Triềuđình Huế cầu viện Mãn Thanh chống thực dân Pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ ngoại giao giữa việt nam với trung quốc và pháp dưới thời tự đức (1848 1883) (Trang 35 - 49)

B. NỘI DUNG

1.3. Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc từ 1858 đến 1883

1.3.2. Triềuđình Huế cầu viện Mãn Thanh chống thực dân Pháp

Chúng ta đã biết, trong vòng hơn 10 năm từ năm 1847 đến 1858, kể từ khi thực dân Pháp mở đầu lối “ngoại giao pháo hạm” cho đến khi trực tiếp xâm lược Việt Nam, triều đình Huế đã không có một biện pháp hữu hiệu nào để ngăn chặn âm mưu xâm lược của chúng. Rồi khi Pháp đánh chiếm Nam Kỳ và mở rộng ra xâm lược toàn lãnh thổ Việt Nam, thì triều Nguyễn từ chỗ chống lại đã từng bước đi đến chỗ “giảng hoà”. Những đề nghị canh tân để phát triển đất nước- chính là một con đường giành lại độc lập dân tộc cũng bị khước từ. Trong khi chối bỏ con đường cứu nước bằng một cuộc chiến đấu của cả dân tộc, bằng một cuộc cải cách đất nước trên tất cả mọi mặt, thì triều Nguyễn đã từng bước tìm đến với con đường cứu nước bằng việc cầu viện nước ngoài.

Đối với triều đình Tự Đức, việc cầu viện Mãn Thanh là con đường để chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp. Vấn đề đặt ra là Tự Đức chính thức

cầu viện Mãn Thanh khi nào? Từ việc tiếp cận các nguồn sử liệu khác nhau, mà các tác giả đã đưa ra nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này.

Theo tác giả “Việt Nam Pháp thuộc sử”, vào các năm 1873, 1876 và 1880, triều đình Huế đã cử các đoàn sứ bộ sang Trung Hoa triều cống và: “ lẽ ngoài việc dâng cống phẩm, các sứ bộ này, nhất là sứ bộ Canh Thìn (1880) qua đến đế đô nhà Thanh, còn có nhiệm vụ tâu bày việc xâm lăng của Pháp và bí mật cầu Thiên quốc cứu viện…Năm sau, nhà Thanh đã đưa quân đội tràn vào Việt Nam”[250;20]. Đây cũng chính là ý kiến mà học giả người Pháp Cordier đưa ra trước đó [91;154]. Song tác giả người Nhật Tsuboi lại cho rằng: “cách giải thích đó không dựa trên một bằng chứng nào” và dựa vào những báo cáo của Reheinart, tác giả cho rằng: “Tự Đức quyết định cầu cứu quân đội Trung Hoa vào cuối tháng 5/1882, tức là sau và nhằm đối phó với việc Riviere tấn công thành Hà Nội (5/1882). Và theo yêu cầu của vua Tự Đức, khoảng 20 nghìn quân Thanh vượt qua biên giới vào mùa hè năm 1882”[91;155]. Dù không thống nhất với nhau về thời gian, nhưng các ý kiến trên đều chung một điểm là chú ý tới việc cầu viện Mãn Thanh về quân sự của triều đình Tự Đức.

Trước hết phải khẳng định rằng, dưới triều Tự Đức, Trung Quốc vẫn được coi là Thiên triều của Việt Nam, nhưng không phải ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược, Tự Đức đã cầu viện Mãn Thanh.

Chúng ta thấy, trước năm 1858, sứ bộ cuối cùng được triều đình Huế phái sang Trung Quốc là vào năm 1852. Mười lăm năm sau, vào năm 1868 triều đình Huế mới tiếp tục cử các sứ bộ sang Trung Hoa. Ghi chép trong Đại Nam thực lục cho biết các sứ bộ như sau:

Bảng 3: Các đoàn sứ bộ được cử sang Trung Hoa từ năm 1858 đến 1883 Năm Sứ bộ Nhiệm vụ Mậu Thìn (1868) Chánh sứ: Lê Tuấn Ất phó sứ: Hoàng Tịnh

Giáp phó sứ: Nguyễn Tư Giản

-Tuế cống định kỳ và cả 3 năm trước đó đã hoãn (Đinh Tỵ 1857; Tân Dậu 1861 và Ất Sửu 1865) [73;225] Canh Ngọ (1870) Chánh sứ: Nguyễn Hữu Lập Ất phó sứ: Trần Văn Chuẩn Giáp phó sứ: Phạm Hy Lượng - Tuế cống theo định kỳ

- Đáp tạ vua Thanh đã cử tướng Phùng Tử Tài đem quân sang giúp triều đình tiễu trừ thổ phỉ ở phía Bắc Việt Nam - Báo cáo tình hình quân Pháp xâm chiếm Việt Nam với nước Thanh và các nước khác (nếu có hỏi đến) [74;325] Quý Dậu

(1873)

Chánh sứ: Phan Sĩ Thục Ất phó sứ: Nguyễn Tu Giáp phó sứ: Hà Văn Quan

- Tuế cống theo định kỳ

- Trình bày về tình hình biên giới phía Bắc và yêu cầu được giúp đỡ [74;325] Bính Tý

(1876)

Chánh sứ: Bùi Ân Niên Ất phó sứ: Lê Cát

Giáp phó sứ: Lâm Hoàng

- Tuế cống theo định kỳ

- Chúc mừng vua mới lên ngôi của nhà Thanh là Quang Tự [75;301] Canh Thìn (1880) Chánh sứ: Nguyễn Thuật Ất phó sứ: Nguyễn Hoan Giáp phó sứ: Trần Khánh - Tuế cống theo định kỳ

- Mang thư đến tỉnh Quảng Tây yêu cầu tâu giúp tình hình biên giới chưa yên, xin phái quân doanh nước Thanh đến giúp [76;350] Nhâm Ngọ (1882) Chánh sứ: Phạm Thận Duật Ất phó sứ: Nguyễn Thuật Giáp phó sứ: Phạm Văn Trữ

Đem quốc thư đến Thiên Tân để hỏi han và bàn giúp việc đối phó với quân Pháp, sau đó đến Yên Kinh [76;161]

Để nối lại quan hệ với triều đình Mãn Thanh, Tự Đức đã phái một đoàn sứ bộ sang Trung Quốc vào năm 1868. Các sứ thần đã đến Bắc Kinh vào năm 1869 với nhiệm vụ triều cống cả ba lần đã hoãn lại trước đó.Trong Đại Thanh thực lục cũng ghi chép nhưng rất vắn tắt về sứ bộ này: “Ngày mùng 1 tháng 2 năm Đồng Trị thứ 9 (1869), Việt Nam quốc vương Nguyễn Phúc Thì (tức Tự Đức) sai sứ đem phương vật vào cống và phụ thêm cống phẩm của 3 kỳ cống trước đó. Triều đình ban yến và thưởng cho cống sứ như thường lệ” [10;110]

Như vậy, trong vòng 15 năm (từ 1852 đến 1868), giữa hai triều đình không có một quan hệ chính thức nào. Lý do chính là vì hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây của nước Thanh chưa yên. Đây là thời kỳ Trung Quốc có khá nhiều biến động, cùng với sự xâu xé của các nước đế quốc, là các cuộc nổi dậy chống đối triều đình khắp nơi của nông dân, đặc biệt là phong trào nông dân Thái Bình Thiên Quốc (1851-1865), đã buộc triều đình phải dồn sức để đối phó.

Đến năm 1868, triều Huế vẫn chưa cho nhà Thanh biết tình hình Pháp xâm lược Việt Nam .

Theo tác giả Tsuboi: “cho đến năm 1870, triều đình Bắc Kinh hoàn toàn không biết việc Pháp chiếm Việt Nam… Triều đình Bắc Kinh bắt đầu được thông tin năm 1870 nhân vụ Thiên Tân…Lúc đó quan hệ ngoại giao giữa Pháp và Trung Hoa trở nên căng thẳng và theo đề nghị của Đinh Nhật Xương, tuần phủ tỉnh Giang Tô, chính quyền Trung Hoa cử một sứ bộ sang Việt Nam nhằm mục đích thăm dò khả năng hợp tác giữa hai nước cùng nhau chống Pháp” [91;156-157]. Thật đáng tiếc là trong tác phẩm của mình, Tsuboi đã không đề cập đến sứ bộ Việt Nam sang Trung Quốc vào năm 1870.1

1 Tác giả chỉ đề cập đến sứ bộ Việt Nam sang Trung Quốc vào các năm 1868, 1872,1876,1880,1882 sau năm 1858 [91;150 ]

Ghi chép của chính sử triều Nguyễn cho biết: “Năm 1870, vào mùa đông tháng 10, sai sứ sang nước Thanh…Trước đây, toán giặc nước Thanh là Ngô Côn còn có tên là Á Chung, trốn sang Cao Lạng quấy nhiễu, nước ta đưa thư cho tuần phủ Quảng Tây đệ lên nước Thanh. Đại hoàng đế nước Thanh bèn sai đề đốc Phùng Tử Tài coi đem 31 quân doanh ra ngoài cửa quan cùng đánh. Đến nay, việc biên giới tạm yên cho nên sai bọn bồi thần Nguyễn Hữu Lập mang hòm biểu, vật phẩm địa phương, so với lễ cống có hậu hơn và voi đã thuần hai thớt sang tạ”[74;56]. Vua còn sai quan viện cơ mật soạn sẵn những lời vấn đáp giao cho các sứ thần “để khi đi qua cửa ải và khi đến Yên Kinh, hay nếu gặp sứ thần các nước Cao Ly, Nhật Bản, Lưu Cầu mà có hỏi đến nước ta xử trí với người Tây thế nào thì nên đáp rằng: Nước tôi cùng với nước Pháp, ngôn ngữ văn tự không giống nhau, chưa từng giao thiệp với nhau, năm trước nhiều lần tàu nước ấy đến cửa Đà Nẵng thuộc tỉnh Quảng Nam nước tôi, đưa thư nói muốn được bỏ cấm, cho thông thương, lời lẽ nhiều câu khiếm nhã, viên coi giữ cửa bể không dám nhận, bèn vin cớ lấy làm hiềm, không phải có lời lẽ minh bạch, đem ngay tàu binh đến sinh sự. Nước tôi bất đắc dĩ phải đối phó. Người Pháp lui giữ ba tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Định Tường, nên trong khoảng 3, 4 năm chiến tranh không ngớt. Nước tôi không nỡ để quân dân chịu khổ và nhân nước ấy đã sai người đến giảng hoà, nước tôi cũng tạm định ước với nước ấy, là do sự bất đắc dĩ. Rồi nước ấy lại xin kiêm quản ba tỉnh trở về phía nam là Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Nước tôi chủ ý giữ hiệp ước cũ, nước đó dùng kế đánh úp chiếm lấy. Nước tôi không dám đánh nhau với họ, hiện đương gửi thư cho quốc trưởng nước ấy nói rõ về việc đất đai, chưa được trả lời thanh thoả. Vừa rồi tiếp được tướng nước ấy báo tin nói nước Phổ Lỗ Sỹ sẽ đánh nhau với nước ấy, quốc trưởng nước ấy là Napôlêông bị bắt, quân dân các toà lập một hội đồng cùng lo việc trị nước, giữ gìn nước nhà, người nước Phổ hiện đương mưu đánh thành Balê, thủ đô

nước ấy, các việc như thế, ngoài ra dò hỏi cũng nhiều đại khái cũng thế. Nhưng nước tôi trước đã giao hảo với nước ấy, nay cũng theo thói thường hỏi thăm không nỡ nhân lúc nguy, để nước ấy tự hối, cho toàn tình nghĩa với nước láng giềng”[74;57]. Đoàn sứ còn có nhiệm vụ trình bày việc tiễu trừ giặc phỉ ở biên giới, và theo lời dụ của vua Tự Đức thì “trên đường đi cũng nên tìm hiểu tình hình nước Thanh và các nước Anh, Pháp, Nga, Ý để báo cáo lại đầy đủ”[33;54].

Như vậy, ta có thể khẳng định rằng năm 1870 triều Huế mới chính thức cho Bắc Kinh biết tình hình thực dân Pháp xâm lược nước ta. Nhưng nước Thanh thực sự biết điều này từ bao giờ? Có phải chỉ đến khi triều đình Tự Đức phái sứ bộ này sang thì triều Thanh mới biết hay không?

Chỉ dụ của vua Thanh cho các quân cơ đại thần vào ngày 29 tháng 7 năm 1870 chỉ rõ: “Biên giới Việt Nam có nhiều đất đai béo tốt… Gần đây nghe nói nước Pháp chiếm cứ, đóng quân và đặt đề đốc quản trị. Đường bộ Việt Nam liền với Quảng Tây…Vậy truyền dụ cho Tô Phượng Văn mật sai viên chức mẫn cán đến vùng ấy xét hỏi tình hình, vẽ đồ ghi chú và xét xem gần đây Việt Nam và nước Pháp tình ý có dung hợp nhau hay không? Đây là một việc cơ mật trọng yếu, nên nói là tự ý Tô Phượng Văn sai đi dò xét, chứ không nên nói là do chỉ dụ của trẫm sai đi.”[10;116]. Theo lời tâu của Tô Phượng Văn thì tri phủ Từ Diên Húc đã được phái sang Lạng Sơn. Báo cáo của Từ Diên Húc gửi về cho biết: “Từ trấn Nam Quan đến Đông Kinh (tức Hà Nội) đi bộ mất 7 ngày, mà đường xá bình thản và không có chỗ nào gọi là Tư Gia. Xứ Nam Kỳ của Việt Nam bị người Pháp chiếm cứ 6 tỉnh. Người Việt Nam rất lấy làm thâm thù, chứ không có tình ý dung hoà với người Pháp”[10;116]. Có thể nói trước khi đoàn sứ bộ Việt Nam sang Trung Hoa cho biết tình hình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, thì triều đình Mãn Thanh đã cho người sang dò xét tình hình ở nước ta và biết Pháp chiếm Nam Kỳ. Ghi chép trong

Nhật ký đi sứ phương Bắc của Phạm Hy Lượng kể lại chuyện khi thuyền sứ đoàn cập bến phủ Thái Bình nước Thanh vào ngày 22 tháng 12 năm 1870, quan phủ họ Từ (không ghi rõ tên) đã vào tận thuyền chào hỏi. Quan phủ đã nói với sứ đoàn Việt Nam là “nếu nội địa đánh nhau với bọn Tây di, thì quý quốc có thể nhân cơ hội mà lấy lại đất Nam Kỳ”[33;54]. Điều này càng khẳng định, trước khi đoàn sứ thần Việt Nam đến Trung Hoa, nhà Thanh đã biết được phần nào tình hình của Việt Nam.

Năm 1868, thực dân Pháp chiếm lục tỉnh Nam kỳ, đến năm 1873-1874 Pháp đưa quân ra đánh chiếm Bắc kỳ lần thứ nhất và buộc triều đình Huế phải ký hiệp ước Giáp Tuất (ngày 15/3/1874). Trong suốt thời kỳ này, Tự Đức vẫn giữ mối quan hệ truyền thống với nhà Thanh, nhưng có lẽ vua cũng không muốn nhà Thanh can dự quá sâu vào nội tình nước mình. Có lẽ vậy nên sứ bộ năm 1870, không phải mang sang đệ trình lên Hoàng đế Mãn Thanh một bản báo cáo về việc Pháp xâm lược Việt Nam, mà chỉ chuẩn bị những lời vấn đáp, nếu nhà Thanh hỏi đến thì trả lời.

Chúng ta đã biết, khi đưa quân ra đánh chiếm Bắc Kỳ, một trong những điều lo ngại nhất của thực dân Pháp là sự can thiệp của Trung Quốc, là “tham vọng cổ truyền của nước này” [87;389]. Cho nên khi ký được Hiệp ước Giáp Tuất, một nội dung quan trọng của Hiệp ước là nước Pháp thừa nhận chủ quyền và nền độc lập hoàn toàn của Việt Nam đối với bất kỳ một cường quốc nào; nước Pháp hứa sẽ giúp Việt Nam duy trì trật tự, an ninh, chống mọi sự tấn công của nước ngoài và tiễu trừ giặc cướp. Điều đó hoàn toàn phủ nhận vai trò, ảnh hưởng của nhà Thanh đối với triều đình Huế. Nhưng mong muốn ấy của thực dân Pháp đã không thực hiện được.

Sau Hiệp ước Giáp Tuất, giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn giữ mối quan hệ với nhau trên những nguyên tắc truyền thống nên Philastre cho rằng: “cả hai đều chẳng thèm đếm xỉa đến Hiệp ước”[88;37]. Hay theo lời của

Charles B.Maybon: “thì khi giấy hoà ước vừa ký xong, đức Tự Đức lại tìm đường để không giữ các điều ngài đã đoan kết. Ngài cắt sứ sang Tàu, như thế rõ ra ngài còn cho mình là tôi thuộc nước Tàu”[30;150]

Vào tháng 6 năm 1876, Tự Đức đã cử một đoàn sứ bộ sang Thanh với nhiệm vụ đi tuế cống 4 năm một lần và chúc mừng vua mới của nhà Thanh. Bộ trưởng bộ thuộc địa Pháp lúc đó đã phải công nhận đây là một sai lầm lớn của Pháp “khi không ngăn cản sự việc đó”[88;37]. Vì thế mà 4 năm sau, sự việc tương tự lại tái diễn. Ghi chép của Ngoại vụ Paris là A.Delvaux cho biết

“đến tháng 11/1880, Tự Đức bày tỏ công khai về quyết định dứt khoát gửi phái bộ sang Trung Quốc, vì lẽ mối quan hệ nước lớn với nước nhỏ vẫn luôn bền chặt. Vua làm như thế để chuẩn bị dư luận, chứ thật ra vua đã gửi phái bộ đi mấy tháng trước một cách bí mật. Mãi cho đến tháng chạp năm 1880 nhờ phái bộ Pháp ở Bắc Kinh thông tin mà người ta biết rằng phái đoàn Huế đã đến Trung Quốc thắt chặt quan hệ hai nước và cầu mong sự viện trợ của Trung Quốc để chống lại sự xâm lăng của Pháp’’[88;37]

Kèm với lễ vật là một bức thư của vua Tự Đức gửi cho Thiên triều mà sau này Ngoại vụ Paris đã có được, với nội dung cốt lõi: “Vua An Nam xin cúi đầu tận đất và cung kính chân thành ngoảnh mặt về phía hoàng đế. Xét theo sự thống nhất trong việc cai trị, và ảnh hưởng của cùng một nền văn hoá rộng lớn trải khắp bốn bể dưới ánh mặt trời thì những bờ cõi phương Nam (An Nam) dù ở xa vẫn phụ thuộc Trung Hoa và đều phải đến để dâng hiến sản phẩm. Giữa trầm hương nghi ngút thành kính đốt lên ở triều đình nước Nam, mà tâm trí chúng tôi luôn luôn hướng về Thiên tử.

Hiện nay bọn cướp gây rối loạn biên thuỳ giữa hai nước đã dẹp xong, chúng tôi, kẻ lệ thuộc xin cung kính giữ lấy phép tắc của vua nước nhỏ là mang lễ vật đến triều cống, trong lúc gửi sứ thần ra đi, thì chúng tôi tưởng tượng rằng bản thân đang đến chầu trước Hoàng đế”[88;42]. Như vậy, theo

Delvaux nhận được từ phái bộ Pháp ở Bắc kinh, thì sứ đoàn Việt Nam năm 1880 sang Trung Quốc là để cầu viện nhà Thanh chống Pháp. Điều này có gì mâu thuẫn chăng khi bức thư của vua Tự Đức cũng chỉ nhắc đến việc tiễu trừ giặc cướp giữa biên giới hai nước? Chính sử của nhà Nguyễn cũng chỉ ghi: “Năm 1880, sai sứ sang nhà Thanh cống hàng năm…. Khi ấy, vì giặc người nước Thanh chưa yên, mới làm tờ sớ nói cả tình hình biên giới, sai Thuật mang đến Quảng Tây yêu cầu tâu giúp, xin phái cho quân ở doanh đi để chặn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ ngoại giao giữa việt nam với trung quốc và pháp dưới thời tự đức (1848 1883) (Trang 35 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)