Xây dựng nội dung, chƣơng trình đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gắn đào tạo nghề với chương trình đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp tại tỉnh bạc liêu (Trang 51 - 55)

2.2.1. Khảo sát các doanh nghiệp

- Ngoài nhu cầu tuyển dụng lao động, việc đào tạo nâng cao tay nghề cho lao động sau khi tuyển dụng là một vấn đề cần thiết ở các doanh nghiệp. Qua khảo sát, tham dò người lao động trong các doanh nghiệp từ các cán bộ quản lý, có 36,6% số lao động được đào tạo/đào tạo lại sau khi tuyển dụng để phù hợp với công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. Điều này là do các doanh nghiệp đổi mới công nghệ rất nhanh, nên các doanh nghiệp phải đào tạo lại cho phù hợp.

- Cơ cấu ngành, nghề đào tạo vẫn chưa thật phù hợp với cơ cấu ngành, nghề của các doanh nghiệp tại Bạc Liêu; chưa bổ sung thường xuyên các nghề đào tạo mới theo yêu cầu của địa phương; thiếu lao động kỹ thuật trình độ cao cung cấp cho các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn, ngành kinh tế trọng điểm.

Trong sản xuất kinh doanh lực lượng lao động của doanh nghiệp có thể vừa sáng tạo vừa đưa chúng vào sử dụng tạo ra tiềm năng lớn cho việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng chính lực lượng sáng tạo ra sản phẩm mới. Với kiểu dáng phù hợp với người tiêu dung làm cho sản phẩm cảu doanh nghiệp có thể bán với giá cao tạo ra hiệu quả kinh doanh cao. Lực lượng lao động trực tiếp tác động đến năng suất lao đơng, trình độ sử dụng nguồn lực khác (máy móc thiết bị, nguyên vật liệu....) nên tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Chăm lo việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chun mơn của đội ngũ lao động được coi là nhiệm vụ hàng đầu của nhiều doanh nghiệp hiện nay và thực tế cho thấy những doanh nghiệp mạnh trên thị trường thế giới là những doanh nghiệp có đội ngũ lao động có trình độ chun mơn cao , có tác phong làm việc khoa học và có kỷ luật nghiêm minh.

2.2.2 Hình thành mục tiêu và chuẩn đầu ra

Mục tiêu đào tạo nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các cơng việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và ứng dụng kỹ thuật, cơng nghệ vào cơng việc; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

- Về giáo dục chính trị và đạo đức nghề nghiệp: mục tiêu giáo dục cho học sinh tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Kiên định xây dựng đường lối kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Giữ vững độc lập dân tộc. Trung thành với lí luận chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phát huy và giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc. Hăng hái tham gia hội nhập nắm vững pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế. Có ý thức tổ chức kỷ kuật trong lao động và nghề nghiệp, làm chủ bản thân và gia đình.

- Về kiến thức văn hố: có trình độ văn hố phù hợp với nghề đào tạo đủ khả năng tiếp thu kiến thức chuyên môn và phát triển nghề nghiệp. Chuẩn bị cho cá nhân những yêu cầu cần thiết để có thể dự học đào tạo liên thông.

- Về kỹ năng tay nghề: có đủ kiến thức cần thiết và kỹ năng trong nghề được đào tạo, thực hiện thành thạo các thao tác để làm chủ trang bị kỹ thuật khi ra trường, ở các Doanh nghiệp, đơn vị sản xuất. Có tư duy kỹ thuật trong từng giai đoạn và thị trường lao động.

- Về thái độ nghề nghiệp: biết vận dụng kiến thức và kỹ năng nghề để sử dụng vật tư, vật liệu tiết kiệm. Đảm bảo làm việc đúng giờ. Đảm bảo đúng

số lượng, quy cách chất lượng. Có tinh thần đồng đội, có tính cộng đồng trách nhiệm cao.

- Về thể chất và ý thức an ninh, quốc phịng: có sức khoẻ tốt để sẵn sàng hồn thành cơng việc. Nhận thức đầy đủ về tình hình quốc tế, quốc gia và khu vực. Sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc và giữ gìn an ninh. Mục tiêu chung của nhà trường là đào tạo theo quan điểm đi tắt đón đầu, mà vẫn đạt được hiệu quả lâu dài, ổn định.

Điểm mạnh: là trong quá trình phát triển từ khi thành lập đến nay nhà

trường đã xác định rõ mục tiêu của trường trong từng giai đoạn.

Mặt còn hạn chế:

Trường chưa xây dựng được những mục tiêu cụ thể.

Trong đề án, lộ trình thực hiện về cơng tác chuẩn bị đội ngũ, xây dựng chương trình đào tạo, lập dự án đầu tư cơ sở vật chất chưa khả thi. Số ngành nghề dự kiến phát triển không được xây dựng kịp thời. Đây là tình trang chung của trường trung cấp có ít kinh phí.

2.2.3 Nội dung chương trình đào tạo nghề

Các khố đào tạo của nhà trường được tổ chức đào tạo hệ chính qui là: Đối với đối tượng tuyển sinh có đầu vào tốt nghiệp THCS: hệ Trung cấp nghề đào tạo: 36 tháng.

Đối với đối tượng tuyển sinh có đầu vào tốt nghiệp THPT: hệ Trung cấp nghề đào tạo: 24 tháng.

Hệ Sơ cấp nghề đào tạo: từ 3 tháng đến dưới một năm.

Điểm mạnh: về cơ bản, chương trình đào tạo nghề của trường được

xây dựng khá bài bản với sự tham gia của cán bộ, giáo viên trường và các chuyên gia trong lĩnh vực ngành nghề đào tạo, trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ theo qui định, được cơ quan quản lí dạy nghề cấp tỉnh phê duyệt và cấp phép hoạt động. Các chương trình đều thoả mãn các yêu cầu:

- Bảo đảm tính khoa học, tính hệ thống, tính thực tiễn và linh hoạt đáp ứng sự thay đổi của kỹ thuật công nghệ, của thị trường lao động.

- Phân bố hợp lí thời gian giữa các khối kiến thức, kỹ năng nghề và trình tự thực hiện các mơn học, mơ-đun để thực hiện mục tiêu đào tạo nghề có hiệu quả.

- Bảo đảm tính liên thơng giữa các trình độ đào tạo nghề, đồng thời có tính đến liên thơng với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân.

- Tiếp cận trình độ đào tạo nghề tiên tiến của khu vực và thế giới

Nội dung đào tạo theo đúng quy định chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đối với hệ đào tạo TCN, SCN các ngành nghề. Cụ thể các nội dung như:

- Khối kiến thức chung: Chính trị, Pháp luật, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phịng. Khối kiến thức văn hố cơ bản, khối kiến thức kỹ thuật cơ sở. Học sinh phải nắm vững làm nền tảng cho việc tiếp thu những kiến thức ở bậc cao hơn khi tham gia vào thị trường lao động. Khối kiến thức chuyên môn phải làm chủ các ngành nghề, nắm vững lí thuyết thành thạo tay nghề.

Phân bổ thời gian cho các môn học và mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm 75%-85 %, dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm 15%-25%;

- Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết chiếm 15%-35%, thực hành chiếm 65%-85%.

Mặt hạn chế, tồn tại:

Công tác soạn thảo điều chỉnh nội dung chương trình đào tạo nghề của trường ít được đầu tư kinh phí. Giáo trình được xây dựng tự phát nên chất lượng chưa cao.

Sự tham gia, huy động các nhà khoa hoc, cán bộ kỹ thuật để xây dựng chương trình cịn chưa nhiều, cịn phụ thuộc vào mối quan hệ của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gắn đào tạo nghề với chương trình đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp tại tỉnh bạc liêu (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)