ƢƠN 1 : Ơ SỞ LÝ TUYẾT
2.1. Lỗi lặp từ/ngữ đoạn
Một trong những yêu cầu cơ bản của văn bản, đặc biệt là văn bản báo chí là phải đầy đủ nội dung song phải được trình bày một cách cơ đọng, vừa đủ về dung lượng. hính vì thế, hiện tượng lặp từ cần phải tránh.
Lặp từ là việc dùng nhiều lần một từ/ một ngữ đoạn trong một câu hoặc trong những câu liền kề nhau. ó một số trường hợp, người ta sử dụng phép lặp từ với những tác dụng như: Lặp từ để liên kết các câu trong văn bản, lặp từ để diễn đạt chính xác ý, nhấn mạnh ý… Ngồi những trường hợp trên thì việc lặp từ/ngữ đoạn làm cho câu, đoạn văn trở nên nặng nề, lủng củng và bị xem như là lỗi dùng từ.
Qua khảo sát 128 số báo Hà Nội mới điện tử năm 2016 chúng tôi
nhận thấy lỗi lặp từ diễn ra khá phổ biến với 39 lỗi tương đương với 38,6% tổng số lỗi về từ vựng thường gặp.
Ví dụ 1:
Chào đón năm mới 2016, nhiều địa điểm trên địa bàn Hà Nội sẽ trở thành những sân khấu lớn với những chương trình nghệ thuật được dàn
dựng hoành tráng. Điều thú vị, nhiều địa điểm sẽ tổ chức các chương trình vào đêm 31/12, đúng thời khắc đón năm mới để nhân dân cùng đếm ngược
chào năm mới 2016. (văn hóa, số ra ngày 1.1.2016)
Các ngữ đoạn “chào năm mới”, “chào đón năm mới” được tác giả sử dụng rất nhiều lần. Thay vì sử dụng lặp như vậy, chúng ta có thể thay bằng các cụm từ có ý nghĩa tương đồng như: “giao thừa”, “xuân sang”, “mùa
xuân mới”,… Bên cạnh đó, từ “những” cũng được lặp 2 lần trong một câu mà không thật sự cần thiết. Áp dụng thủ pháp cải biến, chúng tơi sửa lại ví dụ trên như sau:
Chào đón năm mới 2016, nhiều địa điểm trên địa bàn Hà Nội sẽ trở thành sân khấu lớn với những chương trình nghệ thuật được dàn dựng
hoành tráng. Điều thú vị, nhiều địa điểm sẽ tổ chức các chương trình vào đêm 31/12, đúng thời khắc giao thừa để nhân dân cùng đếm ngược chào đón năm mới 2016. (văn hóa, số ra ngày 1.1.2016)
Ví dụ 2:
1 văn bản cam kết thực thi đầy đủ các quy định của pháp luật về quyền tác giả hoặc bản sao hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với tác giả
hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. (Văn hóa, số ra ngày 13.4.2016)
Liên từ “hoặc” được tác giả sử dụng ba lần trong cùng một câu làm câu trở nên rối về cả hình thức lẫn nội dụng, người đọc không thể hiểu trọn vẹn được thông tin mà tác giả muốn truyền tải. Hơn nữa, “1” tác giả sử dụng số là chưa chính xác. Vì vậy, để câu chặt chẽ, sắc bén hơn chúng tôi đề xuất lược bớt liên từ “hoặc” và sửa “1” thành “Một”, cụ thể như sau:
Một văn bản cam kết thực thi đầy đủ các quy định của pháp luật về quyền tác giả, bản sao hợp đồng, văn bản thỏa thuận với tác giả hoặc chủ
sở hữu quyền tác giả. (Văn hóa, số ra ngày 13.4.2016)
Ví dụ 3:
Đồng thời, Bí thư Hồng Trung Hải nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối năm gồm: Phát triển kinh tế- xã hội, tiếp tục chỉ đạo quyết liệt cơng tác cải cách hành chính và chuẩn bị và tổ chức thật tốt cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp của TP Hà Nội nhiệm kỳ 2016-2021 diễn ra nghiêm túc, thành công. (Nhân sự, số ra ngày 18.3.2016)
Ở ví dụ này, tác giả sử dụng liên từ “và” ba lần khiến câu trở nên không rõ nghĩa, luẩn quẩn. Trong khi đó, nếu thay một liên từ “và” bằng
dấu phẩy thì câu sẽ trở nên gọn nghĩa, tường minh hơn. Vì vậy chúng tơi đề xuất sửa lại như sau:
Đồng thời, Bí thư Hồng Trung Hải nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối năm gồm: Phát triển kinh tế- xã hội, tiếp tục chỉ đạo quyết liệt cơng tác cải cách hành chính, chuẩn bị và tổ chức thật tốt cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp của TP Hà Nội nhiệm kỳ 2016-2021 diễn ra nghiêm túc, thành công. (Nhân sự, số ra ngày 18.3.2016)