Cốt truyện truyền thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật trần thuật trong truyên ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 43 - 50)

1 .Giới thuyết về người kể chuyện trong tác phẩm tự sự

2.1 Nghệ thuật tổ chức cốt truyện

2.1.2.1 Cốt truyện truyền thống

Đây là kiểu cốt truyện chú ý đến các sự kiện (còn gọi là cốt truyện sự kiện). Trong văn học trung đại, cách kể chuyện theo trật tự cái gì xảy ra trước thì kể trước, cái gì xảy ra sau thì kể sau và chủ yếu là kể về hành động hơn là đi sâu khám phá thế giới nội tâm nhân vật. Đặc trưng nổi bật của kiểu cốt truyện này là câu chuyện diễn ra theo một trật tự đã thành quy tắc: Hội ngộ - Lưu lạc – Đoàn viên. Tuy vậy, khi sử dụng kiểu cốt truyện truyền thống, Nguyễn Ngọc Tư cũng làm mới mẻ cho kiểu cốt truyện này đó là chú ý hơn đến đời sống nội tâm nhân vật. Có thể nhắc đến một vài truyện ngắn của chị

kể theo cốt truyện truyền thống như: Bến đò xóm Miễu, Chuyện vui điện

ảnh,…

Truyện vui điện ảnh có một cốt truyện truyền thống xoay quanh nhân

vật chính là chú Sa với sự kiện nổi bật, có tính chất đặc biệt đó là việc chú Sa tham gia đóng phim. Sự vận động của các sự kiện, biến cố cho thấy cốt truyện được xây dựng từ quan niệm truyền thống với đầy đủ các phần. Phần trình bày mở đầu câu chuyện giống với các truyện dân gian, truyện thời kì trung đại, đó là giới thiệu về nhân vật và hoàn cảnh sống của họ. Chuyện kể về những con người sống ở hẻm Cựa Gà, cái hẻm được gọi với tên rất kêu là “Hẻm văn hóa 115” để thay cho tên gọi “Hẻm văn hóa Cựa Gà”. Người dân ở trong con hẻm này sống bằng nhiều nghề khác nhau: từ cán bộ công chức tới cán bộ về hưu, từ công nhân cho đến bán bắp luộc, từ mua ve chai lông vịt cho đến thiến heo,… Đó là nghề “tay mặt” và họ còn có chung một nghề “tay trái” là đóng phim. Trong số họ, chú Sa làm nghề “bảo vệ kiêm thêm trồng bông xén cỏ” được bà con trong xóm rất yêu quý. Do làm việc trồng bông xén

cỏ ở hãng phim nên chú đã được đóng vai một người nông dân “là vai có da có thịt, mặt mày rõ ràng nhất của chú”. Không để cho hàng trăm khuôn mặt những người dân trong hẻm đó sống âm thầm, bị kẹt lại trong con hẻm thâm hun hút nên chú Sa đã đưa họ đến với phim trường. Phần truyện này chủ yếu để giới thiệu về hoàn cảnh, nguyên nhân dẫn đến những xung đột, các sự kiện cơ bản của truyện.

Phần hai (phần thắt nút) mở ra những xung đột, những nghịch lý trớ trêu. Sự kiện đặc biệt quan trọng trong diễn biến của cốt truyện đó là khi chú Sa được tham gia đóng “vai lớn” sau lời mời của ông đạo diễn Long Xưởng đi kèm với số tiền năm triệu. Nhưng đó không phải là một vai thiện mà là vai ác. Vai thiện thì giao cho các nghệ sĩ nổi tiếng rồi, ai bảo biểu hiện của chú Sa khi ông đạo diễn nhìn thấy lại xuất thần quá, đúng với mong đợi của ông khi ông đang tìm một người đóng được vai ác, mà chi phí lại không cao nữa. Cho đến khi cầm kịch bản mà chú vẫn còn “run run”. Nhưng chú Sa không thể ngờ được rằng sự kiện này sẽ đảo lộn cuộc sống êm đềm tình làng nghĩa xóm của chú Sa, đưa chú vào tình thế dở khóc dở cười. Cả cái xóm Cựa Gà bị một phen đảo lộn sau sự kiện này. Xung đột truyện thực sự đã bùng nổ: đó là sự nhầm lẫn giữa diễn viên với con người thật ngoài cuộc đời, sự nhầm lẫn giữa nghệ thuật và cuộc đời. Chú Sa càng đóng đạt, càng làm tốt công việc nghệ thuật của một diễn viên bao nhiêu thì trong mắt mọi người chú càng tàn ác bấy nhiêu. Nghịch lý ở một nỗi chú thực sự đóng rất đạt, thậm chí hơn cả những nghệ sĩ chuyên nghiệp. Và vì vậy người ta sợ chú, con nít ngây thơ càng sợ hơn.

Những xung đột tiếp tục được đẩy cao hơn trong phần phát triển. Các sự kiện, biến cố xảy ra ở xóm Cựa Gà liên tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống của chú Sa. Đặc biệt là sau khi bộ phim “Chiến tranh” được phát trên truyền hình. Lúc trước khi hay tin chú Sa được đóng vai lớn cả xóm Cựa Gà ủng hộ chú

hết mình: cô Thư, người mà chú Sa thương thầm nhớ trộm lấy sữa hột gà nóng đem cho chú bồi dưỡng; tối tối mọi người trong xóm còn “kéo đến nhà, đọc thuộc lòng kịch bản, vô vai cho chú diễn thử luôn”; rồi đến ông Long Xưởng không hết lời khen ngợi chú trên báo chí “từ hồi tôi làm đạo diễn tới giờ, chưa diễn viên nào đóng hay như thế”. Thậm chí chú Sa đã lâng lâng sống trong niềm hạnh phúc khi biết cô Thư cũng có tình ý với chú. Chú sống trong niềm vui, niềm hi vọng. Nhưng mọi chuyện thực sự không như chú từng mong đợi. Sau cái nô nức, nhiệt tình khi mọi người chuẩn bị xem phim chú đã thực sự bước vào thời gian buồn thảm. Bởi đó là một bộ phim nói về chiến tranh, mà chiến tranh thì nhiều tội ác, chú đã đóng vai ác rất đạt, rất thật. Sau khi xem xong người lớn thì lẳng lặng ra về còn trẻ con thì sợ hãi khóc thét lên. Lúc đó, chú Sa thực sự nhận thấy mình “đã đánh mất một cái gì đó, lớn lắm, quả tình không gì bù đắp được”. Không khí thật tức tối, ngột ngạt cho đến tận khi màn hình ti vi hiện ra dòng chữ “Sản xuất năm 2000”. Biến cố truyện đã đến độ căng, đẩy lên thành cao trào.

Đỉnh điểm của sự kiện đó khiến nhân vật chú Sa thực sự rơi vào bi kịch. Đối với các diễn viên chuyên nghiệp, họ phục tài chú, họ kiêng nể chú bao nhiêu thì trong mắt người dân xóm Cựa Gà chú thật tàn ác, thật đáng sợ bấy nhiêu. Sống giữa những người hàng xóm vốn nghèo khó nhưng thân thiết, tình cảm; lúc này chú lại thấy mình cô đơn giữa những con người chú vốn thân thuộc. Đến người bạn chí cốt của chú là bác Tư Cự cũng xa lánh chú. Và con Mẻn, con gái cô Thư, cũng vùng vằng với mẹ “mai mốt đừng cho ổng ghé đây nữa nghen má?...Con thấy mặt ổng là con ghét”. Tưởng là niềm vui, là điều tốt đẹp thì sự kiện chú nổi tiếng vì đóng phim thực sự là điều bất hạnh, nó giống như thứ tai nạn bất ngờ mà người ta không thể chống đỡ, không thể phòng tránh được. Liệu chú chống đỡ được đến bao giờ, cú sốc đó, tai nạn đó có vùi lấp cuộc sống tốt đẹp của chú không?

Câu chuyện đã được đẩy lên đến đỉnh điểm đòi hỏi phải có cách giải quyết mâu thuẫn. Kết thúc truyện là cảnh chú Sa và cô Thư bắc ghế ngồi trước cửa “giả bộ nhìn trời nhìn đất thực ra là nhìn nhau”. Điểm tựa cho cuộc sống hiện tại của chú Sa là những kí ức ngọt ngào về tình cảm giữa chú với bà con, với những giọt nước mắt buồn tủi của cô Thư và cái bóng cô ngồi trước cửa. Mọi người vẫn chưa thực sự hiểu cho chú nhưng những biến cố dường như cũng đã lắng lại, chú Sa “đã thấy niềm vui cháy le lói trở lại”, chú đã có hi vọng trở lại cuốc sống tốt đẹp khi chưa xảy ra biến cố đóng phim.

Viết Truyện vui điện ảnh, Nguyễn Ngọc Tư đã chọn kiểu cốt truyện

truyền thống với kiểu trình tự quen thuộc, cái gì xảy ra trước kể trước, cái gì xảy ra sau kể sau và cốt truyện có đầy đủ các phần. Mặc dù vậy, truyện ngắn mang hơi thở thời đại, mang đặc trưng riêng của nhà văn trẻ nên vẫn thu hút người đọc. Cốt truyện không hề tĩnh mà luôn ở trạng thái động, khiến cho người đọc luôn phải trăn trở, suy nghĩ cùng nhân vật, cùng tác giả. Kiểu cốt truyện này đã giúp Nguyễn Ngọc Tư chuyển tải thành công những trăn trở ngổn ngang của nhiều nghệ sĩ trong cuộc sống hiện đại ngày nay về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật.

Kiểu cốt truyện truyền thống cũng được Nguyễn Ngọc Tư sử dụng

trong truyện ngắn Bến đò xóm Miễu.

Truyện cũng mở đầu bằng cách giới thiệu khái quát về nhân vật chính là chàng trai nghèo, xấu xí tên Lương. Không có cha, má lại mất sớm, anh làm nghề chèo đò mướn ở bến đò xóm Miễu từ năm mười hai tuổi. Anh có hình dáng xấu xí: đàn ông mà “tướng Lương nhỏ xíu, teo héo. Đầu to, tóc dày, cứng, cháy nắng”, con mắt thì mất đoàn kết “lé xẹ”, “nhìn lại, người ta tưởng anh ngó đâu đâu”, suốt ngày anh “hệch miệng ra cười, làm như vui, làm như không, khó nắm bắt”. Thế nên đã ba mươi mốt tuổi, “già câng già cấc, già cóc thùng thiếc” mà Lương vẫn chưa lấy được vợ. Nhà cũng ở bến đò

xóm Miễu nên “Bông mê đi sông”, thường năn nỉ Lương cho nó ngồi đằng mũi “thò chân xuống nước quậy quậy chơi”. Bông thường mặc cái áo trắng bằng vải soa lông vịt, hơi ố vàng. Nhà Bông cũng nghèo, má Bông bơi xuồng vớt chai nhựa dưới sông, ba nó thường hay nhậu xỉn rồi đánh má nó. Lương và Bông biết nhau từ hồi Bông còn đi học. Ở phần mở đầu mới chỉ giới thiệu về hai nhân vật chính, mối liên hệ giữa hai nhân vật chứ chưa hé mở những sự kiện, biến cố quan trọng. Cách giới thiệu về hai nhân vật khiến ta hình dung đến những chàng trai nghèo và cô gái đáng thương xinh đẹp trong những câu chuyện cổ tích bà và mẹ thường kể.

Truyện thực sự xuất hiện những mâu thuẫn, xung đột đó là khi Lương bắt đầu thích nhìn Bông, khoái soi mình xuống sông những khi vắng khách. Cho đến khi Bông thôi học, mặc dù vẫn qua đò “nhưng nó đã khác, con Bông đã khác”. Bông không còn là đứa con gái ngây thơ ngày ngày ngồi trên đò Lương đến trường nữa, nó qua đò sang sông để đi bán bia ở quán “Đêm sầu”. Chính sự kiện này đã thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện với nhiều tình tiết xảy ra liên quan đến hai nhân vật chính. Từ đây nhà văn sẽ để nhân vật Lương thể hiện rõ tình cảm của mình và những góc khuất trong tâm hồn, tính cách của nhân vật Bông sẽ được phơi bày. Từ đó, mối quan hệ tất yếu giữa hai nhân vật chính sẽ phát triển, khiến cho câu chuyện được kể một cách tự nhiên. Phần phát triển của câu chuyện diễn ra với nhiều sự kiện, biến cố liên quan đến mối quan hệ giữa Bông và Lương. Hàng ngày chở Bông qua đò sang sông bán bia, Lương chứng kiến sự đổi thay của Bông. Buổi sáng, Bông mặc áo rách xác xơ; buổi chiều về “trên mình là chiếc váy ngắn, áo yếm, vai quàng hờ hững hai cái dây nhỏ xíu vịn hờ cái áo khỏi tuột xuống”. Rồi Bông thay đổi từng ngày, từng ngày “quần áo xốc xếch, tóc mai dính bết vào khuôn mặt dày son phấn. Đôi mắt dại đi vì say, vì mất ngủ, người sềnh sệch mùi bia”. Đến một hôm, Bông xòe nắm tiền trước mặt Lương, rồi cười cay đắng

“tui giàu rùi nè” và than thở “chừng nào có người cưới tui…thân tui còn gì kén chọn nữa”. Lương nhen nhóm hi vọng sau câu nói ấy của Bông. Trước mọi sự đổi thay của Bông, Lương chỉ cười, chỉ biết ở bên cạnh Bông. Lương đã đi xin cây vụn về để đẽo một cái hộp đựng tiền, chờ một ngày bà Tư nhượng lại bến đò và còn biết bao dự tính nữa. Nhưng Lương mắc cỡ lắm, anh không nói với ai, kể cả với Bông. Chưa ai biết những dự tính ấy thì nó đã có nguy cơ không thể thực hiện được khi Bông khoe “Chắc tui bỏ nghề, tui lấy chồng”. Mà người Bông lấy chắc chắn không phải Lương, đó là một ông già vẫn thường đưa Bông về xóm Miễu “người ta nói, con Bông ham nhà giàu nên ráng kêu ông ngoại đó bằng anh”. Lương đau đớn đến chết lặng khi nghe tin ấy, muốn sụm giò, song “miệng vẫn cười hịch hạc”. Chắc Lương nghĩ mình không thể có hi vọng nữa cho đến khi Bông lại xảy ra chuyện, vợ ông già kia cùng bầy con đến nhà Bông đánh ghen. Bông bị “rọc nham nhở mái tóc dài”, “bị xé quần áo” và bị “lột sạch những đồ trang sức đang đeo”. Lương đã chủ bụng chuyến về, đám người đó sang sông, Lương sẽ “trù trừ” chờ tàu cao tốc chạy qua rồi nương theo sóng lớn nhấn chìm đò luôn. Vợ ông già đó không chết nhưng hành động của Lương đã khiến Bông cảm động và nhận ra tình cảm thầm kín của anh. Lần đầu tiên, Bông gọi Lương theo đúng tên của anh chứ không gọi anh như mọi ngày là “khùng”, là “đò” nữa. Bông còn bảo Lương có thương Bông thì ngồi gần Bông, bảo Lương nắm tay Bông, thậm chí Bông còn bảo “ôm tui đi”; nhưng Lương nhút nhát lắm, Lương không dám làm những việc đó. Lương không muốn mình như bao thằng đàn ông khác, đối với Bông như một món đồ chơi. Nhưng Bông lại nghĩ rằng đến người xấu xí khùng khùng như Lương mà còn chê Bông nhơ nhớp nên những ngày sau đó họ lại xa cách, dửng dưng như chưa hề có chuyện gì. Rồi, Lương lại phải chứng kiến Bông đi với một thằng con trai mới, thằng này “trẻ măng, quần áo thơm, đầu tóc thơm, chiếc xe phân khối lớn nổ tè tè ra đám khói cũng

thơm”. Những lúc như thế, Lương vẫn lặng lẽ cười, còn Bông lòng quặn đau. Bông muốn nhìn thấy Lương buồn, thấy Lương ghen tức; có lẽ như thế cuộc đời Bông đã khác.

Truyện sẽ chưa thể kết thúc nếu mọi mâu thuẫn, xung đột không đạt đến đỉnh điểm và cần giải quyết. Đỉnh điểm của câu chuyện đó là một chiều Lương đưa “Bông tươi hồng qua sông”, rồi sáng hôm sau nhận lại tin từ má Bông “con Bông nó bị tai nạn”. Một tai nạn thảm khốc đã xảy ra trong cuộc đua xe đến nỗi “Bông không còn có thể đi lại trên đôi chân của mình”. Điểm dừng cho cuộc đời đầy xô bồ, đau đớn của Bông chính là vụ tai nạn lấy đi đôi chân; cũng là sự kiện để Lương có cơ hội bộc bạch, tháo gỡ những vướng mắc trong lòng mình.

Kết thúc truyện, bến đò xóm Miễu đã thay đổi chủ. Trên con đò quen thuộc Lương vẫn chăm chỉ chèo đò. Lúc này, đã là vợ Lương, Bông ngồi trên bến để thu tiền. Những người lạ qua lại không biết chuyện thì tỏ ra thương tiếc “Bông xinh đẹp tươi hồng rồi đọ với vẻ mặt già háp của Lương…tiếc đôi đũa mốc gác lên mâm son, tiếc bông hoa lài thơm mà cắm nhầm bãi cứt trâu…”. Nhưng người dân xóm Miễu biết họ thì thấu hiểu hơn, họ thấy được tấm lòng nhân hậu, cao thượng của Lương, sự thiệt thòi của anh khi anh “cưu mang đứa con gái đã lỡ lầm còn tàn tật”. Nhưng câu chuyện đã khép lại bằng cái kết thúc có hậu, chàng trai nghèo xấu xí và cô gái xinh đẹp nhưng lầm lỡ và tàn tật sống bên nhau. Không còn toan tính, không còn những xô bồ, cạm bẫy, cái còn lại là tình thương. Người đời có dị nghị, có bàn tán nhưng “lỡ thương quá chừng rồi” thì biết làm sao.

Câu chuyện tựa như những chuyện cổ tích ngày xưa về những chàng trai mồ côi nghèo nàn, xấu xí nhưng lương thiện và tốt bụng sẽ có được cuộc sống hạnh phúc. Nhưng đọc kĩ, nhìn vào cuộc đời thực chúng ta sẽ thấy nó nỏng bỏng hơi thở của thời đại, lại hệt như bản tính của con người Nam Bộ

“yêu ai yêu đến hết mình”. Từ những sự kiện, biến cố, nhà văn đã xây dựng thành cốt truyện có vai trò quan trọng trong việc chuyển tải những thông điệp tốt đẹp về cuộc sống. Tình nhân ái, yêu thương có sức mạnh nâng đỡ con người trong vòng xoáy cuộc đời đầy chông gai, cạm bẫy.

Kiểu cốt truyện truyền thống tuy xuất hiện và phát huy được vai trò của nó trong một số sáng tác của nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư nhưng đó không phải là kiểu cốt truyện thường gặp trong những sáng tác của chị. Với Nguyễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật trần thuật trong truyên ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)