Người kể chuyện toàn tri với điểm nhìn di động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật trần thuật trong truyên ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 36 - 40)

1 .Giới thuyết về người kể chuyện trong tác phẩm tự sự

1.2.3 Người kể chuyện toàn tri với điểm nhìn di động

Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư không chỉ lôi cuốn người đọc bởi những câu chuyện tâm tình ở ngôi thứ nhất, chia sẻ những cảm xúc cùng nhân vật ở ngôi thứ ba mà còn có sự xuất hiện của người kể chuyện toàn tri với điểm nhìn di động. Người kể chuyện có khi kể chuyện mình, có khi lại kể chuyện người khác, các sự kiện vừa được hiện lên từ cái nhìn bên trong của

người tham dự vừa được hiện lên từ cái nhìn bên ngoài của người chứng kiến.

Tiêu biểu của kiểu kể truyện này là một số tác phẩm như: Cuối mùa nhan sắc,

Ngày đùa, Cánh đồng bất tận, Dòng nhớ, Nỗi buồn rất lạ, Hiu hiu gió bấc, Cải ơi,…

Truyện ngắn Nỗi buồn rất lạ được kể luân phiên qua các điểm nhìn. Từ

điểm nhìn của nhân vật “tôi” sang điểm nhìn của “ba tôi” và ngược lại, thậm chí có cả điểm nhìn của đối tượng được kể “ông Tư Đờ”. Chuyện kể về ông Tư Đờ là một người lính đã vượt qua biết bao gian khổ trong chiến tranh nhưng khi sống trong thời bình, bắt tay vào làm kinh tế, ông lại không chiến thắng được chính bản thân mình. Truyện mở ra qua cái nhìn khách quan của nhân vật “tôi”: “Vậy là ông Tư Đờ, giám đốc công ty xuất nhập khẩu bị bắt rồi. Tôi có biết ông, ông từng giàu có, từng hào phóng, từng nổi tiếng là chịu làm và làm mạnh, táo bạo…”. Với cái nhìn của một nhà báo, “tôi” có những đánh giá sâu sắc về sự giàu có nhanh chóng của ông trong khi “công ty ông ta thâm hụt mấy tỉ” đã dẫn đến “kết cuộc như vậy thôi, làm lớn mà”. Nhưng là một người bạn đã từng chiến đấu với nhau trong chiến tranh, “ba tôi” thật hết sức sửng sốt khi nghe tin bạn bị bắt: “Thằng Tư Đờ sao mậy, tao nghe đài nói như búa bổ, nó bị bắt phải không?”. Trong suy nghĩ và cảm nhận của ông, Tư Đờ luôn luôn là hình mẫu lý tưởng về “người tốt nhứt” trong những người tốt nên không thể có chuyện như thế xảy ra. Và nếu có thật thì “cha tôi” cũng cảm thấy “tao không đang tâm”. Không chỉ mở ra dưới cái nhìn của “tôi”, “ba tôi”, điểm nhìn có khi được di chuyển vào bên trong đối tượng được phản ánh. Ông Tư Đờ tự cảm thấy: “Chưa bao giờ tui sống được một ngày bình yên. Giặc bây giờ nằm tứ phía. Tụi nó giết mình ngọt ngào mà không hay. Bây giờ tụi nó bắn tui bằng đạn đường không hà. Ngấm đạn rồi mới hay. Đau lắm. Cực lắm”. Đó là cảm nhận đau đớn của người trong cuộc khi ngộ ra thì đã muộn màng rồi. Nhưng với cái nhìn bên ngoài, "tôi” tỏ ra lạnh lùng “Ổng

nói vậy cho mát lòng ba chứ cực nỗi gì”. Nhưng sau bao biến cố xảy ra, “tôi” có dịp nhìn lại mình và nhận ra sự lạnh lùng đến tàn nhẫn của chính mình đã thốt lên: “…Tôi thấy mình thà chết còn sướng hơn, chứ còn trai trẻ mà sống làm chi dửng dưng, tạnh quẽ với cuộc đời như thế này”.

Trong truyện Hiu hiu gió bấc, nhà văn cũng sử dụng sự luân phiên

điểm nhìn ở đoạn: “Bữa nào anh Hết cũng chổng mông thổi lửa, rồi dọn cơm sẵn, ngồi dựa cửa trước chờ tía anh về. Có bữa chờ tới mỏi mòn, để bụng đói, ngủ gà, ngủ gật. Người ở xóm bảo cứ ăn trước đi chứ chờ gì, anh cười, mâm cơm có ấm cúng, tía tôi mới vui miệng ăn nhiều. Nhưng có bữa, anh vừa mới giở cửa chui vô nhà, ông già đã ngồi nhai cơm cháy, mắt ầng ậc nước. Anh thương tía quá chừng vội chạy đi vo gạo”. Từ điểm nhìn bên ngoài đến điểm nhìn bên trong đều khiến cho người đọc xúc động sâu sắc trước tình cảm hiếu thảo, yêu thương của anh Hết giành cho cha mình.

Chọn hình thức người kể chuyện biết hết với điểm nhìn di động tuy không nhiều trong các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư nhưng qua đó chúng ta cũng nhận thấy cái nhìn đa chiều, nhiều góc độ về cuộc sống và con người miền cực Nam của Tổ quốc.

* Tiểu kết chương 1

Tìm hiểu về người kể chuyện trong các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư chúng tôi nhận thấy tài năng của chị trong việc kể chuyện, dẫn truyện và đặc biệt là khả năng thâm nhập vào đời sống nội tâm của nhân vật để phản ánh được những góc khuất, mặt tối của nó. Dù lộ diện ở ngôi thứ nhất hay hàm ẩn qua hình thức trần thuật từ ngôi thứ ba, người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư luôn mang điểm nhìn bên trong, điểm nhìn tâm lí để kể câu chuyện. Ở điểm nhìn này, nhà văn có điều kiện khơi sâu nội tâm nhân vật với những kỉ niệm, hồi ức; giãi bày những tình cảm, suy nghĩ thay cho nhân vật.

Đó là cái nhìn cận cảnh, cái nhìn của sự nếm trải của một nhà văn luôn trăn trở về con người, về cuộc đời đầy ngang trái.

Dù trần thật diễn ra dưới hình thức nào thì nó vẫn thể hiện cái nhìn bao quát của tác giả, một Nguyễn Ngọc Tư luôn có ý thức nhìn vào tận sâu bản chất cuộc sống, một trái tim nhạy cảm trước sự nghiệt ngã của cuộc đời. Vì thế mà truyện của chị mới là những câu chuyện nhỏ về gia đình, bạn bè, làng xóm,…thân thuộc nhưng được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt và đồng cảm sâu sắc.

CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN VÀ KẾT CẤU TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật trần thuật trong truyên ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)