0
Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Thực tiễn về tặng cho quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu HỢP ĐỒNG TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 56 -57 )

Hiện nay trên thực tế tặng cho quyền sử dụng đất diễn ra rất đa dạng và phong phú, bao gồm nhiều chủ thề tham gia với nhiều hình thức tặng cho quyền sử dụng đất khác nhau như: Tặng cho bằng miệng (hợp đồng miệng), tặng cho bằng cách lập văn bản có xác nhận của người làm chứng hoặc không có xác nhận của người làm chứng, không có xác nhận của chính quyền địa phương, tặng cho bằng cách lập hợp đồng có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc chứng nhận của phòng công chứng... Chủ thể tặng cho thì cũng đa dạng như: bố mẹ tặng cho con cái, ông bà tặng cho các cháu, anh chị em tặng quyền sử dụng đất cho nhau hoặc cũng có khi hộ gia đình tặng quyền sử dụng đất cho Nhà nước, cho cộng đồng dân cư hay các tổ chức kinh tế tặng cho nhà tình nghĩa gắn liền với quyền sử dụng đất cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng...; đối tượng là quyền sử dụng đất được tặng cho cũng rất phong phú, bao gồm nhiều loại quyền sử dụng đất khác nhau như: quyền sử dụng đất ở, quyền sử dụng đất vườn, quyền sử dụng đất nông nghiệp, quyền sử dụng đất phi nông nghiệp..., có những trường hợp còn tặng cho nhau cả đất công (đất lấn chiếm của Nhà nước), đất đang có tranh chấp hoặc chưa được Nhà nước cho phép hợp thức hóa. Về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất cũng có nhiều loại, bao gồm hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất không có điều kiện và hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện. Đối với hợp đồng tặng

cho quyền sử dụng đất có điều kiện thì điều kiện đặt ra thường là các nghĩa vụ mà người được tặng cho phải thực hiện trước hoặc sau khi được tặng cho như: phải chăm sóc nuôi dưỡng người tặng cho đến lúc về già, phải thờ cúng tổ tiên và người tặng cho khi người đó chết hoặc phải làm nhà hay xin việc làm cho một người thứ ba nào đó...

Một phần của tài liệu HỢP ĐỒNG TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 56 -57 )

×