Cốt truyện tâm lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật trần thuật trong truyên ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 50 - 60)

1 .Giới thuyết về người kể chuyện trong tác phẩm tự sự

2.1 Nghệ thuật tổ chức cốt truyện

2.1.2.2 Cốt truyện tâm lý

Với kiểu kiểu cốt truyện tâm lý, câu chuyện được tổ chức theo mạch vận động của tâm lý nhân vật, những cảm xúc, suy nghĩ, liên tưởng,…Vì thế cốt truyện tâm lý thường “lỏng lẻo”, khó có thể tìm thấy đầy đủ sự phát triển của các tình tiết. Kiểu cốt truyện này đặc biệt phát huy tác dụng khi nhà văn muốn diễn tả thế giới nội tâm con người, một hiện thực khó nắm bắt hơn rất nhiều so với khám phá cuộc sống bên ngoài. Mặc dù vậy, cốt truyện tâm lý không loại bỏ hoàn toàn sự kiện trong mạch vận động của câu chuyện. Nhưng sự kiện đó chỉ là cái cớ để khơi dậy dòng chảy nội tâm của con người. Nó không ảnh hưởng gì đáng kể đến số phận và tính cách nhân vật, song nó tạo ra những “chấn động” tâm lý làm nảy sinh những cảm xúc, liên tưởng miên man,…Kiểu cốt truyện này được các nhà văn giai đoạn 1930-1945 sử dụng thành công, tiêu biểu như: Nam Cao, Thạch Lam,...

Cốt truyện tâm lý cũng tạo ra kiểu truyện không có chuyện, đánh dấu sự cách tân nghệ thuật lớn của các nhà văn trong khi trần thuật. Truyện không có chuyện khắc họa những biến thái tinh vi với sự đan cài phức tạp tự sự với trữ tình và những miêu tả đời sống nội tâm nhân vật. Ở loại truyện này, nội

dung của nó chỉ được cảm nhận trực tiếp mà khó có thể kể lại được. Sự kiện xuất hiện trong kiểu cốt truyện tâm lý thường có tác dụng thể hiện dòng chảy nội tâm nhân vật, nhưng cũng có lúc nó tồn tại như một bộ khung ngầm ẩn nâng đỡ những trạng thái cảm xúc, tâm lý con người. Cũng có những xung đột, biến cố nhưng chúng thường không có chức năng tạo ra hệ quả mà chỉ tồn tại như những đường viền mờ của thế giới nội tâm nhân vật.

Những câu chuyện nhỏ của Nguyễn Ngọc Tư được chị chắt chiu từ hiên thực cuộc sống nghèo quê hương chị, từ những trải nghiệm của một nhà văn trẻ đầy trăn trở về cuộc sống được người đọc dễ dàng đồng cảm nhờ tài dẫn dắt bằng tâm lý nhân vật. Những khoảnh khắc, những mảnh vỡ tâm trạng, những dằn vặt, băn khoăn,…nhưng chứa đựng trong nó biết bao chiêm nghiệm, chân lí về cuộc đời, về con người.

Điển hình trong kiểu cốt truyện tâm lý là kiểu truyện được triển khai dựa trên tâm lý nhân vật với những bức xúc, dằn vặt nội tâm. Nhiều truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư thường thể hiện những thăng trầm trong cảm xúc, suy tư của nhân vật hướng người đọc khám phá những vỉa tầng sâu kín trong

nội tâm con người. Tiêu biểu như các truyện: Nhớ sông, Dòng nhớ, Huệ lấy

chồng, Ngổn ngang, Biển người mênh mông, Nước như nước mắt,…

Được tạo dựng theo cách kể chuyện quen thuộc của Nguyễn Ngọc Tư,

Ngổn ngang là một truyện ngắn đầy ắp tâm trạng. Cũng là một câu chuyện

tình đầy lỡ dở, đầy đau thương nhưng không hề có những sự kiện, biến cố gay cấn. Truyện là lời kể của Viên, cô phóng viên trẻ với má mình về tình yêu của cô. Bàng bạc trong câu chuyện là những ưu tư, những dòng cảm xúc đan xen giữa hiện tại và quá khứ, những suy tư về nghề nghiệp, về cuộc đời. Truyện có rất ít đối thoại (chỉ có vài câu má con Viên nói với nhau), chủ yếu là độc thoại của nhân vật tôi đã tạo nên dấu ấn rất đậm cho kiểu cốt truyện tâm lý. Thời gian của các sự kiện xáo trộn góp phần thể hiện chiều sâu nội tâm nhân

vật. Đầu tiên, Viên nhớ lại những kỉ niệm về mối tình với Bảo “tôi hay lại nhà Bảo chơi…phòng Bảo, cái ban công nhà Bảo, với tôi, có cái gì đó vương vấn thiêng liêng…Chúng tôi thường hôn nhau rất vội”. Rồi cái giây phút bẽ bàng khi tôi nhớ sinh nhật Bảo, trải qua một quãng đường dài đến với Bảo thì nhìn thấy sự phản bội hiện hữu thật rõ ràng “Từ đằng xa thấy Bảo âu yếm hôn một cô gái dưới ban công. Ủa, lạ lùng thiệt người con gái đó không phải là mình. Tôi không biết là Bảo thích một người con gái da trắng, tóc dài chứ không mạnh mẽ bụi bặm như tôi”. Không có hành động gào khóc, cũng không có việc chạy lại hỏi cho rõ nguồn cơn, hay những hành động đánh ghen vẫn thường thấy, mà là những dòng chảy tâm trạng “Tôi lặng lẽ về, nghe lòng buồn như ông Lưu Nguyễn ngơ ngác trở lại trần gian, mà Đào Nguyên phía sau lưng đã đi biền biệt mất rồi”. Cho đến cuối truyện vẫn là những dòng tâm trạng, những ý nghĩ và cảm xúc của nhân vật tôi “Tôi không nói gì hết vì sợ mình để rớt nước mắt lên đỉnh đầu đã trống huơ của má…Tự dưng tôi thấy thèm được dốc hết lòng yêu thương ai đó để chia sẻ, dìu dắt nhau đi trên con đường đời ngổn ngang mà vì một nỗi đam mê nào đó tôi đã đánh mất rất nhiều”. Câu chuyện được thêu dệt bởi những trăn trở về tình yêu, về nghề nghiệp, về cuộc đời của một cô gái mới lớn bằng một giọng kể nhẹ nhàng nhưng nặng suy tư đã bộc lộ tài năng của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.

Nước như nước mắt là truyện ngắn được xây dựng bằng những cảm

xúc, những dằn vặt của nhân vật Sáo khi kể về câu chuyện của chính mình. Sự kiện trong truyện được tạo dựng nhằm bộc lộ tâm trạng của nhân vật. Có thể chia truyện thành 7 đoạn gắn với những sự kiện cơ bản: 1- Chồng Sáo chết vì mấy lá ngò gai; 2- Sáo cãi nhau với nhà chức trách, khẳng định chồng mình chết vì mấy lá ngò gai; 3- Kí ức về những ngày Sáo sống bên chồng; 4- Sáo nhớ lại việc mình lấy chồng vì mẹ ưng nhà chồng có nhiều đất. Em chồng Sáo vốn là giang hồ quyết đi tìm nguyên nhân cái chết của anh nhưng bị bắt.

Sáo quyết định đến bè Đại Thanh tìm cách trả thù; 5- Sáo xin vào làm công ở bè Đại Thanh, tiếp cận được kẻ thù, vốn là người yêu cũ của Sáo, nhưng nhiều lần mà Sáo vẫn chưa đâm chết hắn được; 6- Sống cô đơn trên bè, mọi người khinh miệt Sáo. Sáo vẫn chưa trả được thù chồng; 7- Sáo đi theo người yêu cũ, người mà Sáo định trả thù cho chồng.

Nhìn từ góc độ cốt truyện sự kiện, nhà văn kể về cuộc đời của một người con gái tên Sáo. Sáo có người yêu, một người hiền lành lắm, ngập ngừng mãi mới dám nắm bàn tay con gái. Nhưng mười chín tuổi, nghe má ao ước lúc chết được nằm trên đất của mình, Sáo không chọn người mình yêu suốt ngày lênh đênh trên sông nước, Sáo chọn người có nhiều đất thỏa mong muốn của má. Nhưng nước đuổi vào Châu Thổ, không còn cái rẫy nào, đất - thứ mà Sáo lấy chồng cũng trở nên vô nghĩa. Không hiểu vì chưa có phép màu hay vì lí do gì đó mà Sáo và chồng mãi chưa có con. Sáo nghĩ Sáo chưa có con vì những “khoảnh khắc chới với” khi gần chồng. Rồi chồng Sáo chết vì mấy lá gò gai. Hơn nữa, kẻ thù khiến chồng Sáo chết chính là cái người hiền lành ngày xưa giờ trở nên chai lì, giàu có. Sáo tiếp cận để trả thù nhưng thù không trả được, Sáo đi theo tiếng gọi của trái tim. Câu chuyện sẽ đầy kịch tính, căng thẳng nhưng Nguyễn Ngọc Tư đã tối giản cốt truyện đến mức gần như không đủ sức để xâu chuỗi mạch truyện tạo sự lấn lướt của ngôn ngữ tâm trạng so với ngôn ngữ miêu tả, kể. Bị cuốn theo mạch tâm trạng của nhân vật, dường như người đọc quên bẵng cốt truyện. Sự kiện giật gân đầu truyện “Chồng Sáo chết vì mấy lá ngò gai” nhanh chóng bị cuốn đi trong dòng tâm trạng của Sáo “Ngay khi Sáo ôm siết chồng đang nằm thõng thượt trên cái bàn dài đặt giữa văn phòng nhà chức trách, ngay khi nó vùi mặt mình vào cơ thể lạnh lẽo chi chít những chỗ tím bầm, ràn rụa tìm kiếm hơi thở của anh núp trốn đâu đó…Khi lướt qua đôi môi dập nát nó nghe phảng phất mùi ngò gai. Trời đất ơi, chồng nó đã nhấm nháp thưởng thức mùi vị chúng ngay khi vừa

hái được. Anh vẫn chưa nuốt trôi khỏi cổ, ý nghĩ đó làm nó nghẹt thở. Rồi những kí ức miên man khi Sáo ôm xác chồng về ghe. Sáo nhớ lại khi hai vợ chồng sau sáu ngày bắt được cặp cá Bạc Đầu – mà theo má chồng nói vợ chồng nào hiếm muộn con cái nuốt loại cá này thể nào cũng cấn thai. Chồng Sáo sướng như con nít “Chưa bao giờ Sáo thấy anh hạnh phúc, hân hoan đến vậy, đến nỗi nó chạnh lòng ngay lúc đó”. Những kí ức sống cùng chồng hiện ra, Sáo nhớ đến người chồng ưa nói hai từ “đúng điệu” làm Sáo sợ. Và sợ nhất là khi vợ chồng gần nhau chồng Sáo cũng thích đúng điệu. Sự đúng điệu ấy hình như làm Sáo “chới với”. Sáo hồ nghi vì cái “khoảnh khắc chới với” ấy mà trẻ con không chịu ra đời. Rồi đến nỗi đau của Sáo vẫn dừng lại ở những cảm nhận, suy nghĩ “Sáo nghe xong tưởng trong lồng ngực có thứ gì vừa đứt phựt, nó hức lên, anh ơi sao anh tới chỗ đó mà chết. Ủa, vậy chồng mình chết chỗ khác thì mình đỡ đau lòng hơn sao?”. Đến khi đứng trước kẻ thù giết chồng, “mặt anh ta phẳng lặng, giọng cũng đều đặn mà buốt nhức” thì Sáo “ngơ ngác, Sáo bỏ đi. Sáo nghi chắc tại phải chèo đò xa mệt mỏi nên sự căm thù hao hụt”. Nhưng rồi, Sáo không bao giờ có thể nguôi oán giận “Sáo ngồi bó rau bồ ngót ở sàn nước và nghe gan bàn chân tê tái bởi ý nghĩ chồng mình đã bị người ta đánh đập, lăn lộn đau đớn ở đây”. Sáo hết căm thù, tuyệt vọng rồi đến ân hận khi luẩn quẩn gần mộ chồng. “Mỗi khi nhìn những bông quao trắng muốt, Sáo nghiến ngầm trong bụng, thằng gian ác thằng gian ác, mình căm thù mình căm thù mình căm thù”. Nhưng Sáo đã muốn khóc khi nghe câu nói “Em đi với tôi nghen”. Nó dằn vặt Sáo dữ lắm, câu nói quen thuộc ấy Sáo đã nghe bao lần, dù Sáo có trốn đi đâu, có cài bao nhiêu cửa Sáo vẫn nghe thấy câu nói ấy. Cho đến lần cuối cùng Sáo nghĩ đến việc nắm tay Câu Nói ra đi là khi chồng Sáo nhảy lên chiếc xuồng câu bơi đi hái trộm ngò gai nêm canh cá Bạc Đầu. Kết thúc của những oán hờn, căm thù, tuyệt vọng và ân hận vẫn là những ý nghĩ “ Nó rớt nước mắt. Đi cùng nó có gì vui đâu

mà người này cứ đòi phải đi cho được, bảy năm trời không chịu thôi”. Và Sáo “bơi đến kiệt sức, đến trống rỗng, đến mức có thể chìm trôi, có thể quên hết quá khứ. Chớ Sáo biết đi đâu với người đã làm chồng nó chết, bởi một cơn nóng giận, bởi một lầm lẫn, tưởng đạp rào là sẽ lướt qua”

Có thể thấy cốt truyện sự kiện đã bị phân rã và cốt truyện tâm lý đã lấn lướt. Truyện là những mảnh gép đứt nối giữa hiện tại và quá khứ. Chất keo kết dính chính là dòng chảy tâm trạng. Truyện đã chứng tỏ tài năng của Nguyễn Ngọc Tư trong việc thâm nhập vào ngõ ngách sâu kín của nội tâm của con người, thấy được ranh giới giữa yêu thương và căm hận.

Cùng kiểu cốt truyện sự kiện bị phân rã và thay thế vào đó là cốt truyện

tâm lý, Cánh đồng bất tận là câu chuyện được Nguyễn Ngọc Tư dày công

chăm chút và cũng được nhận lại nhiều phản hồi nhất.

Cánh đồng bất tận viết về một người đàn ông bị vợ phụ tình đâm ra

căm ghét đàn bà và say mê trong những ý định trả thù những người phụ nữ bước qua đời ông. Khao khát trả thù, người đàn ông đó đã quên đi trách nhiệm của mình với hai đứa con ruột, một trai và một gái. Đến khi, cô gái điếm chen vào cuộc sống của họ, đã làm xáo trộn cuộc sống của ba cha con. Đứa con trai theo đuổi hình bóng của cô gái điếm, cô gái điếm theo đuổi người cha nhưng nhận thấy sự bạc ác của người cha cô gái điếm ra đi, người con trai cũng biến mất. Người con gái trong tận cùng đau khổ, tủi nhục nhưng cố chìa tay ra để kéo người cha về thế giới của mình nhưng vô vọng. Trong hoạn nạn, hai cha con gần sát nhau nhưng vẫn thuộc về hai thế giới xa cách. Người đọc bị cuốn theo dòng chảy miên man của cảm xúc. Những ý nghĩ cứ từ từ dồn đến rồi nghẹn cứng, ứ mọng, căng đầy đến ngộp thở.

“Cảm thức lưu lạc” tạo ra mạch tự sự tâm lý riêng cho Cánh đồng bất

tận. Đó cũng là cảm thức quen thuộc bàng bạc trong các trang văn của các

Ngọc Tư cảm thức ấy nó đậm đặc hơn, day dứt hơn. Không trôi theo những thay đổi không gian mà bám đuổi vào mạch cảm xúc và suy tưởng của nhân vật với những mảnh kí ức chắp nối, rời rạc; làm cho thời gian nhòe đi tính biên niên, không khí truyện bị kéo căng ra ngột ngạt. Điều đó làm cho sự ý thức về thân phận con người giằng xé hơn, hay dứt hơn và đau đớn hơn. Trong truyện, ba cha con người nuôi vịt chạy đồng có cuộc đời trôi nổi là hiển nhiên nhưng hơn thế, tất cả những con người trong truyện đều chịu những kiếp sống lưu lạc, mỗi người chỉ dạt vào câu chuyện một chốc lát, nhiệt thành thể hiện khát vọng sống mãnh liệt bằng sự chấp nhận và đánh đổi, rồi lại dạt trôi đến một phương trời khác. Truyện ngắn vì thế như một chuỗi dài những phiến đoạn tâm lý. Ở đó cứ le lói những khát khao được sống một cuộc sống đời thường, được gặp người quen cũ “…nhiều lúc tôi nhớ hơi con - người. Họ ở trong cái xóm nhỏ kia, chỉ cách chỗ chúng tôi dựng trại vài ba công đất. Họ lúc nhúc trên thị trấn kia, nơi chúng tôi vẫn thường ghé lại mua gạo, cám, mắm, muối,…dự trữ cho những chuyến chạy đồng xa. Và họ ở gần ngay đây, họ vừa gặt lúa vừa nói chuyện tục tĩu rồi cười vang bên bày vịt đang rúc rích tìm thức ăn. Nhưng tôi vẫn nhớ…”. Có thể nói, bao trùm câu chuyện là nỗi khắc khoải về số phận con người. Nguyễn Ngọc Tư đã gia giảm đến mức tối đa cốt truyến sự kiện và gia tăng thật nhiều những yếu tố tâm lý để từ điểm nhìn của nhân vật chính, triết luận nhân sinh được đưa ra không hề khiên cưỡng: đó là khát vọng xây dựng lại cuộc đời từ những đứa con tên Thương, Nhớ, Dịu, Xuyến,…

Chiếm một số lượng lớn trong các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư là những truyện ngắn tâm lý dựa trên những câu chuyện giản dị hàng ngày,

những chi tiết nhỏ nhặt. Tiêu biểu cho kiểu truyện này có: Thương quá rau

so le, Một trái tim khô, Cái nhìn khắc khoải, Hiu hiu gió bấc, Mối tình năm cũ, Chuồn chuồn đạp nước…

Đầu thế kỷ XX, đặc biệt ở giai đoạn văn học 1930-1945, kiểu cốt truyện tâm lý dựa trên những chi tiết nhỏ nhặt hàng ngày đã được nhiều nhà văn thể nghiệm và đạt được thành công đáng ghi nhận như: Nam Cao, Thạch Lam,… Đến thời kì đổi mới, kiểu cốt truyện này tiếp tục phát huy vai trò của nó. Với Nguyễn Ngọc Tư, chị thường viết về những chuyện nhỏ xíu ở xung quanh mình, với những con người và sự kiện của thời hôm nay liên quan đến cuộc sống của ngày hôm nay. Đó là một ông già bị mắc tiếng oan là làm cho

con riêng của vợ có bầu (Đau gì như thể); đó là một người con gái đã yêu và

dâng hiến đến nỗi không còn khả năng tiếp nhận một tình yêu khác sau khi bị

ruồng bỏ (Duyên phận so le); đó là một cô Huệ lấy chồng với vẻ ngoài hạnh phúc, nhưng che đậy bên trong nỗi đau bị phụ tình (Huệ lấy chồng),…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật trần thuật trong truyên ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 50 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)