Cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gắn đào tạo nghề với chương trình đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp tại tỉnh bạc liêu (Trang 59)

3.1.1 Quan điểm của Đảng về vị trí, vai trị của khoa học cơng nghệ21

Quan điểm của Đảng về phát triển và ứng dụng KH CN (khoa học và công nghệ) là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; là một nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong hoạt động của các ngành, các cấp.

Quán triệt và thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về khoa học và công nghệ được đã được cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Bạc Liêu thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, từ đó hoạt động khoa học và cơng nghệ trong những năm qua đã có nhiều đổi mới, tạo được sự chuyển biến trong nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở hiểu rõ hơn về vai trị, vị trí của KH CN;qua đó huy động được các thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân tham gia nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH CN vào sản xuất và đời sống, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Bạc Liêu đã ban hành các văn bản quản lý, cơ chế, chính sách kịp thời, hiệu quả; tổ chức triển khai thực hiện một số đề án công tác quan trọng như: Về tổ chức bộ máy quản lý KH CN ở các sở, ban, ngành và các huyện, thành phố đã phát huy tác dụng trong thực tiễn của tỉnh và được áp dụng ở nhiều địa phương trong cả nước; về xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức khoa học và cơng nghệ; xã hội hố đầu tư cho hoạt động khoa học và cơng nghệ; các cơ chế, chính sách khuyến khích tầng lớp nhân dân hăng hái thi đua lao động

21

Tạp trí của Ban Tuyên giáo Trung ương, ngày 31/7/2014, tác giả: Trương Vũ Hùng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

sáng tạo khoa học - công nghệ; hỗ trợ các doanh nghiệp, người sản xuất ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hố Bạc Liêu,…

Từ đó việc đẩy mạnh ứng dụng hoạt động khoa học và công nghệ được thực hiện khá tốt như: phát triển dịch vụ KH CN; xây dựng và phát triển thị trường cơng nghệ; khuyến khích hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, phổ biến tri thức khoa học và công nghệ và kinh nghiệm thực tiễn; tạo điều kiện thuận lợi cho Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật thực hiện tốt kinh nghiệm của mình.Khuyến khích các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, phổ biến, ứng dụng thành tựu KH CN, tăng cường nhân lực KH CN và chuyển giao công nghệ về cơ sở, chú trọng địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn như: đầu tư cơng nghệ lọc nước, biogas, năng lượng mặt trời, thư viện điện tử,…

Đến nay, việc áp dụng các cơng trình nghiên cứu khoa học tại địa phương góp phần rất lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sản xuất và đời sống. Cụ thể: có 61 cơng trình khoa học, áp dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng; 07 cơng trình khoa học, tạo sản phẩm mới, năng suất mới, chất lượng mới, nhất là cho xuất khẩu; 01 cơng trình khoa học, tạo ra ngành nghề mới tạo thêm việc làm; 03 cơng trình khoa học, phát triển một số xí nghiệp nhỏ ở nơng thơn trên cơ sở cơng nghệ truyền thống được cải tiến; 04 cơng trình khoa học, khai thác hợp lý, có hiệu quả các vùng đất mặn, phèn, ven biển. Thành lập khu công nghệ cao chuyên ngành (khu công nghệ sinh học, mơ hình nơng nghiệp cơng nghệ,…), thành lập các Trung tâm ứng dụng khoa học và công nghệ cấp huyện,… bước đầu phát huy có hiệu quả.

Nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhất là việc triển khai ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào cuộc sống dần nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa góp phần

phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh đã đề ra định hướng nhiệm vụ phát triển khoa học - cơng nghệ đến năm 2020, tầm nhìn 2030 như sau:

Một là, tiếp tục thực hiện đổi mới cơ chế hoạt động khoa học và công

nghệ, các ngành, các cấp sát cánh với doanh nghiệp, coi doanh nghiệp là đối tượng trọng tâm để hoạt động KH CN có tác động và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh thông qua các hoạt động: hỗ trợ đổi mới công nghệ; tăng cường xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ; đẩy mạnh phong trào tăng năng suất, chất lượng, phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho các nhiệm vụ KH CN phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế nhà nước hỗ trợ 30% kinh phí. Áp dụng quy định về việc hỗ trợ khơng thu hồi đối với các dự án sản xuất thử nghiệm. Phát huy vai trò KH CN, tạo động lực cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.

Hai là, phát triển và kiện toàn hệ thống các trung tâm ứng dụng khoa

học và cơng nghệ kể cả cấp huyện; hồn thiện kết cấu hạ tầng thông tin; tăng cường huy động các nguồn nhân lực KH CN thông qua việc xây dựng các đề án thu hút nguồn nhân lực, chương trình đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, gửi cán bộ tham gia các chương trình đào tạo, nghiên cứu ở nước ngồi; vận dụng linh hoạt cơ chế “cần sử dụng, không cần sở hữu” để huy động được các nguồn nhân lực tham gia hoạt động KH CN ở địa phương; tăng cường cán bộ hoạt động KH CN cấp huyện; xây dựng vườn ươm doanh nghiệp KH&CN, công viên KH&CN.

Ba là, thực hiện các đề tài, dự án trọng điểm, không đầu tư dàn trải.

Công tác định hướng và xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học phải bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Về khoa học kỹ thuật, các đề tài nghiên cứu tập trung vào các giải pháp tạo tính bền vững trong trồng trọt, thuỷ sản, chăn nuôi đồng thời nâng cao chất lượng, sản lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị thường. Chọn lọc các sản phẩm mới phù hợp với Bạc Liêu cho giá trị kinh tế cao.

Bốn là, các đề tài khoa học xã hội và nhân văn tập trung xây dựng luận

cứ khoa học cho các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, lựa chọn các vấn đề ưu tiên để cụ thể hố kịp thời các Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương; tổng kết thực tiễn và đề xuất các giải pháp về nâng cao năng lực, hiệu quả trong quản lý kinh tế - xã hội; nghiên cứu, giải quyết vấn đề phân hoá giàu - nghèo, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, …

Năm là, chuyển giao và ứng dụng các thành tựu KH CN vào tất cả các

lĩnh vực sản xuất và đời sống; chú trọng lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, ưu tiên ứng dụng công nghệ sinh học; chú trọng phát triển các ngành sử dụng công nghệ cao; xây dựng và phát triển các mơ hình sản xuất bền vững.

Sáu là, phát triển công nghiệp chế biến, dịch vụ thương mại; ứng dụng

tiến bộ KH CN để sản xuất các giống cây, con năng suất cao, chất lượng tốt; tăng cường xây dựng và nhân rộng các mơ hình sản xuất hiệu quả, phù hợp sinh thái, từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp; đa dạng hố cây trồng, vật ni; nâng cao tỷ trọng ngành chăn nuôi gắn với phát triển công nghiệp chế biến nơng, thuỷ sản; phát triển các mơ hình lâm - ngư, du lịch sinh thái trên quan điểm bảo vệ môi trường, tăng hiệu quả kinh tế - xã hội.

Bảy là, tập trung nguồn lực xây dựng từ 5-7 dự án KH CN mang tính

đột phá từ nguồn lực địa phương, làm thay đổi lớn cách thức tổ chức canh tác, cơ cấu cây trồng vật nuôi, năng suất và chất lượng của các sản phẩm chủ lực, nâng cao mức sống của người dân. Đây là các mơ hình mẫu về ứng dụng KH CN vào cách tổ chức sản xuất - kinh doanh, là động lực để nền kinh tế Bạc Liêu phát triển

3.1.2 Định hướng mục tiêu phát triển công tác đào tạo của Trường Trung cấp nghề Bạc Liêu

Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII, các Nghị quyết của BCH TW lần thứ Tư khoá VII, lần thứ Hai khoá VIII về định hướng chiến lược phát triển khoa học và công

nghệ trong thời kỳ CNH - HĐH đât nước, Nghi quyết Đại hội Đảng bộ nhà trường nhiệm kỳ XVII về mục tiêu, phương hướng công tác đào tạo nghề, cụ thể là:

Tiếp tục thực hiện đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, mở rộng quy mô và đa dạng hố các loại hình đào tạo đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các đơn vị. Tạo cơ hội tốt nhất cho người lao động có khả năng tìm kiếm việc làm, ổn định đời sống.

Trường Trung cấp nghề Bạc Liêu đã xác định nhiệm vụ là đào tạo 2 cấp trình độ: Trung cấp nghề và sơ cấp nghề các nghề.

Thường xuyên cải tiến phương pháp giảng dạy, lấy người học làm trung tâm và lấy phương châm học đi đôi với hành.

Mở rộng liên kết đào tạo với các trường, các cơ sở kinh tế trong và ngoài nước, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành đào tạo.

3.2 Các biện pháp để nâng cao đào tạo gắn với các chƣơng trình đổi mới của các doanh nghiệp tại Bạc Liêu

Sự nghiệp CNH - HĐH đất nước và nền kinh tế thị trường đòi hỏi rất cao về chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng đào tạo phải được coi là sức mạnh cạnh tranh quan trọng nhất đảm bảo sự hưng thịnh và phát triển bền vững của các quốc gia. Chất lượng chính là sự tồn tại của cơ sở đào tạo.

Để nâng cao chất lượng đào tạo gắn với các chương trình đổi mới của các doanh nghiệp tại Bạc Liêu, trên cơ sở nghiên cứu lý luận ở chương 1 tác giả đề xuất một số biện pháp như sau:

3.2.1 Phối hợp chặt chẽ giữa Trường với các doanh nghiệp trong việc đổi mới mơ hình đào tạo gắn liền với chương trình chuyển đổi cơng nghệ đổi mới mơ hình đào tạo gắn liền với chương trình chuyển đổi cơng nghệ của doanh nghiệp (Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức).

3.2.1.1 Phối hợp đổi mới mục tiêu, nội dung đào tạo.

Từ thực trạng công tác quản lý mục tiêu, nội dung đào tạo của nhà trường trong những năm qua, đặc biệt là sự phối hợp giữa nhà trường và các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế nhất định. Để nâng cao chất lượng đào tạo

thì nội dung đào tạo nghề phải gắn với yêu cầu của hoạt động sản xuất, gắn lý thuyết với thực hành tay nghề và cái đích cuối cùng là trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, những kỹ năng nghề thành thục, có đạo đức, sức khoẻ và có khả năng thích ứng với sự thay đổi của cơng nghệ. Chính vì vậy mà đổi mới mục tiêu, nội dung đào tạo là việc hết sức quan trọng và cần thiết đối với nhà trường.

a) Cơ sở để đề ra biện pháp

Mục tiêu đào tạo nghề phải trên cơ sở quy định của Luật dạy nghề, các quy định của Tổng cục Dạy nghề - Bộ Lao động Thương binh và xã hội ban hành. Đồng thời mục tiêu phải gắn với yêu cầu của thị trường lao động, trong khi đó u cầu của thị trường lao động ln ln thay đổi và địi hỏi trình độ ngày càng cao do sự thay đổi của công nghệ và do tính cạnh tranh của kinh tế thị trường. Chính vì thế mà mục tiêu đào tạo nghề cũng phải được đổi mới để đáp ứng yêu cầu.

Nội dung chương trình đào tạo là những kiến thức, những kỹ năng nghề nghiệp mà nhà trường cần truyền tải và trang bị cho học sinh trong quá trình đào tạo bao gồm: Lý thuyết, kỹ năng thực hành nghề, đạo đức, tác phong làm việc…Trong quá trình phát triển của xã hội hiện nay thì sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ của cơng nghệ tiên tiến, địi hỏi người học phải nắm bắt được thơng tin, nắm bắt được chương trình đổi mới cơng nghệ của doanh nghiệp. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề, vì vậy việc phối hợp giữa nhà trường và các doanh nghiệp đổi mới nội dung chương trình đào tạo cho phù hợp với yêu cầu sản xuất là hết sức cần thiết.

Trong công tác đào tạo nguồn nhân lực hiện nay, một yêu cầu rất quan trọng đó là nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn của học sinh ra trường, điều đó địi hỏi nội dung chương trình đào tạo phải có tính thực tiễn, phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất nhằm tạo thêm cơ hội tìm kiếm việc làm cho học sinh sau khi ra trường.

Việc đa dạng hố các loại hình đào tạo như dài hạn, ngắn hạn, nâng bậc, bổ sung nghề cũng đòi hỏi đổi mới mục tiêu, nội dung đào tạo cho phù hợp và tương ứng với từng loại hình và ngành nghề đào tạo.

b) Mục tiêu của biện pháp.

Thống nhất ngay từ nhận thức của lãnh đạo nhà trường và lãnh đạo các doanh nghiệp về sự cần thiết phải phối hợp để đổi mới mục tiêu đào tạo theo hướng mềm hoá, linh hoạt và đa dạng hoá các loại hình đào tạo.

Căn cứ vào yêu cầu thực tiễn của sản xuất, Trường và doanh nghiệp phối hợp xây dựng được các tiêu chí, chuẩn nghề cần đạt được sau khi học để xác định mục tiêu đào tạo.

Định hướng được toàn bộ quá trình đào tạo nghề của nhà trường và sự phối hợp đảm bảo đúng hướng, trọng tâm và đảm bảo chất lượng.

Việc đổi mới nội dung đào tạo trước hết phải gắn nội dung đào tạo trong nhà trường với thực tế với chương trình đổi mới cơng nghệ của doanh nghiệp. Thống nhất về nội dung giữa lý luận và thực tiễn, giữa lý thuyết và thực hành trên cơ sở điều kiện cơng nghệ của từng đơn vị.

Tăng tính chuẩn mực của nội dung chương trình đào tạo, đồng thời tăng tính thống nhất về nội dung giữa nhà trường và các cơ sở doanh nghiệp.

c) Lập kế hoạch thực hiện biện pháp:

Trước tiên là các doanh nghiệp cần lập kế hoạch chương trình đổi mới cơng nghệ trong thời gian tới.

Lập kế hoạch phối hợp đổi mới mục tiêu, nội dung đào tạo là vấn đề hết sức quan trọng, nó là cơ sở ban đầu để hình thành sự thống nhất, tư duy đổi mới và trách nhiệm của từng đơn vị liên quan (Đặc biệt là sự tham gia của các doanh nghiệp)

Trên cơ sở từng năm học, căn cứ vào quy mô, số lượng và ngành nghề đào tạo. Nhà trường chủ động xây dựng kế ho ạch chi tiết mở hội nghị mời các doanh nghiệp có liên quan đến quá trình đào tạo thảo luận thông nhât những nội dung cần đổi mới.

d) Tổ chức thực hiện biện pháp.

- Phối hợp đổi mới mục tiêu, nội dung đào tạo phải được quán triệt đến hệ thống cán bộ ở nhà trường và hệ thống lãnh đạo các doanh nghiệp.

- Tổ chức hội thảo giữa trường, doanh nghiệp để triển khai kế hoạch và đề ra lịch trình, phân cơng nhiệm vụ cho các tập thể, cá nhân phụ trách.

- Đối với nhà trường chủ động phân công trách nhiệm cho các đơn vị, các giáo viên liên quan. Tổ chức cho CBGV đi thăm quan, trao đổi tại các doanh nghiệp để chuẩn bị nội dung đổi mới.

- Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện của từng đơn vị, từng cá nhân theo kế hoạch.

e) Điều kiện để thực hiện.

- Trách nhiệm của các đơn vị, giáo viên liên quan trong việc nghiên cứu, đề xuất các nội dung trong quá trình tổ chức thực hiện.

- Qn triệt chủ trương xã hội hố cơng tác dạy nghề đối với các doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gắn đào tạo nghề với chương trình đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp tại tỉnh bạc liêu (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)