32 Các biện pháp để nâng cao đào tạo gắn với các chƣơng trình đổi mớ
3.2.3 Xây dựng cơ sở thực hành tại các doanh nghiệp để rèn luyện,
phát triển các kỹ năng nghề nghiệp thực tế trong q trình đổi mới cơng nghệ cho sinh viên trong quá trình đào tạo.
a) Cơ sở để đề ra biện pháp.
Theo nguyên lý giáo dục: Học đi đôi với hành, đào tạo gắn liền với sản xuất, trong khi việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho giảng dạy, đặc biệt là các thiết bị cho thực hành nghề hiện nay còn nhiều bất cập. Vừa thiếu
về số lượng vừa lạc hậu về công nghệ so với yêu cầu ngày càng tăng của thực tế sản xuất.
Chính vì vậy mà tạo lập mối liên kết đào tạo và xây dựng cơ sở thực hành tại các doanh nghiệp để rèn luyện, phát triển các kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên trong q trình đào tạo là một hướng đi thích hợp và là một mơ hình cần được nhân rộng trong điều kiện hiện nay.
Thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục của Đảng và nhà nước ta hiện nay.
b) Ý nghĩa của biện pháp.
Nhà trường tận dụng được cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc của doanh nghiệp để tổ chức cho học sinh thực tập.
Khai thác và học tập được kinh nghiệm, kiến thức của cán bộ kỹ thuật và công nhân bậc cao của các doanh nghiệp.
Học sinh ra trường có kiến thức và kỹ năng thực hành nghề tôt đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp.
c) Tổ chức thực hiện.
- Có sự chỉ đạo từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và hưởng ứng của các doanh nghiệp trong việc tiếp nhận học sinh của trường vào doanh nghiệp thực tập sản xuất và cử cán bộ kỹ thuật tham gia hướng dẫn thực hành nghề.
- Nhà trường cần chủ động tạo lập mối quan hệ với các doanh nghiệp, đồng thời có kế hoạch hàng tháng, năm học để phối hợp với doanh nghiệp tổ chức thực hiện theo kế hoạch.
- Cử giáo viên đưa học sinh đến các doanh nghiệp để tham gia sản xuất, thực tập tay nghề, tiếp cận với thực tiễn, rèn luyện tác phong công nghiệp, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp.