Khảo sát về từ ngữ Phật giáo trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm của từ ngữ phật giáo trong tiếng hán (có đối chiếu với tiếng việt) 60 22 01 (Trang 41 - 42)

2.1 Khảo sát về từ ngữ Phật giáo

2.1.3 Khảo sát về từ ngữ Phật giáo trong tiếng Việt

Từ ngữ Phật giáo trong tiếng Việt bao gồm từ ngữ Phật giáo chuyên dụng

và từ ngữ Phật giáo trong tiếng Việt hiện đại. Những dữ liệu nghiên cứu về từ ngữ Phật giáo chuyên dụng được thu thập trong Đại Từ Điển Phật Học (佛学

大辞典) và Từ Điển Phật Học Huệ Quang (慧光佛学词典). Về mặt từ ngữ

Phật giáo chuyên dụng, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chỉ hạn chế ở

những từ đơn tiết và từ song tiết.

Về mặt từ ngữ Phật giáo trong tiếng Việt hiện đại, đa số ngữ liệu nghiên

cứu được thu thập trong Đại từ điển tiếng Việt của Nguyễn Như Ý. Theo thống

kê của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hoa, trong Đại từ điển tiếng Việt có 374 từ và

cụm từ cố định Phật giáo. Căn cứ vào ngồn gốc của các từ, chúng tơi có thể

chia thành 2 loại lớn: thứ nhất là từ ngữ Phật giáo vay mượn từ tiếng Hán, thứ

hai là từ ngữ Phật giáoViệt tạo.

+ Những từ ngữ Phật giáo được vay mượn từ tiếng Hán (gốc Hán), đa số

là những từ ngữ Phật giáo được sử dụng trong lĩnh vực Phật giáo, có 267 từ,

chiếm 71% tổng số từ ngữ Phật giáo trong Đại từ điển tiếng Việt. Vì những từ

từ này đều giống với từ ngữ tiếng Hán. Ví dụ :

A bàng: “Quý đầu trâu mình người dưới địa ngục, theo kinh Phật.” [1, tr.17]

A la hán (Aaham,Arhat): “Quả thánh cao nhất của Phật giáo nguyên thủy,

bậc tu hành đã khơng cịn phiền não, mê lầm, đã thoát khỏi cành sinh từ luân hồi,

xứng đang để cho thế gian tôn sung cũng lễ; đấng tu hành đã đặt tới quả thành

bậc đó;cịn gọi là La Hán.” [1, tr.18]

Chúng sinh: “Từ dùng trong đạo Phật trỏ hết những gì có sự sống nói

chung, hoặc người và động vật nói chung.” [1, tr.400]

+ Từ ngữ Phật giáo Việt tạo tức là những từ ngữ Phật giáo do người Việt

Nam sáng tạo ra theo ngữ pháp, ngữ dụng và phương thức cấu tạo của từ tiếng

Viêt. Những từ này mang đặc trưng của từ tiếng Việt, có sự khác biệt với những

từ ngữ Phật giáo vay mượn từ tiếng Hán. Ví dụ:

Ba sinh: “đời đời kiếp kiếp có tình duyên gắn bó với nhau, theo quan niệm

đạo Phật (ba sinh gồm ba kiếp là kiếp trước, kiếp hiện và kiếp sau)” [1, tr.75].

Thành phần cấu tạo của từ này là từ tố thuần Việt + từ tố Hán Việt.

Bụt: “Phật theo cách gọi dân gian” [1, tr.213]. Đây là một từ thuần Việt.

Cõi tục:“cõi đời trần tục, theo quan niệm của đạo Phật” [1, tr.435]. Thành

phần cấu tạo của từ này là từ tố thuần Việt + từ tố Hán Việt.

Ngoài những từ ngữ Phật giáo trong Đại từ điển tiếng Việt ra, chúng tơi cịn

khảo sát về những thành ngữ và tục ngữ Phật giáo trong tiếng Viêt, ngữ liệu

được thu tập trong Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm của từ ngữ phật giáo trong tiếng hán (có đối chiếu với tiếng việt) 60 22 01 (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)