Người kể chuyện ẩn mình qua hình thức trần thuật từ ngôi thứ ba

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật trần thuật trong truyên ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 31 - 36)

1 .Giới thuyết về người kể chuyện trong tác phẩm tự sự

1.2.2 Người kể chuyện ẩn mình qua hình thức trần thuật từ ngôi thứ ba

Tìm hiểu các sáng tác của nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư, bên cạnh nhiều truyện được kể theo ngôi thứ nhất với điểm nhìn bên trong còn xuất hiện người kể chuyện ẩn mình qua hình thức trần thuật từ ngôi thứ ba. Đây không phải là hình thức trần thuật mới mẻ trong lịch sử phát triển của thể loại tự sự, nó đã có trong truyện kể văn học dân gian và văn học trung đại. Nhưng bước vào quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam, cùng với việc xuất hiện hình thức trần thuật từ ngôi thứ nhất, hình thức trần thuật từ ngôi thứ ba cũng có những biến đổi đáng kể. Đến văn học đương đại, hình thức trần thuật từ ngôi thứ ba thực sự phát huy tác dụng. Ở đó, người kể chuyện đã hòa nhập

vào nhân vật, giúp nhân vật nói lên những tâm sự thầm kín của nhân vật, cũng chính là tựa vào giác quan, tâm hồn nhân vật để người kể biểu hiện cảm nhận về thế giới. Một số truyện của Nguyễn Ngọc Tư được kể theo ngôi thứ ba

như: Nhớ sông, Huệ lấy chồng, Đau gì như thể, Chuyện của Điệp, Cuối mùa

nhan sắc, Ngày đùa, Bởi yêu thương,…Nếu như ở ngôi kể thứ nhất, câu

chuyện mang đậm tính chủ quan thì truyện được kể theo ngôi kể thứ ba lại mang tính khách quan.

1.2.2.1 Kể theo điểm nhìn của chính mình

Với điểm nhìn của chính mình, người kể chuyện đứng ở bên ngoài thế giới truyện kể để quan sát, hoặc hoàn toàn giấu mình, kể lại câu chuyện một cách khách quan, lạnh lùng hoặc tự bộc lộ qua ngôn ngữ biểu cảm, qua những lời giải thích, bình luận xen vào câu chuyện. Đây là dạng thức kể chuyện quen thuộc trong hình thức trần thuật từ ngôi thứ ba. Khảo sát các tập truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi nhận thấy rằng phương thức tự sự này chỉ tồn tại ở cấp độ thấp hơn văn bản (đoạn, cảnh, câu) chứ không xuất hiện ở cấp độ

toàn văn bản. Như truyện Hiu hiu gió bấc và Cảm giác trên đây vừa được kể

theo điểm nhìn của chính người kể chuyện hàm ẩn vừa kể theo điểm nhìn của các nhân vật trong truyện.

Ngay đầu truyện Hiu hiu gió bấc người kể chuyện giới thiệu về nhân

vật: “Ở cái xóm nhỏ ven thành phố này người ta nhắc tới anh Hết còn nhiều hơn chủ tịch tỉnh đi họp. Đứa nào hỗn hào, lười biếng, má nó biểu lại coi thằng Hết kìa, ba mươi mấy tuổi đầu rồi, ngày đi làm thuê, chiều về lụi hụi chui vô bếp nấu cơm, gặt giũ cho cha già, hiếu thảo thấy mà thương”. Đó là lời của người kể chuyện hàm ẩn không những giới thiệu về nhân vật chính là anh Hết mà còn bộc lộ tình cảm của người kể trước cảnh tình của anh “thấy mà thương”. Với giọng điệu ấy người kể chuyện hàm ẩn đã kể lại chuyện tình buồn giữa anh Hết và chị Hoài. Có những lúc người kể chuyện không hề che

giấu cảm xúc của cá nhân: “Ai nghe nói cũng thương. Đúng là tên sao thì người vậy, chịu thương chịu khó hết mình, hiếu thảo hết mình…Thời đó, tuổi đó, người ta thương không nhìn gia cảnh, địa vị. Tuổi đó, người ta yêu không ngại ngần, không e dè, rào cản, họ để lòng tự nhiên như dòng chảy của sông”. Có thể thấy trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, người kể chuyện hàm ẩn nhiều khi công khai thể hiện những cảm xúc và nhận xét của chính mình. Những câu hỏi kết thúc truyện, những câu văn buông lơi như chính tiếng lòng đồng cảm của người kể chuyện với nhân vật: “Nhưng mà chờ tới chừng nào lận? Ai mà biết. Mùa này gió bấc hiu hiu lại về”. Tuy nhiên, ở nhiều đoạn, điểm nhìn đã được trao cho nhân vật. Đó là khi anh Hết thể hiện lòng thương tía: “Chừng này tuổi rồi, mỗi khi anh đặt lưng xuống bộ vạc, lại nhớ ngơ nhớ ngẩn lời hát của tía anh ngày xưa. Buồn lắm, nghe đứt ruột lắm. Càng nhớ anh càng thương ông”. Và khi anh muốn bộc bạch nỗi lòng với chị Hảo, người để lòng thương anh: “Anh chưa dám nhìn thẳng vô mắt chị Hoài để cười, chưa dám nựng nịu con của chị Hoài mỗi khi chị bồng nó đi tiêm ngừa. Chưa thanh thản để chào nhau như một người bạn gặp một người bạn. Hảo có hiểu không?”.

Cảm giác trên đây cũng là câu chuyện được kể dưới điểm nhìn của

chính nhân vật người kể chuyện. Mở đầu vẫn là lời giới thiệu về nhân vật: “Cô nghĩa vừa qua tuổi bốn mươi sáu, suốt từ trẻ đến giờ chỉ yêu và cưới đúng một người, sinh cho chồng hai thằng con đẹp trai như cha chúng. Mười tám năm cô dạy lịch sử cấp ba ở trường Phù Đổng, mười tám năm cô tới trường đúng giờ, kiểu thời trang ưa thích là áo dài, tóc dài”. Rồi bằng cái nhìn và giọng điệu của chính mình, người kể chuyện hàm ẩn đã nhận xét cụ thể hơn về cô Nghĩa: “Cô ăn nói nhỏ nhẹ, cười khẽ khàng, vui lắm cũng không thành tiếng. Đề tài ưa thích của cô khi tán gẫu với đồng nghiệp là chuyện cải cách sách giáo khoa và giá cả, rau đang lên. Cô không thỏa hiệp với những lời

nói đùa kiểu như “cô đẹp lắm…”, cô nghĩ ai đó mỉa mai mình”. Nhưng đến đoạn về biến cố trong cuộc đời cô khi gặp phải đứa học trò tinh quái, điểm nhìn đã được trao cho nhân vật: “Những lời yêu cô gặp nhiều hồi chưa lấy chồng, nhưng hơn chục năm rồi ít ai nhắc tới, nghe xa lạ quá chừng…Cô quay đi và nghĩ trò đùa này đã kết thúc…Cô nghĩ ngợi cho buổi chiều này bình thường như mọi buổi chiều đã trôi đi không tăm tích trong đời không có ai đó nói yêu cô”. Người trần thuật đã kể lại chuyện theo cái nhìn và cảm giác của nhân vật: “Cô Nghĩa thấy căng thẳng, cô chưa từng gặp phụ huynh học sinh để nói một chuyện giống như vầy…Tội nghiệp. Cô nghĩ tới hai từ đó suốt đường về, nhưng đi tới đầu hẻm thì mất hết cảm giác…Nghĩ trời đất ơi hên thiệt, thằng nhỏ giỡn chơi thôi, phải yêu thật thì nó sẽ khổ tâm lâu lắm, cô hơn nó tới hai mươi bốn tuổi, tình này sẽ không đi tới đâu hết…”.

Không giấu giếm, người kể chuyện hàm ẩn dưới điểm nhìn của chính mình trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư thể hiện những nhận xét, cảm xúc một cách thẳng thắn, tự nhiên. Đó là sự đồng cảm, thấu hiểu sâu sắc của nhà văn giành cho mỗi nhân vật, mỗi cảnh đời trong truyện. Tuy nhiên, để người kể chuyện bộc lộ mình một cách thuyết phục hơn còn có một hình thức kể khác, đó là khi người kể hóa thân vào nhân vật. Lúc này, câu chuyện được kể theo cái nhìn, giọng điệu của chính nhân vật trong truyện kể. 1.2.2.2 Kể theo điểm nhìn của nhân vật

Với điểm nhìn của nhân vật, người kể chuyện dễ dàng thuật lại những diễn biến khách quan của tình tiết, sự kiện. Lúc này, khung cảnh, sự vật, con người,…trong câu chuyện không phải do người kể miêu tả nữa mà nó được dựng lên dưới sự quan sát, cảm nhận của chính người trong truyện. Khảo sát truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi nhận thấy đây là dạng kể chuyện

Chuyện của Điệp, Nửa mùa, Nhớ sông, Nước chảy mây trôi, Biển người mênh mông, Duyên phận so le, Ngày đùa, Bởi yêu thương, Mộ gió, Rượu trắng,…

Phải là người sinh ra, sống và gắn bó sâu nặng với sông nước mới có những cảm nhận: “Mỗi lần qua sông Cái Lớn, Giang lại nghĩ, chắc tới già, tới chết, mình sẽ chẳng bao giờ rời chiếc ghe nầy đâu. Cũng khúc sông nầy, năm Giang mười tuổi, má Giang chết. Hôm đó, trời mưa nhỏ, nhưng gió nhiều, gió tạt tay chèo liêu xiêu. Nước từ vàm sông cuồn cuộn đổ ra. Chiếc ghe bạt nước

tấp vô xà lan chở cát” (Nhớ sông). Với Giang, dòng sông có một ý nghĩa đặc

biệt, là nơi lưu giữ xác người mẹ xấu số, nơi gia đình Giang lênh đênh kiếp thương hồ. Dòng sông là nỗi nhớ luôn thường trực trong lòng Giang, cô đã thuộc từng con kinh, con rạch, xuôi dòng, ngược dòng,…Dù đã cất bước theo chồng mà Giang không thể quên nổi ghe, muốn cất bước quay về “trời ơi, con nhớ ghe quá trời đất đi”. Từng cảnh, từng sự việc trong truyện diễn ra theo cảm nhận của nhân vật vì thế câu chuyện diễn ra vừa chân thực vừa sinh động.

Đặt dưới điểm nhìn của nhân vật, những gì được kể, tả đều nhuốm màu tâm trạng của người trải nghiệm: “Sáng mai thôi nó sẽ xuống Võ rồi ở miết nhà người ta. Nhớ cái cối xay bột dựa hàng kệ đựng tiêu, tỏi, dầu ăn, nước mắm…con mèo ngủ thiu thiu trên đầu bộ ngựa, mấy võng giăng quây quần quanh bồ lúa. Lối vô nhà trải đất đỏ, người đi ra đi vô mòn mấy hòn tròn tròn trọc lóc. Lối này đổ ra con đường chạy dài tới Vịnh Dừa. Đi chút nữa là tới

đám trâm bầu, chỗ con đập vào xóm Kinh Cụt…Và nhà ở đó” (Huệ lấy

chồng).

Ở truyện Thềm nắng sau lưng là những suy nghĩ đầy yêu thương, nhân

hậu của chàng trai trẻ: “Đôi lúc cậu thấy buồn, vì mình đã làm họ thất vọng vài ba lần…Có đôi lúc Bằng thấy đời mình hơi buồn. Bằng cố gắng giận ba về cái việc ông giang hồ ham chơi…Nhưng giận dữ và day dứt lại làm Bằng

thấy buồn hơn. Quên bỏ thì thấy nhẹ nhõm, hớn hở”. Hóa thân vào nhân vật, người kể chuyện đã cảm và hiểu hết những suy nghĩ sâu kín trong lòng nhân vật. Vì vậy, những nỗi đau khó diễn tả của nhân vật đã được người kể chuyện nói thay rất xúc động: “Nhưng rồi đến đây ông không biết phải diễn tả nỗi đau của mình như thế nào. Nỗi đau của một người mới hôm trước còn đề huề sống trong tình làng nghĩa xóm, chiều chiều khề khà vài chung rượu với mấy bạn già, say rồi hát tỉ tì ti, hôm sau đã thui thủi một mình. Làm sao diễn tả nỗi đau của người cha hôm trước còn bắt kiến vàng bu trên tóc con gái hôm sau đã

phải nghẹn ngào đứng xa xa ngó nó khổ đau” (Đau gì như thể).

Trong nghệ thuật tự sự truyền thống, người trần thuật thường phát huy một cách tối đa vai trò của mình khi kể chuyện. Người kể chuyện thường xuất phát từ điểm nhìn của chính mình để miêu tả thiên nhiên, chân dung và tâm lí nhân vật. Nhưng đến văn học đương đại, cách thức trần thuật đã thay đổi. Với việc di chuyển điểm nhìn vào nhân vật, người kể chuyện đã thu hẹp điểm nhìn của mình. Người kể chuyện chỉ kể, tả những gì mà nhân vật biết, thấy bằng chính cảm nhận của nhân vật. Điều đó đã tăng độ chân thực, khách quan cho câu chuyện. Trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, người kể chuyện hàm ẩn đã di chuyển điểm nhìn sang cho nhân vật, tạo nên cách kể chuyện đầy tính chất chủ quan, chất chứa những cảm xúc, tình cảm, trải nghiệm của cá nhân con người. Đó là lối kể chuyện mang chiều sâu đời sống nội tâm của chính chủ thể thẩm mĩ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật trần thuật trong truyên ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)