Sự phát triển và biến đổi nghĩa của từ ngữ Phật giáo trong tiếng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm của từ ngữ phật giáo trong tiếng hán (có đối chiếu với tiếng việt) 60 22 01 (Trang 92 - 96)

Sau khi từ ngữ Phật giáo vào tiếng Việt, chúng không những giữ lại được

nội dung cơ bản của Phật giáo, mà còn tiếp tục phát triển và biến đổi. Sự biến

đổi nghĩa của từ ngữ Phật giáo được biểu hiện trên những mặt như sau: biến đổi

nghĩa cơ bản, tăng thêm hay giảm đi nét nghĩa, biến đổi phạm vi nghĩa từ (bao

gồm mở rộng nghĩa từ, thu hẹp nghĩa từ và chuyển nghĩa từ), biến đổi sắc thái

tình cảm của nghĩa từ.

3.3.1 Sự biến đổi nghĩa cơ bản của từ

của từ ngữ Phật giáo trong tiếng Việt. Sự biến đổi nghĩa cơ bản là chỉ nội dung

và sở chỉ của từ đã có sự biến đổi, nghĩa tiếng Việt đã thay thế nghĩa Phật giáo.

Ví dụ:

Ma: Theo một kiểu đơn giản, “ma” trong Phật giáo chỉ ác quỷ, ác ma

chuyên làm việc xấu để tạo ra chướng ngại cho con người, hoặc làm mê hoặc

con người. Đây là nghĩa cơ bản của “魔-Ma” trong Phật giáo.

Trong tiếng Việt hiện đại, nghĩa của từ “ma” là: (Danh từ) ①Sự hiện

hình của người chết, theo mê tín. ②lễ chơn người chết. ③ ai đó, người bất kì.

(Tính từ) ①khơng có thực, do bịa ra. ② khơng bình thường. [1, tr.1079]

Nghĩa cơ bản của từ “ma”trong tiếng Việt đã có sự thay đổi, quan niệm

về “ma”biểu thị “ hiện hình của người chết” được nhấn mạnh, cho nên cịn có

nhiều nghĩa mới được phái sinh ra. Nghĩa cơ bản của từ “ ma”trong tiếng Việt đã

thay thế nghĩa Phật giáo của nó trong ngơn ngữ thơng dụng.

3.3.2 Tăng thêm hay giảm đi nét nghĩa của từ

Nét nghĩa của từ được tăng thêm hay giảm đi, có nghĩa là chỉ các nét

nghĩa của từ ngữ Phật giáo có tăng thêm hoặc giảm bớt theo sự biến đổi của xã

hội trong quá trình sử dụng tiếng Việt hiện đại. Ví dụ :

Hành hương: Trong Phật giáo, “hành hương” là một loại nghi thức Phật

giáo, thắp hương cũng có thể gọi là hành hương.

Trong tiếng Việt hiện đai, “hành hương” : ①(tín đồ) Đi tới những nơi đền

chùa linh thiêng ở nơi xa để bái vọng. ②Trở lại nơi được coi là cội nguồn và

linh thiêng của một tộc người, một tôn giáo. [1, tr.780]

nghi thức Phật giáo, nhưng nghĩa từ đã được mở rộng. Nghĩa thứ nhất phái sinh

ra nghĩa thứ hai, tức là “trở lại nơi được coi là cội nguồn và linh thiêng của một

tộc người, một tơn giáo.” Đây chính là tăng thêm nét nghĩa của từ.

Kim cương: từ “Kim cương” trong Phật giáo có ba nét nghĩa: ①(thuật

ngữ) tiếng Phạn (Vajra), chỉ một loại đá, gọi là kim cương. ②(vật danh) chỉ một

độ vật đạo Phật, cũng gọi là Kim cương chử. ③ Hộ pháp (tay cầm gậy kim

cương hộ vệ đức Phật)

Trong tiếng Việt hiện đại, “Kim cương ” chỉ loại khoáng chất rất rắn, cấu

tạo từ các-bon nguyên chất kết tinh, làm hàng mĩ nghệ quý, có thể làm dao cắt

kính. [17, tr.944]

Như vậy, có thể thấy rằng: “Kim cương” trong tiếng Việt hiện đại chỉ bảo

lưu nghĩa thứ nhất của “kim cương” trong Phật giáo, ở đây, nét nghĩa đã bị giản

lược.

3.3.3 Sự biến đổi phạm vi nghĩa của từ

Sự biến đổi của từ ngữ Phật giáo trong tiếng Việt hiện đại nói chung là sự

biến đổi của nghĩa. Sự thay đổi nghĩa thường là mở rộng nghĩa, thu nhỏ nghĩa và

chuyển nghĩa. Ví dụ :

Bát: Trong Phật giáo, bát là tên gọi của đồ vật, tiếng Phạn là “Patra”, chỉ đồ

đựng cơm của Tỉ khâu (nhà sư). Trong tiếng Hán hiện đại, “Bát” là âm Hán

Việt của từ ngữ Phật giáo“钵”, phạm vi nghĩa của “Bát” trong Phật giáo rất

nhỏ, chỉ độ vật của nhà sư, nhưng trong tiếng Việt hiện đại, nghĩa của nó được

mở rộng . “Bát” chỉ tất cả đồ đựng thức ăn, thức uống có hình bán cầu, thường

3.3.4 Sự biến đổi sắc thái tình cảm về mặt nghĩa của từ.

Nhìn từ góc độ tu từ học, nghĩa từ có sắc thái tình cảm. Thơng thường có ba

loại hình như sau: nghĩa tốt (khen), nghĩa xấu (chê), nghĩa trung tính. Sau khi từ

ngữ Phật giáo được nhập vào tiếng Việt, sắc thái của nghĩa từ đã có sự thay đổi.

Ví dụ :

Báo ứng: Trong Phật giáo, từ này là biểu hiện nội dung quan trọng về luật

nhân quả của Phật giáo, “báo ứng” trong đạo Phật bao gồm mặt thiện và mặt ác,

tức là thiện có thiện báo, ác có ác báo. Trong tiếng Việt hiện đại, “báo ứng”

cũng giữ nghĩa Phật giáo, tức là những điều lành hay dữ có được hiện giờ

chính là sự ứng đáp lại một cách hiển nhiên đúng theo luật nhân quả của đạo

Phật là: gieo nhân nào gặp quả ấy. Nhưng trong ngữ cảnh thường dụng, “báo

ứng” được biểu thị “có được ác quả ”, nhấn mạnh “ác có ác báo”. Do vậy, “báo

ứng” từ một từ trung tính Phật giáo biến thành một từ xấu nghĩa trong tiếng

Việt hiện đại.

Hòa thượng: Trong Phật giáo “hòa thượng” là thuật ngữ, tiếng Phạn:

Upadhyaya. Nguyên nghĩa là bậc tôn sư thân cận dìu dắt các tỉ khâu. Cũng

được gọi là Thân giáo sư hoặc Lực sinh. Trong tiếng Hán là tên gọi tắt cho

người đàn ông xuất gia theo đạo Phật. “Hòa thượng” trong tiếng Hán và Phật

giáo đều là từ trung tính, nhưng trong tiếng Việt, “Hịa thượng” chỉ nhà sư có

chức sư cao cấp. Nó từ từ trung tính trở thành từ nghĩa tốt.

3.4 So sánh nghĩa của từ ngữ Phật giáo trong tiếng Hán hiện đại và tiếng Việt hiện đại

Từ trước hai nghìn năm, Trung Quốc và Việt Nam đã có sự giao lưu qua

lại với nhau, trong đó có văn hóa và ngơn ngữ. Vào thời kỳ đầu truyền bá Phật

giáo, Phật giáo được truyền bá trực tiếp từ Ấn Độ đến Việt Nam, nhưng sau một

khoảng thời gian, Trung Quốc dần thay thế vị trí của Ấn Độ để truyền bá Phật

giáo đến Việt Nam. Vì vậy, Phật giáo Ấn Độ được truyền bá sang Việt Nam, và

một số các quốc gia khác như Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản. Ngôn ngữ Phật

giáo Ấn Độ khơng có sự ảnh hưởng lớn đối với văn hóa và ngơn ngữ Việt Nam

mà ngôn ngữ Phật giáo tiếng Hán có sự ảnh hưởng rất sâu sắc đối với văn hóa

và ngơn ngữ Việt Nam. Vì thế, trong phần này, chúng tôi sẽ đối chiếu những từ

ngữ Phật giáo trong tiếng Hán, tiếng Việt và tiếng Phạn để tìm hiểu sự diễn biến

của từ ngữ Phật giáo gốc Phạn sau khi nhập vào tiếng Hán và tiếng Việt. Về

nghĩa của các từ ngữ Phật giáo gốc Phạn chúng tôi đã tham khảo “Đại từ điển

Phật học” của Đinh Phúc Bảo; về nghĩa của từ ngữ Phật giáo tiếng Hán và tiếng

Việt, chúng tôi tham khảo “Từ điển tiếng Hán hiện đại” và “Đại từ điển tiếng

Việt”. Việc so sánh đối chiếu và phân tích từ ngữ Phật giáo trên những cơ sở

này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm của từ ngữ phật giáo trong tiếng hán (có đối chiếu với tiếng việt) 60 22 01 (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)