Thành ngữ và tục ngữ Phật giáo tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm của từ ngữ phật giáo trong tiếng hán (có đối chiếu với tiếng việt) 60 22 01 (Trang 67 - 71)

2.3 Đặc điểm cấu trúc của từ ngữ Phật giáo tiếng Việt

2.3.2 Thành ngữ và tục ngữ Phật giáo tiếng Việt

Trong tiếng Việt, thành ngữ và tục ngữ rất phong phú và đa dạng. Căn cứ

số lượng thống kê của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hoa, trong “Đại từ điển tiếng

Việt, có 166 thành ngữ và tục ngữ Phật giáo. Tuy số liệu này không phải bao

gồm tất cả thành ngữ và tục ngữ Phật giáo tiếng Việt, nhưng chúng đã có thể thể

hiện một số đặc điểm của từ ngữ Phật giáo: về mặt nguồn gốc, thành ngữ có

nguồn từ vay mượn tiếng Hán khơng nhiều, đa số là thành ngữ và tục ngữ Việt

tạo. Về mặt sử dụng, thành ngữ và tục ngữ được sử dụng khẩu ngữ hóa và thơng

tục hơn. Về mặt kết cấu, cấu trúc của thành ngữ rất đa dạng.

2.3.2.1 Phân loại thành ngữ và tục ngữ Phật giáo tiếng Việt theo nguồn gốc

+ Nhóm thành ngữ và tục ngữ được vay mượn hoàn toàn từ tiếng Hán

Vay mượn hồn tồn tức là hình thức, văn từ, ý nghĩa của những thành ngữ

Hằng hà sa số: “Hằng hà sa số” là thành ngữ tiếng Hán, nghĩa là số

lượng rất nhiều, không thể đếm xuể. Trong “Đại từ điển tiếng Việt ”, thành ngữ

này được giải thích là: “Rất nhiều, khơng thể đếm xuể, ví như số cát trên sông

Hằng. Đây vốn là câu của nhà Phật, khi thuyết Pháp ở vùng lưu vực sông Hằng;

nhà Phật thường dùng số cát để chỉ ý niệm vô lượng” [1, tr.788]. Nên “Hằng hà

sa số” là một từ ngữ vay mượn từ tiếng Hán.

Khẩu Phật tâm xà: “Bề ngồi ăn nói hiền lành, đức độ, nhưng trong

lịng dạ thì nham hiểm, thâm độc ví như kẻ ăn nói thì từ bi như Phật, cịn lịng dạ

lại độc ác như rắn” [1, tr.282]. Dụng pháp và nghĩa của thành ngữ này vẫn theo

tiếng Hán.

Cấp thời bao Phật cước: “Chỉ khi nào xảy ra chuyện gì, có việc cần mới

đến cầu cạnh nhờ vả, cịn khi vơ sự thì khơng thèm đếm xỉa, ngó ngàng gì đến,

ví như ngày thường nén hương khơng thắp, nhưng đến lúc nguy cấp lại đến ôm

chân Phật cầu xin” [1, tr.1655]. Thành ngữ này có nguồn từ một tục ngữ tiếng

Hán “ngày thường khơng thắp hương, cấp thời bao Phật cước”.

+ Nhóm thành ngữ và tục ngữ Phật giáo Việt tạo

Thành ngữ và tục ngữ Phật giáo Việt tạo là những thành ngữ và tục ngữ

tiếng Hán được dịch sang tiếng Việt theo cách đọc và hình thức ngữ pháp tiếng

Việt để biểu hiện ngữ nghĩa của thành ngữ Phật giáo. Ví dụ :

Bôi cứt đầu Phật: “Ngạo ngược, liều lĩnh, khơng coi ai là gì, dám cả gan

làm điều bậy bạ ngay cả nơi linh thiêng” [1, tr.190]. Tục ngữ này là hình thức

dịch nghĩa của thành ngữ tiếng Hán “佛头着粪” (Phật đầu bôi cứt). Trong đó,

thuần Việt .

Ăn chay niệm Phật: Ăn uống thanh đạm, tức khơng ăn những thức ăn có

nguồn gốc động vật và chuyên chú việc tụng kinh thờ Phật, nói năng hiền từ,

không độc địa, theo đúng như phép ăn chay, thuyết pháp của đạo Phật đã dạy” [1,

tr.47]. Trong tục ngữ này, “ăn chay” là một từ Việt hóa của từ tiếng Hán “吃斋”,

nhưng “niệm Phật” thì vay mượn hồn toàn từ tiếng Hán, vẫn theo hình thức,

văn chữ và nghĩa của tiếng Hán.

Quả báo nhãn tiền: “Sự đáp lại điều ác hay điều thiện đã làm trong kiếp

trước hiền hiện ngay trước mắt.” [1, tr.1356]. “Quả báo” là một thuật ngữ Phật

giáo, dân tộc Việt chịu sự ảnh hưởng của tư tưởng nhân quả báo ứng Phật giáo,

nên sáng tạo thành ngữ này cảnh báo nếu người làm điều ác chắc phải chịu ác

quả trước mắt.

+ Nhóm thành ngữ và tục ngữ Phật giáo thuần Việt.

Đối với những thành ngữ và tục ngữ Phật giáo thuần Việt, từ tố và từ ngữ

cấu tạo thành ngữ đều là từ thuần Việt, và theo quy tắc ngữ pháp tiếng Việt để

tạo ra thành ngữ và tục ngữ Phật giáo thuần Việt.

Khoác áo thầy tu: “mang một danh nghĩa tốt đẹp bên ngoài che đậy thực

chất xấu xa và để hoạt động được dễ dàng, trót lọt ” [1, tr.908].

Miệng khấn tay vái: “Thành kính khấn vái trước bàn thờ thần, Phật để cầu

xin điều gì ” [1, tr.1122].

2.3.2.2 Phân loại thành ngữ và tục ngữ Phật giáo tiếng Việt theo phương thức

cấu tạo từ

Cấu trúc đẳng lập là chỉ quan hệ giữa hai bộ phận trong thành ngữ và tục

ngữ là quan hệ đẳng lập, cịn hai bộ phần này lại có đặc trưng cấu trúc của mình,

có thể phân loại như sau :

Quan hệ Chủ -Vi

Hai bộ phận trung tâm trong cấu trúc đẳng lập này là có quan hệ chủ vị. Ví dụ:

- Chùa đất Phật văng

- Thầy có của, sãi có cơng

Quan hệ vị ngữ +tân ngữ

Hai bộ phần trung tâm trong cấu trúc đẳng lập là cấu trúc Vị ngữ +Tân ngữ .

Ví dụ:

- Ăn đời ở kiếp.

- Được lòng bà vãi, mất lịng sư.

+ Cấu trúc chính phụ

Cấu trúc chính phụ là giữa những yếu tố khơng bình đẳng với nhau về mặt

ngữ pháp, trong đó một thành tố đóng vai trị chính, các thành tố khác đóng vai

trị phụ, quan hệ giữa thành phần chính và thành phần phụ có thể là quan hệ chủ

vị, quan hệ vị ngữ + tân ngữ và quan hệ vị ngữ + bổ ngữ. Ví dụ :

Quan hệ chủ -vị

Trong những thành ngữ và tục ngữ cấu trúc chính phụ, hai bộ phận chủ yếu

của cấu trúc này có quan hệ chủ-vị .Ví dụ:

- Bụt chùa nhà kém thiêng.

- Mũ ni che tai.

Trong thành ngữ và tục ngữ có cấu trúc là chính phụ, hai bộ phận chủ yếu

của cấu trúc này có quan hệ vị ngữ + tân ngữ. Ví dụ:

- Mượn lược thầy tu

- Giảng kinh cho Thích ca

Quan hệ vị ngữ + bổ ngữ

Trong thành ngữ và tục ngữ có cấu trúc chính phụ, hai bộ phận chủ yếu của

cấu trúc này có quan hệ vị ngữ + bổ ngữ.Ví dụ :

- Béo như ơng Di lặc.

- Rộng như đít bụt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm của từ ngữ phật giáo trong tiếng hán (có đối chiếu với tiếng việt) 60 22 01 (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)