9. Kết cấu của luận văn
3.2 Các giải pháp hoàn thiện quá trình tái cơ cấu hệ thống tổ chức của
điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ mà Bộ Khoa học và Công nghệ giao, để có những đóng góp nhiều hơn trong thời kỳ phát triển và hội nhập.
3.2 Các giải pháp hoàn thiện quá trình tái cơ cấu hệ thống tổ chức của Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng. Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng.
Những điều kiện cần và đủ để thực hiện thành công tái cơ cấu hệ thống tổ chức của Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng.
- Tái cơ cấu bộ máy tổ chức theo hướng linh hoạt trong điều kiện vận hành trong cơ chế mới tự chủ, tự chịu trách nhiệm
- Viện phải tổ chức lại, tinh giản bộ máy quản lý, yêu cầu chuyên môn quản lý cao hơn, yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực cao hơn, bố trí nhân lực hợp lý đúng chuyên môn, ngành nghề, vị trí công việc.
- Tái cơ cấu hệ thống tổ chức trên cơ sở phát triển hướng tới mục tiêu hoạt động có hiệu quả hơn.
- Thay đổi tư duy quản lý và thống nhất được trong quá trình tái cơ cấu tổ chức.
Căn cứ theo đặc điểm của Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng: là tổ chức KH&CN công lập, do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý. Lĩnh vực hoạt động và nguồn thu của Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng chủ yếu là trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (nghiên cứu đề tài, triển khai các dự án, thực hiện các dịch vụ KH&CN…).
Căn cứ theo mục tiêu, chiến lược và định hướng hoạt động của Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng. Luận văn đề cập đến các giải pháp tái cơ cấu hệ thống tổ chức của Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng như sau:
3.2.1 Giải pháp về xây dựng tổ chức, xây dựng bộ máy
Từng bước xây dựng Viện ngày càng vững mạnh, cần phải tiến hành kiện toàn lại bộ máy tổ chức theo Quyết định đổi mới tổ chức, hoạt động của Viện theo hình thức tổ chức KH&CN tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo tinh thần Nghị định 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ. Cụ thể:
Thứ nhất, kiện toàn, ổn định bổ máy tổ chức hoạt động của Viện: củng cố cơ cấu tổ chức của từng đơn vị trong, rà soát nhân lực, tuyển mới, điều chuyển nhân lực giữa các đơn vị cho phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn, chấm dứt hợp đồng lao động với các cán bộ không có năng lực, không có tinh thần trách nhiệm và không thích nghi với cơ chế hoạt động mới của Viện. Tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch và bổ nhiệm đủ các vị trí lãnh đạo cho Viện và các đơn vị trong Viện để đảm bảo công tác quản lý,
Thứ hai, tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo điều hành, nâng cao vai trò, trách nhiệm điều hành và chỉ đạo của Lãnh đạo Viện đối với các hoạt động của các đơn vị (phòng quản lý KH&HTQT và các phòng chức năng) nhằm đảm bảo tính chủ động, kịp thời đối với các hoạt động KH&CN. Bám
sát thực tế để triển khai nhanh, thống nhất và triệt để nhằm hoàn thành các nhiệm vụ KH&CN của Viện, khắc phục sự thụ động trong công việc, phải chủ động, sáng tạo, vận dụng linh hoạt đúng những quy định của Viện đã ban hành sao cho phù hợp với từng đặc điểm, hoàn cảnh. Xác định rõ trách nhiệm của Lãnh đạo Viện, lãnh đạo các đơn vị và người chủ trì thực hiện các nhiệm vụ KH&CN.
Thứ ba, rà soát, xây dựng và ban hành các Quy chế, Quy định trong Viện (Quy chế làm việc, Quy chế quản lý các nhiệm vụ KH&CN, Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế thi đua khen thưởng….), thực hiện tốt việc hoạt động KH&CN theo Hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001: 2001: 2008 của Viện.
Thứ tư, thực hiện đúng và đẩy đủ nghĩa vụ với Nhà nước (đóng góp thuế), thực hiện tốt và đầy đủ chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho các cán bộ trong Viện. Tăng cường tính công khai, minh bạch việc tái cơ cấu hệ thống tổ chức để nhận được ủng hộ các cán bộ trong Viện.
Thứ năm, thành lập các đơn vị trong Viện theo lộ trình tái cơ cấu hệ thống tổ chức của Viện, cụ thể:
Phòng Công nghệ sinh học Nông nghiệp: Thành lập mới trên cơ sở phòng Khoa học và Công nghệ môi trường. Thành lập tháng 1/2015 Phòng Công nghệ môi trường và Biến đổi khí hậu: Thành lập mới
trên cơ sở phòng Khoa học và Công nghệ môi trường. Thành lập tháng 1/2015.
Trung tâm Thử nghiệm và Ươm tạo công nghệ: Thành lập tháng 1/2015. Sau khi hoàn thành Dự án Xây dựng Trạm Thực nghiệm và ươm tạo công nghệ tại Thạch Thành –Thanh Hóa.
Trung tâm Hợp tác khoa học và công nghệ Việt – Nhật: Thành lập tháng 6/2015.
Trung tâm Quy hoạch Phát triển: Thành lập tháng 1/2015
Doanh nghiệp ươm tạo KH&CN: thành lập trên cơ sở Công ty Cổ phần KH&CN IRRD.
3.2.2 Các giải pháp về nguồn nhân lực
Căn cứ vào nhu cầu hoạt động của tổ chức cũng như mô hình của tổ được đề xuất ở trên thì nhân lực của Viện cần phải được tuyển thêm về số lượng và nâng cao về chất lượng. Thực tế này đặt ra đòi hỏi, yêu cầu phát triển đội ngũ nhân lực KH&CN của Viện phải có trình độ cao, có tâm huyết, trung thực, tận tụy, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất và năng lực tốt, có đủ năng lực quản lý, có khả năng tổ chức, khả năng cạnh tranh trong cơ chế thị trường và xu hướng hội nhập quốc tế nhất là các chuyên gia, kỹ sư đầu ngành, công nhân có tay nghề cao, có trình độ chuyên môn - kỹ thuật tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực, có đủ năng lực nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao và đề xuất những giải pháp khoa học, công nghệ, kỹ thuật có cơ cấu phù hợp với Chiến lược phát triển của Viện, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Viện trong cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm với một số mục tiêu cụ thể:
Thứ nhất, quy hoạch nhân lực KH&CN của Viện, xây dựng chính sách đào tạo, sử dụng, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh cán bộ khoa học và công nghệ có đóng góp cho sự phát triển của Viện
Thứ hai, cần thiết phải xây dựng một bộ quy tắc chuẩn về chức danh các công việc, tiêu chuẩn nghề nghiệp phù hợp tương đương với tiêu chuẩn của các nước tiên tiến trong khu vực.
Thứ ba, phát huy vai trò hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng của các chuyên gia, cố vấn đối với các cán bộ mới. Thường xuyên đào tạo bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về KH&CN nhằm đáp ứng yêu cầu môi trường cạnh tranh và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ tư, chú trọng việc đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý cho cán bộ quản lý cấp trung và cấp cao nhằm tạo sự đột phá về tư duy và kỹ năng quản lý, tạo tiền đề cho việc triển khai các kế hoạch cải cách và chấp nhận sự thay đổi ở các cấp điều hành và cấp thực hiện. Đồng thời quan tâm đến đào tạo ngoại ngữ.
Thứ năm, mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về đào tạo nhân lực, qua đó tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về tài chính, chương trình, nội dung đào tạo, giảng viên và phương pháp giảng dạy của các nước có trình độ tiên tiến.
Kế hoạch nguồn nhân lực đến năm 2020 của Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng, một số chỉ tiêu cần đạt:
- Số lượng cán bộ có trình độ sau đại học từ 70% năm 2014 và đến năm 2020 đạt 75% trên tổng số cán bộ khoa học.
- Đến năm 2020, mỗi lĩnh vực nghiên cứu chuyên ngành có ít nhất 1- 2 tiến sỹ có trình độ chuyên môn ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và quốc tế.
- Xây dựng đội ngũ công chức, viên chức đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, kế thừa giữa các thế hệ, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tâm huyết với nghề nghiệp, gắn bó lâu dài với Viện và đáp ứng các nhiệm vụ được giao. Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo có tâm, có tài và cán bộ khoa học đầu ngành theo các lĩnh vực chuyên sâu của Viện, cụ thể:
+ Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KH&CN, đặc biệt là nguồn nhân lực trình độ cao của Viện theo hướng đồng bộ, cân đối về cơ cấu từng chuyên ngành và phù hợp với sự phát triển của các đơn vị chuyên môn trong Viện;
+ Xây dựng cơ chế, giải pháp để thu hút các nhà khoa học giỏi, các chuyên gia đầu ngành về làm việc cho Viện;
+ Xây dựng và triển khai chương trình hỗ trợ cán bộ khoa học trẻ thông qua các chương trình hợp tác quốc tế của Viện hoặc các chương trình đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài của Nhà nước;
+ Ưu tiên đầu tư để hình thành một số nhóm nghiên cứu mạnh ở một số lĩnh vực mũi nhọn có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành;
+ Củng cố, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý, hành chính, dịch vụ, phục vụ... đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ của Viện trong từng giai đoạn phát triển.
Kế hoạch nhân lực tại các đơn vị của Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng giai đoạn 2016 – 2020: Bộ phận Tổng số Trình độ Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học CĐ, PTTH Văn phòng 12 02 02 05 03 Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế 05 01 03 01 -
Phòng Dự án và Chuyển giao
công nghệ 15 05 06 04 -
Phòng Công nghệ sinh học
nông nghiệp 10 03 06 01 -
Phòng Công nghệ môi trường
và biến đổi khí hậu 06 02 03 01 -
Phòng Thí nghiệm 08 01 05 02 0
Trung tâm Quy hoạch Phát
triển 16 02 07 07 0
Trung tâm Hợp tác khoa học và công nghệ Việt – Nhật
(Trung tâm công nghệ CAS). Căn cứ theo nhu cầu công việc, nguồn nhân lực sẽ được xây dựng khi xây dựng đề án
cụ thể. Trung tâm Thử nghiệm và
ươm tạo Công nghệ Trung du và miền núi phía Bắc.
Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ KH&CN
Tổng số 86 22 40 21 03
Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực của Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng giai đoạn 2016 – 2020:
Năm Nhiên cứu sinh Cao học
Năm 2016 4 5
Năm 2017 4 8
Năm 2018 4 8
3.2.3 Các giải pháp về tài chính
Cơ chế tài chính và nguồn vốn là một trong những yếu tố then chốt quyết định sự thành bại đối với việc phát triển của các tổ chức KH&CN nói chung và Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng nói riêng.
Phát triển nguồn vốn cho hoạt động KH&CN, bản chất là đáp ứng sự cạnh tranh với tư cách là “người bán” – nghiên cứu, tìm kiếm sản phẩm tốt nhất phục vụ khách hàng và “người mua” lựa chọn sản phẩm tốt nhất phục vụ mục tiêu của mình.
Phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất – kỹ thuật và thông tin tạo điều kiện cho việc thu hút vốn đầu tư phát triển KH&CN.
Viện cần phải có cơ chế quản lý về tài chính hợp lý, trích từ doanh thu của Viện để đầu tư cho hoạt động KH&CN ít nhất là 10% thành lập Quỹ hoạt động KH&CN của Viện để tái đầu tư cho hoạt động KH&CN (hình thành, xác định nhiệm vụ KH&CN, đánh giá, hỗ trợ ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn).
Đổi mới cơ chế, chính sách, quản lý tài chính, thu hút đầu tư cho hoạt động KH&CN, nâng cao hiệu quả đầu tư cho hoạt động KHC&CN của Viện.
Tăng cường khai thác các nguồn vốn từ cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức nước ngoài cho hoạt động KH&CN của Viện: tạo điều kiện cho cá cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức nước ngoài đầu tư vào hoạt động của Viện.
3.2.4 Giải pháp về cơ sở vật chất
Tận dụng cơ chế, chính sách và những ưu đãi của Nhà nước theo tinh thần Nghị định 115 để đề nghị Nhà nước hỗ trợ, đầu tư và giao tài sản, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ hoạt động nghiên cứu, triển khai, ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiên của Viện, cụ thể như:
- Xây dựng phòng thí nghiệm của Viện đạt chuẩn ISO/IEC 17025: 2005, hoạt động trong một số lĩnh vực cơ bản:
Phân tích, đánh giá các chỉ tiêu về môi trường đất, nước, không khí. Đánh giá chất lượng sản phẩm.
Đánh giá, phân tích trong lĩnh vực sinh học nông nghiệp
Hướng tới nâng cao hiệu quả hoạt động của phòng Thí nghiệm, tiến tới đăng ký được cấp phép tham gia công tác đánh giá chất lượng nông sản, phân bón và chất lượng hàng hóa xuất khẩu.
- Đầu tư xây dựng Trạm thực nghiệm và ươm tạo công nghệ tại huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa và quy hoạch để phát triển thành vườn ươm KH&CN. Quy hoạch các khu nghiên cứu và các điều kiện khác để triển khai các nội dung nghiên cứu thử nghiệm và xây dựng mô hình vào tháng 1/2015.
3.2.5 Giải pháp về thị trường, khách hàng
Thị trường trong lĩnh vực hoạt động của Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng chủ yếu là lĩnh vực nghiên cứu và phát triển KH&CN, dịch vụ KH&CN. Vì vậy, thị trường hoạt động của Viện Vùng là trong phạm vi hoạt động KH&CN (thực hiện nghiên cứu đề tài, triển khai thực hiện các dự án và các hoạt động dịch vụ KH&CN khác), đối tượng khách hàng của Viện là Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân. Cụ thể:
+ Các nhiệm vụ KH&CN từ Nhà nước: gồm các nhiệm vụ KH&CN trung ương và nhiệm vụ KH&CN địa phương, khẳng định vai trò, vị trí, chức năng, có tiềm lực khoa học để Nhà nước đặt hàng thực hiện các nhiệm vụ KH&CN.
+ Công tác dịch vụ KH&CN: tăng cường tìm kiếm các dịch vụ KH&CN thông qua chức năng của các đơn vị trong Viện như: dịch vụ môi trường, tư vấn xây quy hoạch, xây dựng nông thôn mới, dịch vụ đo vẽ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, dịch vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho các tỉnh, thành phố, quận , huyện, xã….
Việc định hướng thị trường (nhu cầu phát triển KH&CN) là sự lựa chọn để giúp cho Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng cạnh tranh tốt hơn thông qua việc hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng (Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân).
Cần phải nắm bắt và phân tích thông tin nhu cầu của khách hàng, đánh giá được hiện trạng, xu hướng thị trường, tình hình cạnh tranh và môi trường kinh doanh.
Mở rộng thị trường thông qua việc tiếp cận với các lĩnh vực KH&CN nhằm giải quyết những vấn đề bức xức trong thực tiễn: trong các lĩnh vực khoa học nông nghiệp, khoa học công nghệ, khoa học xã hội – nhân văn, nghiên cứu phát triển một số các sản phẩm hàng hóa, thử nghiệm chế tạo các sẩn phẩm: phân vi sinh, thực phẩm chức năng, giải quyết các vấn đề bức xức về môi trường như môi trường làng nghề, những vấn đề về biến đổi khí hậu….
Cần phải coi trọng việc xây dựng chiến lược với khách hàng, đa dạng hóa các kênh tương tác với khách hàng, thường xuyên cập nhập thường xuyên về thông tin khách hàng.
Cần phải khẳng định vai trò, vị trí về lĩnh vực hoạt động, uy tín của Viện để tăng cường uy tín nhằm tìm kiếm công việc, khách hàng đảm bảo nguồn thu cho Viện.
Duy trì và tăng cường hợp tác với các đối tác nước ngoài nhằm trao đổi kinh nghiệm hoạt động KH&CN, phối hợp nghiên cứu, tiếp thu và hoàn thiện công nghệ làm cầu nối giới thiệu công nghệ mới vào Việt Nam