32 Các biện pháp để nâng cao đào tạo gắn với các chƣơng trình đổi mớ
3.2.5 Hoàn thiện từng bước cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện
phục vụ công tác đào tạo.
a) Cơ sở để đề ra biện pháp.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện nguyên lý học đi đôi với hành và có ý nghĩa quan trọng để đảm bảo chất lượng đào tạo. Tuy nhiên do điều kiện kinh phí của Trường Trung cấp nghề Bạc Liêu nên việc đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị vẫn còn nhiều hạn chế.
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát thực trạng về cơ sở vật chất và phương tiện dạy học đối với cán bộ giáo viên
Đơn vị: %
T
T Nội dung
Mức độ đầy đủ Mức độ hiên đại
Đủ Tƣơng đối đủ Thiếu Hiện đại đối hiện Tƣơng đại Lạc hậu 1 Phòng học lý thuyết chuyên môn 53,3 33,3 13,3 2 Xưởng thực hành 46,7 26,7 26,7 3 Thư viện 33,3 26,7 40,0 4 Ký túc xá 0,0 13,3 86,7
5 Sân chơi và bãi tập thể
thao 26,7 40,0 33,3 6 Sách, giáo trình và các tài liệu khác 40,0 46,7 13,3 7 Các phương tiện và đồ dùng dạy học trên lớp 26,7 33,3 40,0 26,7 73,3 0,0 8 Các phương tiện thực hành 26,7 40,0 33,3 26,7 66,7 6,7 9 Các phương tiện và dụng cụ hoạt động VHVNTDTT 20,0 46,7 33,3 53,3 60,0 0,0
Bảng 3.2: Kết quả khảo sát thực trạng về cơ sở vật chất và phương tiện dạy học đối với học sinh – sinh viên
Đơn vị: %
TT Nội dung
Mức độ đầy đủ
Đủ Tƣơng đối
đủ Thiếu
1 Phịng học lý thuyết chun mơn 5,1 3,3 0,6
2 Xưởng thực hành 4,5 2,7 1,8
3 Thư viện 3,6 3 2,4
4 Ký túc xá 0,6 1,2 7,2
5 Sân chơi và bãi tập thể thao 3,3 3,3 2,4
6 Sách, giáo trình và các tài liệu khác 3,9 4,5 0,6
7 Các phương tiện và đồ dùng dạy học
trên lớp 3,6 3 2,4
8 Các phương tiện thực hành 3,3 4,2 1,5
9 Các phương tiện và dụng cụ hoạt động
vhVntdtt
2,4 4,8 1,8
Qua kết quả khảo sát thực tế về cơ sở vật chất và phương tiện dạy học của nhà trường cho thấy về cơ bản là thiếu. Chính vì vậy mà hồn thiện từng bước cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện phục vụ công tác đào tạo đối với nhà trường hiện nay là rất cần thiết.
b) Biện pháp thực hiện.
Thực tế ở Trường Trung cấp nghề Bạc Liêu thì việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học cịn gặp rất nhiều khó khăn do nên thiếu các điều kiện về sinh hoạt, học tập, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học còn thiếu rất nhiều lại không đồng bộ. Qua số liệu điều tra cho thấy: 100% cán bộ giáo viên và học sinh được hỏi cho rằng các điều kiện còn thiếu như: Phịng học lý thuyết chun mơn, xưởng thực hành, thư viên, ký túc xá, sân chơi và bãi tập thể thao, sách giáo trình và các tài liệu khác, các phương tiện và đồ dùng dạy học trên lớp, các phương tiện thực hành...
Từ đánh giá thực trạng, thông qua điều tra của cán bộ giáo viên và học sinh, tác giả đề tài xin đề cập các biện pháp tăng cường đầu tư và quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học vừa có tính cấp bách vừa có tính khả thi đó là:
- Hàng năm thông qua kiểm tra và kiểm kê 6 tháng đầu năm, cuối năm nhà trường cần có sự đánh giá, phân loại chất lượng cơ sở vật chất và các trang thiết bị để có hướng đầu tư, nâng cấp, tu sửa kịp thời phục vụ cho công tác dạy và học.
- Căn cứ vào mục tiêu phát triển của nhà trường, căn cứ vào quy mô đào tạo cần quy hoạch tổng thể, lập các dự án, xây dựng các kế hoạch đề nghị các cơ quan nhà nước đầu tư kinh phí để phát triển nhà trường theo từng giai đoạn.
- Biên soạn mới giáo trình giảng dạy các nghề mới, đồng thời chú trọng đổi mới, cải tiến nội dung chương trình phù hợp với cơng nghệ tiên tiến và cập nhật các kiến thức mới bằng các giải pháp như: Huy động các chuyên gia, giáo viên, các cán bộ kỹ thuật của các doanh nghiệp có kinh nghiệm, có trình độ, các cán bộ khoa học của các viện nghiên cứu.
- Đầu tư có trọng điểm để nâng cấp hệ thống phòng học chuyên môn, giảng đường, thư viện, xưởng thực hành.
- Đầu tư xây dựng ký túc xá, đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân thực hiện chủ trương xã hội hoá bằng cách liên kết đầu tư xây dựng và khai thác sử dụng.
- Tăng cường đầu tư mua sắm các trang thiết bị phục vụ giảng dạy và liên kết phối hợp, tạo mối quan hệ để thành lập các cơ sở thực hành tại các doanh nghiệp.
- Tập hợp các nguồn lực từ kinh phí tự có do liên kết đào tạo, các dịch vụ để đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ đào tạo. Đồng thời phát huy nội lực của đội ngũ cán bộ giáo viên, học sinh trong việc tự làm các mơ hình học cụ, đồ dùng dạy học.
- Ngồi ra cần tăng cường cơng tác quản lý để khai thác sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đã được đầu tư, có kế hoạch kiểm tra, đánh giá và tu sửa thường xuyên nhằm nâng cao hiêu quả và kéo dài liên hạn sử dụng.
- Một số nhiệm vụ trọng tâm trước mắt và lâu dài:
+ Quy hoạch và lập dự án đầu tư xây dựng ký túc xá, thực hiện theo Quyết định số 65/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề thuê. 22
Đồng thời huy động công tác xã hội hoá trong xã hội.
+ Quy hoạch mở rộng các xưởng thực hành theo mơ hình các doanh nghiệp đầu tư tại trường để liên kết, kết hợp giữa sản xuất và thực tập tay nghề.
+ Đầu tư mở rộng thêm các phòng học lý thuyết, tổ chức củng cố, nâng cấp thư viện, cải tạo hệ thống sân chơi, bãi tập phục vụ công tác đào tạo và các hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thao.
+ Xây dựng và ban hành quy chế về quản lý, sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học. Giám sát sử dụng nguồn tài chính, đảm bảo đầu tư đúng mục đích, đảm bảo thực hành tiết kiệm chống lãng phí, đảm bảo nguyên tắc và các quy định.
+ Phát động phong trào tự làm các đồ dùng dạy học trong giáo viên, vừa để tăng thêm phương tiện dạy học, đồng thời làm cơ sở cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy.