Giọng điệu giễu nhại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong tiểu thuyết nguyễn việt hà ( qua cơ hội của chúa và khải huyền muộn ) (Trang 80 - 87)

CHƢƠNG 3 : NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT

3.2. Giọng điệu trần thuật

3.2.2.1. Giọng điệu giễu nhại

Giễu nhại là nhắc lại, bắt chước lời nói của người khác để trêu chọc, châm biếm, bỡn cợt; là sự miêu tả những sự vật, hiện tượng với bề ngoài có vẻ bóng bẩy, mực thước, khuôn mẫu nhưng lại mang trong mình bản chất của sự xấu xa, bỉ ổi, phi thẩm mĩ nhằm mục đích phê phán, chế giễu, đả kích, phơi bày cái thối nát, mục ruỗng bên trong.

Giọng điệu giễu nhại là một trong những kiểu giọng điệu riêng của tiểu thuyết đương đại Việt Nam. Giọng điệu này có nhiều cấp độ thể hiện: có khi nhẹ nhàng, có khi lại mỉa mai, châm biếm, đôi lúc lại chua xót theo kiểu “cười

muộn còn sử dụng giọng điệu giễu nhại, một mặt vừa muốn hạ bệlàm đảo lộn

những cái được gọi là lố bịch trong xã hội; một mặt vừa để cười, để châm biếm bỡn cợt và một mặt để đả kích vào tất cả sự xấu xa, tồi tệ ẩn chứa dưới một cái vỏ bề ngoài sạch sẽ, trang nghiêm.

Trong Cơ hội của Chúa, độc giả dễ dàng bắt gặp vô số những câu văn giễu nhại, lột trần bản chất của xã hội thời kì đổi mới. Đó là hình ảnh của Hà Nội những năm cuối của thế kỉ XX được miêu tả trong sự tương phản giữa nét cổ kính của đất Tràng An với quá trình Âu hóa, sự xâm lấn của văn hóa phương Tây khiến: Hà Nội đangquen dần buôn lậu và tập tọng nghiện ngập. Đàn ông đã biết bật nắp Heniken và đàn bà cũng quen với cô ca. Những gì thuộc về truyền thống đang dần trở nên lỗi thời, lép vế trước lối sống hiện đại. Tuổi trẻ bắt đầu tập tành làm quen với những thú vui mới: "Trên sàn một lũ choai choai mười sáu mười bảy đang co giật chân tay. Bọn lớn hơn tản quanh các bàn phong độ cao đạo, tự hào về thâm niên trong bộ môn khiêu vũ quốc tế. Một vài nhóm nhỏ chỉ ngồi ăn nhậu thưởng thức không khí nhộn nhạo. Đầu tóc quần áo theo đúng catalogue thời trang Tiệp năm 1989. Khinh bỉ nhìn lũ người xung quanh, cái lũ mọi chưa được nền văn minh xuất khẩu lao động Đông Âu khai hoá" [25, tr. 116]. "Phòng khiêu vũ đông nghẹt thanh niên dậm dựt theo tiếng nhạc Boney M. Một vài đôi nhảy người bản xứ uốn éo điệu xì lô áo bỏ trong quần nhưng đi chân đất. Các cô cậu người Hà Nội nhìn biết ngay, ở nhà trót ăn mặc đứng đắn nên ra đây hở hang quá đỗi, cố chứng tỏ dân thành phố lớn hơn phải đồi truỵ" [25, tr. 131].Giọng điệu giễu nhại được sử dụng đã làm nổi bật bản chất giao thời nửa mùa của mảnh đất văn hiến. Những con người trẻ tuổi chạy theo xu thế đổi mới từ ăn mặc đến kiểu tóc, đi đứng... một cách kệch cỡm, khó hiểu.

Còn các vị quan chức thể hiện tài năng qua thói buôn lậu: “quan buôn lậu có thể hơn dân buôn lậu. Những phi vụ xuyên dọc chiều dài đất nước chỉ có thể là của dân, nhưng muốn xuyên ngang các quốc gia thì chỉ có là của quan” [25, tr. 99]. Cơ chế thị trường Việt Nam được thay đổi một cách chóng mặt: “thị trường còn chính nguyên nhưng đã tự làm suy yếu bằng thói buôn bán thủ dâm” [25, tr. 121], “các Company nhiều như nấm sau mưa, nơi liên doanh của quan chức cơ hội với bọn buôn lậu liều lĩnh” [25, tr. 123] và “93% các công ty tư doanh chọn sự lừa đảo làm kim chỉ nam của các hoạt động nghiệp vụ. Khoảng hai năm sau bằng sự dốt nát thượng thặng của các quan chức ngân hàng, hệ thống hợp tác xã tín dụng của nhân dân ra đời. Nó chết yểu một cách logic để lại danh thơm và vụ bể bạc lớn nhất thế kỷ của nền tài chính xã hội chủ nghĩa [25, tr. 130]... Có thể thấy qua cách miêu tả đặc biệt này, cuộc sống hiện ra rõ nét đến từng chi tiết và ngồn ngộn những điều bậy bạ. Ngay từ những khái quát đầu tiên về đời sống đã thấy hiện lên sự lố lăng cả một xã hội mà cái ác, cái xấu ngày càng lên ngôi. Xã hội thời buổi cơ chế thị trường đầy rẫy những mặt trái. Thế cuộc đảo điên và con người tha hóa, trụy lạc. Người kể chuyện đã khéo léo lựa chọn ngôn từ để lột trần những cái xấu xa, bất chính của xã hội: “ba vạn chín nghìn tổng, chánh, phó giám đốc trong và ngoài quốc doanh đều mù và điếc theo mọi nghĩa...” [25, tr. 402], quan chức phần đông “trở nên sung túc vì đã biết ăn cắp” [25, tr. 133], “cuộc sống sôi sục mùi đồng”, “lịch sử nhân loại chứng kiến số người tự tử về tiền gấp mười tám lần số người tự tử vì tình... đến thời kỳ kinh tế thị trường nền văn minh của chúng ta chết sạch những nhà đạo đức thật [25, tr. 476]. Qua giọng kể đầy châm biếm, một đời sống hiện ra ngồn ngộn những điều bậy bạ, một thời buổi “nhố nhố nhăng nhăng..., ông không ra ông thằng không ra thằng” của xã hội Việt Nam những năm đầu của nền kinh tế thị trường.

Với giọng văn đậm chất giễu nhại, bỡn cợt người kể chuyện trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà đã thể hiện một kiểu cảm quan đời sống đặc thù.Cảm quan này đã được tiếp tục tiếp nối trong Khải huyền muộn. Nếu như ở hội của Chúa giọng giễu nhại mang đậm chất châm biếm, bỡn cợt sóng đôi

với giọng xót xa, trăn trở thì đến Khải huyền muộn độc giả lại thấy một lối

bỡn cợt sóng đôi với giọng mỉa mai.

Đọc Khải huyền muộn, độc giả bắt gặp hàng loạt những hình tượng

giễu nhại, châm biếm, mỉa mai: giễu nhại quan chức: “Dãy ghế hạng nhất nhan nhản những khuôn mặt nhờn tanh căng mỡ của các quan chức cấp huyện”, “Sếp ngồi quay lưng lại cửa ra vào vì mải chơi game trên computer”; “Quan chức thì bao giờ cho hết lầm lẫn...”; giễu nhại người mẫu: “người mẫu đang là đề tài thời thượng chỉ sau cave”; giễu nhại báo chí: “Báo chí ở ta thường tự tin là có dân trí thấp nên đầy ngạo mạn trịch thượng”; giễu nhại đạo diễn: “Các đạo diễn với mặc cảm mình đã là thằng mất dạy, nên luôn luôn nhồi vào mồm đám diễn viên những câu đẫm đầy đạo đức”; giễu nhại bà văn sĩ Bỉ và cả buổi toạ đàm văn học của ta, bởi nữ văn sĩ người Bỉ này từng “đọc Truyện Kiều tóm tắt bằng văn xuôi và khẳng định một nữ tác gia như Nguyễn Du xứng đáng là một nữ thi sĩ”;...

Dưới lời văn của người kể chuyên, xã hội đương thời hiện lên như là hợp thể của những điều nhố nhăng, đồi bại; ở bất kì ngành nghề nào cũng tồn đọng những điều xấu xa, bậy bạ. Ở đó, con người tìm đủ mọi cách chạy chọt, luồn lách để được cái mác danh giá, con người sống để lừa bịp, lợi dụng lẫn nhau... Bằng lối kể chuyện khéo léo, người kể chuyện đã tái hiện lại toàn cảnh xã hội của một thời buổi nhiễu nhương, thời đại mà “bọn tiểu nhân phản phúc nhung nhúc đông, lác đác mới có vài ba quân tử tận tụy[24, tr. 58]; thời đại mà quan chức, trí thức, doanh nhân lại là những kẻ bất tài, vô dụng, hoặc là

những kẻ có chút đầu óc nhưng lại dậm dật, bê tha. Trong cái hỗn tạp của đời sống xã hội ấy, đâu đâu cũng chỉ thấy “nhan nhản những giám đốc, những thương gia lưu manh già cặp bồ với những nhân tình trẻ” [24, tr. 70]. Rồi hội nghị là nơi luôn cần sự trang nghiêm, trang trọng lại trở thành địa bàn để các quan chức, đại biểu danh giá ngủ; lễ kết nạp hội viên hội nhà văn thì “mấy nhà văn nam hội viên cũ có uống nhiều bia, hớ hênh để mở phéc-nơ-tuya quần. Những chiếc quần xịp sặc sỡ hình như có đăng ten...[24, tr. 172].

Bên cạnh giọng điệu giễu nhại người kể chuyện còn sử dụng giọng điệu hài hước.Đó là những câu văn mang ý vị mỉa mai, giễu nhại.Giễu nhại những thói đạo đức giả trong xã hội.Đặc biệt là lòng hiếu thảo – biểu tượng của đạo đức gia đình ngày càng xuống cấp. Đó là gia đình Thảo trong Khải huyền muộn: "Bố nó chăm bà nó đã được mười lăm năm. Chuyện bố nó nuôi mẹ được đăng lên mục "Giữ gìn truyền thống cũ" của một tờ báo Đoàn.Mẹ nó cắt bài báo ép lên khung kính treo ngay cửa ra vào.Phía trên bài báo là một tấm ảnh cả nhà nó đứng quay xung quanh bà nội đang móm mém cười trong bộ áo dài đại lễ màu điều" [24, tr. 33]. Nhưng sự thực sau tấm lòng hiếu thảo ấy thì bà Thảo được sống trong một căn buồng lờ nhờ sáng hôi hám kinh khủng, cháu “chăm” bà ăn bằng cách cả mâm cơm để trong một cái quang bằng mây. “Cái Thảo đứng ở cửa buồng, lấy một cái đòn tre dài câu cái quang vào giường bà nó... Bà nó chợt sủa “gâu gâu”, cái Thảo cẩn thận nhấc cái đòn tre ra, ở trong cái quang mây lúc này lộn xộn những bát đũa của bữa trước

[24, tr. 33]. Hay cách mà vợ Vũ thể hiện tấm lòng hiếu thảo của “một cô dâu hoàn hảo” vì "chỉ biết bố mẹ chồng qua ảnh”: “Mỗi kỳ giỗ hai cụ, vợ Vũ đều làm không dưới năm mươi mâm. Chục năm lại đây, có xông xênh tiền, vợ Vũ còn lập đàn chay gõ mõ đọc kinh Phật lầm rầm cúng trước suốt ba ngày" [24, tr. 82] và chỉ có Vũ là “sâu xa” biết đằng sau nghĩa cử cao đẹp ấy là tiền học

phí đi Mĩ của thằng Bảo, cháu nội duy nhất của hai cụ, quá nửa gom góp từ tiền phúng giỗ[24, tr. 82].

Và ngay cả hạnh phúc lứa đôi, tình nghĩa vợ chồng cũng được đem ra để tính toán thiệt hơn. "Cái mơ ước sẽ trở thành người sang trọng luôn giày vò vợ Bạch. Bố công nhân mẹ cũng công nhân, vợ Bạch đã quá hiểu để khinh bỉ cái gọi là dân nghèo thành thị"[24, tr. 196]. Sau đó cô tìm mọi cách để học và khi có học thức, kiếm được tiền cô đã đồng ý lấy Bạch. Sau một thời gian đã kịp cầm tiền ra đi và kiếm một ông chồng mới là "thương gia thành đạt người Sing gốc Tầu" [24, tr. 215]. Mối quan hệ vợ chồng của bố mẹ Nhã trong Cơ hội của Chúa cũng không khá hơn: “Cô thôn nữ vùng đất chiêm trũng lấy được anh sinh viên quý tộc trường Ngoại giao chỉ vì xinh đẹp. Vụng về nữ công gia chánh và mù chữ.Trí thức với nông dân kiểu này khó có thể liên minh. Cái liềm sẽ chặt gẫy cái bút. Ngài Vụ trưởng tương lai nhận ra điều ấy thì đã quá muộn.Đành sửa sai đời mình bằng cách chỉ thòng lòng với nàng nào biết hai ngoại ngữ” [24, tr. 216].

Với vốn sống của một công chức nhà nước, Nguyễn Việt Hà hiểu hơn ai hết về đời sống của tầng lớp này. Bởi vậy, trong các sáng tác của ông người kể chuyện đã phơi bày thực trạng công việc của giới công chức. Đó là cuộc sống nhàm chán và đơn điệu: một phòng có tới mười tám người nhưng "công việc chỉ đủ cho năm người" [25, tr. 56]. "Khu vườn cơ quan trở thành thứ vườn trẻ để gửi con ông cháu cha" của những công tử và tiểu thư. "Sáng đến cơ quan "rút tập chứng từ" dầy để trên mặt bàn.Nó là biểu tượng vàng ngọc của tám tiếng.Cuối giờ cứ y nguyên như vậy cất vào.Đi làm nhà nước cũng không cần phải học cao biết rộng, làm mãi thành quen[25, tr. 58].Người kể chuyện đã nêu lên những ung nhọt bên trong của bộ máy hành chính,

nhữngthực trạng nhức nhối đang tồn đọng trong môi trường công sở nhà nước thời hiện đại.

Hay khi đọc những câu trần thuật của người kể chuyện về thực trạng của ngành thể thao nước ta thật lố bịch và nực cười: "Vụ phó hồn nhiên tin rằng đã đá bóng giỏi thì rất khó học chữ giỏi, đặc biệt là những cầu thủ quen chơi bóng bằng đầu. Những người đầu đặc khi tết bóng thường đi căng và khó đoán hướng.Khá nhiều những tuyển thủ của đội U17 hoặc đội U21 đang cố gắng hoàn thành chương trình tiểu học. Một hiện thực tồi tệ, hiện thực này được cải tạo vài quan chức thể thao đang chạy tiền làm tiến sĩ thể chất hệ tại chức đau đớn tuyên bố" [24, tr.52,53]. "Hội trường trang nghiêm im phăng phắc.Ba phần tư đại biểu đã thiu thiu ngủ.Hầu hết bọn họ là dân chuyên nghiệp họp nên mắt vẫn mở to, cổ vẫn thẳng, phải tinh ý mới nghe thấy tiếng ngáy khe khẽ" [24, tr. 53].

Có thể nói, dù bộc lộ trực tiếp qua lời người trần thuật hay qua điểm nhìn nhân vật thì tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà vẫn luôn sử dụng lối “giễu nhại” làm giọng điệu chủ âm.Mục đích của lối nói này để nhằm thể hiện cách nhìn của nhà văn trước hiện thực cuộc sống.Sâu xa hơn, để bức tranh đời sống được vẽ lên phong phú, đa dạng hơn từ nhiều góc khác nhau.Nguyễn Việt Hà cũng đã thật khéo khi xen cài vào tác phẩm của mình nhiều kiểu giọng điệu.

Đằng sau những câu văn giễu nhại đầy mỉa mai ấy chúng ta bắt gặp cái nhìn đầy chua chát của người kể chuyện. Xã hội bước vào thời kì đổi mới, kéo theo đó là những cách sống mới nhưng có vẻ không hợp thời. Người kể chuyện đã quan sát và kể lại một cách chân thực, sinh động nhất cuộc sống của mọi lớp người, nhất là những người trẻ tuổi. Ở Khải huyền muộn, chúng ta bắt gặp hình ảnh: "Trời nắng chang chang nóng. Có một bể bơi không tường chắn, rất nhiều thiếu nữ nằm ngổn ngang phơi người, tự lấy tay xoa

ngực trần bằng những nắp hộp kem loằng ngoằng chữ Hàn Quốc. Trên ti vi cũng nhan nhản phim Hàn. Những bộ phim đương nhiên là hấp dẫn vì nội dung đều có một bi kịch đương nhiên là thê thảm, chuyện tình giữa anh Chimđangsun và cô Xinhiếp" [24, tr. 49]. Phim truyền hình Trung Quốc cũng có tác động không kém phần mạnh mẽ đến cách ứng xử của người Việt. Khi nhận lỗi các vị quan chức cũng tự xỉ vả mình bằng cách: "tất cả giơ mạnh tay đều đặn tát vào hai má theo kiểu Thái giám có lỗi, mốt nô tài đang thịnh hành trong phim Khang Hy đại đế" [24, tr. 69]. Các chương trình truyền hình nội địa cũng hấp dẫn và cảm hoá người xem đến mức: "Mẹ vợ Vũ vốn Thứ trưởng về hưu đã ngoài bẩy mươi, dạo này những lúc ghen ngược, cũng đều nhí nhảnh chua chát cái giọng tấu hài của chương trình Gặp nhau cuối tuần" [24, tr. 57]. Con người bất chấp du nhập thứ văn hóa ngoại lai một cách học đòi, bắt chước.

Với cái nhìn hiện thực bộn bề đa dạng, với trách nhiệm của một cây bút chân chính, Nguyễn Việt Hà trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới vừa đi sâu mô tả dòng chảy trong trẻo giữa dòng sông cuộc sống trong - đục, vừa đi sâu phát hiện nhiều điều bất cập bất ổn trong cuộc sống hôm nay. Để đưa lên trang sách những điều bất cập bất ổn ấy, nhà văn đã thật sáng suốt khi để người kể chuyện lựa chọn giọng điệu giễu nhại, hài hước cho các nhân vật của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong tiểu thuyết nguyễn việt hà ( qua cơ hội của chúa và khải huyền muộn ) (Trang 80 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)