồm từ đơn tiết, từ đa tiết và cụm từ cố định. Do đó, chúng tơi đưa ra

những tiêu chí sau để lựa chọn từ ngữ Phật giáo:

- Từ ngữ Phật giáo có ghi chú bằng tiếng Phạn, chủ yếu là từ ngữ Phật giáo

chuyên dụng. Ví dụ: 阿弥陀佛A di đà Phật (Amitabha), 阿罗汉 (a la hán) (arhat),

阿兰若a lan nhà (arany),贝多bối đa(Pattra), 比丘ti khâu(bhiksu),比丘尼 ti

khâu ni(bhiksuni), 波罗蜜ba la(paramita), 涅槃niết bàn(nirvana)v.v…

- Những từ ngữ Phật giáo không ghi chú bằng tiếng Phạn, đã được Hán

hóa, ngữ nghĩa của chúng có liên quan đến giáo nghĩa hoặc quan niệm của Phật

giáo, nhưng vẫn chỉ được sử dụng trong lĩnh vực Phật giáo. Ví dụ : 十诫 (thập

giới),传灯 (truyển đăng),传戒 (truyển giới), 住持 (trụ trì),寺庙 (tự miếu),

方丈 (phương trượng),剃度 (xuống tốc),圆寂 (viên tịch) v.v…

- Những từ ngữ có ngồn gốc Phật giáo, và ngữ nghĩa của chúng được giải

thích rõ ràng có liên quan đến Phật giáo trong từ điển tiếng Hán hiện đại (bản

thứ sáu). Những từ ngữ này không những được sử dụng trong lĩnh vực Phật giáo,

(chẳng vướng bụi trần),不可思议 (bất khả tư nghị),世界 (thế giới),解脱

(giải thoát),执着 (chấp trước),恒河沙数 (hằng hà sa số),生生世世 (đời đời

kiếp kiếp) v.v…

Dựa vào các tiêu chí trên, chúng tôi đã thống kê được 261 từ ngữ Phật

giáo trong từ điển tiếng Hán hiện đại (bản thứ sáu), trong đó có 55 từ tố (hình vị)

ngoại lai Phật giáo, trong những từ tố này có 7 từ tố khơng thể đứng một mình,

mà phải kết hợp với những từ tố khác, có 48 từ tố có thể đứng một mình. Cụ thể

phân loại như sau:

+ Khơng thể đứng một mình

Một hình vị (1): 恒 (hàng)→恒河沙数 (hàng hà sa số);

Hai hình vị (4): 阿鼻 (a tị)→阿鼻地狱 (địa ngục a tị);娑罗 (sala)→娑 罗树 cây sala /娑罗双树 hai cây sala;须弥 (tu di)→须弥座 (tu di tọa);印度

(Ấn Độ)→印度教 (đạo Ấn Độ)

Ba hình vị (2):婆罗门 (Ba La Môn)→婆罗门教 (đạo Ba La Môn);盂兰

盆 (Vu Lan)→盂兰盆会 (lễ Vu Lan)

+ Có thể đứng một mình

Từ đơn tiết(12): 钵 (bát),禅 (thiền),忏 (sám),梵 (Phạn),佛 (Phật),

偈 (kệ),劫 (kiếp),魔 (ma),僧 (tăng),塔 (tháp),刹 (sát),释 (thích)。

Từ song tiết (31):般若 (bát nhã),贝多 (bối đa),比丘 (ti khâu),阇梨

(xà lê),梵呗 (Phạn bối),梵刹 (Phạn sát),佛陀 (Phật đà),浮屠 (phù đồ), 伽蓝 (gia lam),和尚 (hòa thượng),袈裟 (cà sa),兰若 (lan nhà),琉璃 (lưu

li),罗汉 (la hán),弥勒 (di lặc),弥陀 (di đà),南无 (nam mô),涅槃 (cõi

沙门 (sa môn),沙弥 (sa di),刹那 (sát ná),舍利 (xả lợi),檀越 (đàn việt),

天竺 (thiên trúc),头陀 (đầu đa),阎罗 (diêm la),夜叉 (dạ xoa) v.v…

Từ ba tiết (4):阿兰若 (a lan nhà),阿罗汉 (a la hán),比丘尼 (tỉ khâu

ni),波罗蜜 (ba la)

Từ bốn tiết (1):阿弥陀佛 (a di đà Phật)

Trong 48 từ tố (hình vị) này, có 21 từ có thể tham gia cấu tạo từ mới.

Chúng là: 钵 (bát),禅 (thiền),忏 (sám),梵 (phạn),佛 (Phật),偈 (kệ),

劫 (kiếp),魔 (ma),僧 (tăng),塔 (tháp),刹 (sát),释 (thích), 僧 (tăng), 尼

(ni), 伽蓝 (gia lam),和尚 (hòa thượng), 琉璃 (lưu li),罗汉 (la hán), 刹那

(sát ná), 阎罗 (diêm la) 菩萨 (bồ tát). Ví dụ :

佛Phật(23):佛典 (Phật điển),佛法 (Phật pháp),佛号 (hiệu Phật),

佛教 (Phật giáo),佛经 (Phật kinh),佛龛 (khám thờ Phật),佛老 (Phật lão), 佛门 (Phật môn),佛事 (Phật sự),佛寺 (Phật tự),佛塔 (Phật tháp),佛口 蛇心 (Miệng Phật lòng rắn),佛头着粪 (Đầu tượng Phật dính cứt chim),佛陀

(Phật đà),佛像 (tượng Phật),佛学 (Phật học),佛牙 (răng Phật),佛爷 (đức

Phật),佛珠 (tràng hạt),佛祖 (Phật tổ),活佛 (Phật sống),礼佛 (lễ Phật), 念佛 (niệm Phật)

禅 thiền(14):禅房 (thiền phòng),禅机 (thiền cơ),禅理 (thiền lý), 禅林 (thiền lâm),禅门 (thiền môn),禅师 (thiền sư),禅堂 (thiền đường),禅 学 (thiền học),禅院 (thiền viện),禅杖 (thiền trượng),禅宗 (thiền tông),

参禅 (tham thiền),坐禅 (tọa thiền)

释thích(4):释 (thích),释藏 (thích tạng),释教 (thích giáo),释典

Ngồi những từ ngữ Phật giáo trong Từ điển tiếng Hán hiện đại (bản

thứ sáu), chúng tơi cịn tham khảo những tài liệu về thành ngữ và tục ngữ

Phật giáo trong các tài liệu khác như :《成语佛源》 “Thành ngữ Phật nguyên”

của 阮文成 (Nguyễn Văn Thành), 《汉语佛教熟语的类型与文化特征》

“Đặc trưng văn hóa và loại hình của tục ngữ Phật giáo tiếng Hán” của 蒋媛

(Tưởng Viện) v.v….

2.1.3 Khảo sát về từ ngữ Phật giáo trong tiếng Việt hiện đại

Từ ngữ Phật giáo trong tiếng Việt bao gồm từ ngữ Phật giáo chuyên dụng

và từ ngữ Phật giáo trong tiếng Việt hiện đại. Những dữ liệu nghiên cứu về từ ngữ Phật giáo chuyên dụng được thu thập trong Đại Từ Điển Phật Học (佛学

大辞典) và Từ Điển Phật Học Huệ Quang (慧光佛学词典). Về mặt từ ngữ

Phật giáo chuyên dụng, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chỉ hạn chế ở

những từ đơn tiết và từ song tiết.

Về mặt từ ngữ Phật giáo trong tiếng Việt hiện đại, đa số ngữ liệu nghiên

cứu được thu thập trong Đại từ điển tiếng Việt của Nguyễn Như Ý. Theo thống

kê của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hoa, trong Đại từ điển tiếng Việt có 374 từ và

cụm từ cố định Phật giáo. Căn cứ vào ngồn gốc của các từ, chúng tơi có thể

chia thành 2 loại lớn: thứ nhất là từ ngữ Phật giáo vay mượn từ tiếng Hán, thứ

hai là từ ngữ Phật giáoViệt tạo.

+ Những từ ngữ Phật giáo được vay mượn từ tiếng Hán (gốc Hán), đa số

là những từ ngữ Phật giáo được sử dụng trong lĩnh vực Phật giáo, có 267 từ,

chiếm 71% tổng số từ ngữ Phật giáo trong Đại từ điển tiếng Việt. Vì những từ

từ này đều giống với từ ngữ tiếng Hán. Ví dụ :

A bàng: “Q đầu trâu mình người dưới địa ngục, theo kinh Phật.” [1, tr.17]

A la hán (Aaham,Arhat): “Quả thánh cao nhất của Phật giáo nguyên thủy,

bậc tu hành đã khơng cịn phiền não, mê lầm, đã thoát khỏi cành sinh từ luân hồi,

xứng đang để cho thế gian tôn sung cũng lễ; đấng tu hành đã đặt tới quả thành

bậc đó;cịn gọi là La Hán.” [1, tr.18]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm của từ ngữ phật giáo trong tiếng hán (có đối chiếu với tiếng việt) 60 22 01 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)