CHƢƠNG 3 : NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT
3.2. Giọng điệu trần thuật
3.2.2.2. Giọng điệu triết lý
Triết lý là sự thể hiện những khái quát mang tầm triết luận về một vấn đề, một hiện tượng nào đó của cuộc sống xã hội, của cõi nhân sinh. Giọng triết lý thể hiện cái nhìn có tính quy luật của tác giả về thời cuộc, con người... Nó chỉ có được ở những nhà văn có vốn sống phong phú, từng trải và có thái độ lao động nghệ thuật nghiêm túc.
Giọng điệu triết lí dường như là khái niệm không còn xa lạ trong văn chương. Trong nền văn học hiện đại Việt Nam chúng ta bắt gặp giọng điệu triết lý trong những tác phẩm của Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan... họ đều là những cây đại thụ trong nền văn học. Sang đến nền văn học đương đại Việt Nam, Nguyễn Việt Hà cũng là một trong những cây bút văn xuôi xuất sắc. Những ngày tháng lăn lộn dưới gác chuông của phố nhà Chung, quăng mình trải nghiệm giữa những bon chen, toan tính của cuộc sống khiến tiểu thuyết anh có cái nhìn gần với thực tế hơn, có những thực tế tốt đẹp nhưng cũng có những thực tế khiến người ta phải thất vọng “vĩnh viễn không bao giờ nhìn đời bằng cặp mắt xanh non”. Thật đúng, không có ngôi trường nào đào luyện người ta đến hạn mức của sự trưởng thành nhanh hơn, hiệu quả hơn bằng trường đời.Chính bằng những trải nghiệm ấy, con người đã rút ra những triết luận, triết lý về cuộc sống.Thứ triết lý được xây dựng từ những bài học, những trải nghiệm từ cuộc sống nên ắt hẳn nó không chỉ đúng với một số người mà trong những thời đại nhất định, nó sẽ còn đúng với nhiều người, đúng với cả thời đại người ta sống.
Trước mỗi vấn đề, người kể chuyện trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà luôn đểnhân vật tự triết lý như một cách chia sẻ, đối thoại với bạn đọc. Chẳng hạn, khi đứng trước đồng tiền, Nhã khẳng định: "Muốn không ai dẫm đạp lên mình thì phải có tiền... tiền không đem lại hạnh phúc nhưng nó là phương tiện tốt nhất để đi đến hạnh phúc"[25,tr.277]. Và theo cô, "Muốn biết rõ về ai, nên nhúng người ấy nhiều lần vào tiền. Cái thứ dung dịch siêu thượng này làm trôi đi tất cả những màu mè bọc ngoài. Đạo mạo trở nên hau háu lỗ mãng.Dịu dàng trở nên chua ngoa, cứơp giật.Lịch sử nhân loại chứng kiến số người tự tử vì tiền gấp mười tám lần số người tự tử vì tình" [25, tr. 476].Đây là triết lý của Nhã - một người từng trải, quá quen với sức mạnh của đồng tiền
không có “máu” làm giàu, đồng tiền không phải động lực sống của anh, anh đã nghĩ: “có nhiều tiền không phải là xấu. Bạn tôi đã giàu và em tôi đang tập tọng làm giàu.Tôi đã thấy nhiều người có tiền, hoặc tốt hoặc không tốt.Tôi đọc đâu đó thấy rằng đồng tiền không có khuôn mặt riêng, nó mang bộ mặt người cầm nó.Cũng có lý, đồng tiền ở trong tay người đại lượng thì khoát đạt, ở đứa tiểu nhân thì đê tiện" [25, tr. 455].Hoàng đã có cái nhìn rất sâu sắc và chân thực về bộ mặt của đồng tiền. Với Tâm – đồng tiền là cả một vấn đề lớn đối với anh, khiến anh luôn trăn trở nghĩ suy tìm cách kiếm tiền. Tiền cũng là động lực khiến anh tìm đến với trời Tây: "Đông Âu là một môi trường tốt để kiếm tiền...". Triết lý về đồng tiền này, cũng tiếp tục xuất hiện trong cuốn tiểu thuyết thứ hai Khải huyền muộndưới con mắt của nhân vật Vũ. Vũ, với tư
cách là kẻ vừa có tiền, vừa có quyền cho rằng: “Tiền bạc là phẳng được nếp nhăn xưng hô tuổi tác" [24, tr. 70].
Tính triết lý không chỉ được biểu hiện ở các nhân vật trí thức, quan chức mà còn được biểu hiện ở những nhân vật khác.Đó có thể là những con người bình dân ít học, hay là những người trẻ tuổi đang trên hành trình tìm kiếm, giải mã cuộc sống. Những con người này vì nhiều lí do khác nhau, dù trực tiếp hay gián tiếp họ cũng đã phải lặn ngụp giữa thời buổi “cũ mới nhập nhèm”, đã va chạm vô số những giá trị giả dối, đã vấp ngã đủ để những triết lý của họ không còn là những triết lý suông rỗng. Khi nghĩ về tình yêu của tuổi trẻ, người kể chuyện cũng thể hiện giọng triết lí bằng những nhận xét, đánh giá.“Trong tình yêu, hình như nhớ là quan trọng nhất. Nhớ nhiều nhớ dài là chung thủy. Sâu sắc nhớ là đau khổ. Chỉ khi yêu người ta mới chung thủy và đau khổ”. Hay “Thích có phải là đôi khi hay nghĩ hoặc nhớ về nó. Thế còn yêu chắc là liên miên chỉ nghĩ về nó”.Và "Khi yêu nhau người ta đánh giá cao lòng chung thủy. Thế chung thuỷ là cái gì? Là có đầu có cuối trước sau như một.Là khái niệm ước lệ để rồi đấy vợ chồng bấu víu vào tôn trọng
nhau.Là một thuật ngữ đẹp nhưng cũng giống vô số điều cực đoan, cái tốt đẹp đều không có thật.Nó tồn tại có chừng mực ở cuộc sống nhưng khi đã trượt sang chuyện sách vở nó chứa đầy đạo đức giả" [25, tr. 341]. Với Nhã, cô lại cay đắng nghiệm ra và gắn tình yêu bằng hình ảnh của một vật dụng đời thường rẻ rúng: “Tình yêu. Nhiều khi tưởng lê thê nhưng thực ra cộc cỡn như cái mini juýp của con đầm đểu" [25, tr. 115]. Tâm lại nghĩ: "Tình yêu là một khái niệm rất đẹp. Đẹp đến mức nó chỉ có trong tiểu thuyết (...) Một mớ lý thuyết lấp lánh đầy ảo tưởng" [25,tr. 172].
Trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà còn xuất hiện triết lý về đạo đức: "Đạo đức. Mẹ tôi bảo: "làm gì thì làm nhưng phải để phúc cho con cháu". Hoá ra giá trị đạo đức là đem lại tương lai doạ dẫm hiện tại.Tôi không nghĩ xa đến thế.Đạo đức hiểu nôm na là hiếu với bố mẹ, tốt với anh em và giữ chữ tín với bằng hữu" [25, tr. 344].
Cũng có khi người kể chuyện triết lý về những điều nhỏ nhặt xoay quanh đời sống: “Không gian hai chiều, thời gian ba chiều còn con người vô số chiều”,“Những kẻ đểu giả thông minh khi tính toán luôn luôn nghĩ người khác cũng tính toán; “Khi con người đã dám nói dối một lần thì cũng dám nói dối lần sau; “háo danh, ưa ăn diện là đức tính muôn đời của phụ nữ”...
Với Khải huyền muộn, ngoài những triết lý trong cuộc sống, người kể chuyện đào sâu thể hiện quan điểm của mình về văn chương và văn chương đương đại: “Xác chữ muôn đời chỉ là xác chữ”; “văn chương bị lặp lại đáng sợ như văn chương nhạt nhẽo”; “văn chương là cái bị dùng theo thời thế, nhẹ thì bóp méo, nặng thì xuyên tạc chữ nghĩa về bản chất vốn đã sẵn sàng đạo đức giả...”. Văn chương là đề tài thu hút sự chú ý của nhiều nhà văn, nghệ sĩ từ lâu và là nghệ thuật của sự tìm tòi. Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó không chứa đựng sự khám phá, sáng tạo không ngừng của nhà văn. Đây có lẽ
là một khái quát thể hiện tập trung nhất quan niệm của nhà văn về văn chương đích thực. Và có thể nói thực tiễn sáng tạo của Nguyễn Việt Hà đã minh chứng rõ nét quan điểm ấy.
Qua hai tác phẩm Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn, Nguyễn
Việt Hà còn muốn gửi tới độc giả một suy tư sâu xa: Cuộc sống ngày càng bề bộn, hỗn loạn; con người ngày càng tha hóa, mất dần niềm tin vào cái đẹp; danh lợi và dục vọng biến con người thành những kẻ xấu xa, đê tiện, bỉ ổi và mất nhân cách. Vì vậy, tác giả không thôi mong muốn con người hãy suy nghĩ và tìm cho mình một hướng đi, một lối sống phù hợp, lành mạnh và tốt đẹp, để gìn giữ lại những gì nhân bản còn vương sót lại trong cuộc đời này.
Trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà, những triết lý trên đã xây dựng lên những con người với nhiều phong cách độc đáo, đầy cá tính. Mỗi người đều có trải nghiệm riêng, và thể hiện cách nhìn nhận riêng trước các vấn đề của cuộc sống.Chính điều đó đã khiến cho tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà có chiều sâu và mang ý nghĩa khái quát hơn.Đồng thời, giọng triết lý cũng góp phần bộc lộ năng lực phân tích và khả năng chiếm lĩnh hiện thực của người viết tiểu thuyết.Nó thể hiện tài phân tích, mổ xẻ để tìm ra bản chất của cuộc sống.Đó là một biểu hiện của sự cách tân về lời văn nghệ thuật trong văn xuôi, đem lại cho nó tính chất đối thoại từ bên trong.