1 .Giới thuyết về người kể chuyện trong tác phẩm tự sự
2.1 Nghệ thuật tổ chức cốt truyện
2.1.3.2 Kết thúc mở gợi nhiều day dứt, trăn trở
D. Phuôcmanôp từng khẳng định: “Sức mạnh của cú đấm (nghệ thuật)
là thuộc về đoạn cuối”. Trong truyện ngắn, cách vào đầu và kết thúc truyện
bao giờ cũng tác động mạnh và gây sự chú ý đặc biệt đến người đọc. Cùng với lối vào truyện rất đơn giản và đầy tự tin, Nguyễn Ngọc Tư còn có cách xây dựng đoạn kết đầy những bất ngờ và thú vị.
Nhiều truyện ngắn của chị có kết thúc khá bất ngờ đối với người đọc. Tư tưởng, chủ đề của tác phẩm thường được thể hiện đột ngột, cô đọng ở đoạn cuối tác phẩm. Đầu truyện nhà văn dẫn dắt người đọc bằng những chi tiết nhỏ nhặt để đến đoạn kết của tác phẩm mới để cho người đọc nhận ra sự việc đã xảy ra trước đó. Điều này tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện.
Đọc truyện Một trái tim khô đến hồi kết nhà văn mới hé lộ câu chuyện
của Hậu. Bí mật Hậu cất giấu được hé lộ qua suy nghĩ của chị: “Sau bữa tiệc nho nhỏ sẽ là đêm động phòng (chớ còn gì nữa). Nhâm sẽ phát hiện Hậu có một cái thẹo lớn trên vai. Thảo nào Nhâm cũng hỏi tại sao, mà Hậu không nghĩ ra được câu chuyện gì để nói. Kể thật sự rằng một bữa đi qua cua Bún Bò, Hậu bị đâm, sợ Nhâm sẽ đau. Tuần trăng mật chưa bắt đầu đã bị lịm buồn, dở cười dở mếu…”. Người đàn ông sống bên cạnh mẹ con Hậu lâu nay, người luôn tỏ ra quan tâm, đỡ đần, người duy nhất không sợ khi nghe Hậu nói chị từng “bị điên” và muốn được sống một nhà với Hậu trớ trêu thay lại chính là Nhâm - người được chồng cũ của Hậu thuê giết chị. Đó là cái kết thúc bất ngờ, giải mã cho lời thú tội của Nhâm “tôi đã có lần điên vì tiền, lúc đó con gái tôi đau nặng lắm…”, lí giải vì sao Hậu không thể nhận lời lấy Nhâm. Điều đó cũng bất ngờ với chính nhà văn và độc giả: “Nhiều khi không thể tin được, làm gì có chuyện trùng hợp lạ lùng vầy. Nghĩ đời thiệt mắc cười, sao biết nhau ở đây, để thương nhau đến mức nầy, để rồi nhận ra lúc trước đã gặp gỡ một lần, ở cua Bún Bò, trong một tối đèn thì u ám vàng vọt mà cái vệt sắc lạnh của con dao lại lóe lên”. Sự trăn trở ấy của Hậu cũng chính là điều mà nhà văn muốn nói qua truyện ngắn này: tất cả mọi chuyện đều có thể xảy ra, kể cả những nghịch lý, những trùng hợp đáng buồn, những trớ trêu,…
Truyện ngắn Nước như nước mắt mở đầu bằng chi tiết giật gân “Chồng
Sáo chết vì mấy lá ngò gai”. Những phần tiếp theo tưởng sẽ là nỗi đau triền miên của người vợ đi kiếm tìm nguyên nhân cái chết của chồng, cô đơn trước
sự ra đi đột ngột của chồng. Cho đến khi “Sáo tuyệt vọng”, “oán hận đong đầy” có lẽ vẫn là những đau khổ trước cái chết của chồng. Người chồng lúc nào cũng thích “đúng điệu” chết làm Sáo đau khổ đến mức thế Sao? Cho đến đoạn kết chúng ta mới thấy hết nguyên nhân những đau khổ và tuyệt vọng của Sáo. Người giết chồng Sáo không phải ai khác chính là người yêu ngày xưa Sáo đã phụ bạc để lấy người có nhiều đất theo mong ước của má Sáo. Sáo căm thù, Sáo muốn trả thù cho chồng nhưng hình như Sáo vẫn chưa thôi quên tình yêu với kẻ thù “Như không thể đinh ninh vậy thì Sáo sẽ coi anh ta như người yêu cũ mất”. Và thật bất ngờ khi Sáo không những không trả thù được kẻ đã giết chồng mình mà còn sẵn sàng đi theo Câu Nói “em đi với tôi nghen” “thậm chí không lấy ghe, cứ ào xuống nước bơi về phía bờ mà ai cũng biết là đã không còn bờ từ nước đuổi”. Và “quanh hai con người đau đớn, cá Sầu Ngư đang nhởn nhơ họp bầy”. Cả Sáo, chồng Sáo, Câu Nói đều là những con người đau khổ, bị rơi vào bi kịch không lối thoát. Giữa hận và yêu giằng xé, Sáo không có sự lựa chọn nào khác. Sự ra đi dường như là kết thúc không thể khác. Trong cuộc đời cũng vậy, có những bi kịch con người không thể tránh và khi mắc vào người ta cũng khó có thể tìm lối thoát an toàn mà không đau đớn, không mất mát, không phải trả giá.