Cơ sở lý luận về tái cơ cấu hệ thống tổ chức của tổ chức khoa học và

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tái cơ cấu hệ thống tổ chức của Viện nghiên cứu và phát triển vùng trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115.2005.NĐ-CP (Trang 26 - 28)

9. Kết cấu của luận văn

1.2 Cơ sở lý luận về tái cơ cấu hệ thống tổ chức của tổ chức khoa học và

công nghệ trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115.

Xu hướng của đổi mới về tổ chức và phương thức hoạt động của các tổ chức KH&CN là từng bước thực hiện xã hội hoá hoạt động KH&CN, hợp lý hoá phương thức tài trợ của Nhà nước, từng bước xoá bỏ bao cấp, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN.

Tái cơ cấu hệ thống tổ chức của tổ chức KH&CN trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115 là thay đổi, thiết lập lại quá trình hoạt động của một tổ chức nhằm tăng hiệu quả hoạt động, tính cạnh tranh phù hợp với định hướng phát triển của một tổ chức.

Trong xu thế hội nhập quốc tế, môi trường mới, thách thức mới. Việc thay đổi hay điều chỉnh chỉ là tạm thời chứ chưa có tác dụng khắc phục hướng tới phát triển. Vì vậy, quan điểm trong xu hướng mới là tái cơ cấu cần phải gắn với việc thay đổi quá trình hoạt động hướng tới việc phát triển của một tổ chức nhằm đạt được những thành quả tốt nhất.

Từ những cách hiểu trên, có thể thấy bản chất của tái cơ cấu hệ thống tổ chức là:

- Điều chỉnh thay đổi cơ cấu tổ chức, thiết kế lại cơ cấu tổ chức mới phù hợp với điều kiển thay đổi của môi trường mới.

- Điều chỉnh phương thức thực hiện công việc, phối hợp công việc.

- Thay đổi quá trình hoạt động hướng tới việc hoạt động có hiệu quả nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, trên cơ sở đó thiết kế cơ cấu tổ chức của một tổ chức.

Như vậy, có thể thấy rằng tái cơ cấu hệ thống tổ chức của tổ chức KH&CN không chỉ gắn với việc thiết kế lại tổ chức, đưa ra cơ cấu tổ chức

mới mà còn phải gắn liền với yếu tố quản lý các bộ phận trong nội bộ của tổ chức KH&CN.

Các cơ sở để tái cơ cấu hệ thống tổ chức:

- Theo đặc điểm ngành nghề và lĩnh vực hoạt động của một tổ chức: việc thiết kế và lựa chọn mô hình tổ chức sản xuất của tổ chức KH&CN phụ thuộc rất nhiều vào lĩnh vực hoạt động KH&CN của tổ chức khoa học đó. Sự khác nhau thể hiện rõ hoạt động trong một lĩnh vực hay nhiều lĩnh vực, quy mô nhỏ hay quy mô lớn…..

- Mục tiêu, chiến lược và định hướng hoạt động và phát triển của một tổ chức tác động rất lớn đến việc thiết kế, điều chỉnh cơ cấu hệ thống tổ chức của tổ chức KH&CN.

- Đặc điểm hoạt động của tổ chức là cơ sở để thiết kế hệ thống tổ chức. Việc các tổ chức KH&CN phải điều chỉnh hoạt động KH&CN sao cho phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế thị trường, thực tiễn sản xuất nhằm tạo ra tính hiệu quả trong hoạt động phối hợp thực hiện công việc đặc biệt đáp ứng nhu cầu thực tiễn sản xuất.

Đặc điểm của cơ cấu tổ chức hiện tại và nguồn nhân lực của tổ chức KH&CN tác động lên bộ máy quản lý của tổ chức KH&CN và việc thay đổi mô hình tổ chức mới hoàn thiện hơn, linh hoạt hơn là một nhu cầu tất yếu khi tổ chức đó chuyển đổi hoạt động sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Đặc điểm cạnh tranh là một trong những vẫn đề mà nhiều tổ chức KH&CN quan tâm. Tổ chức KH&CN nào cũng muốn tạo được lợi thế cạnh tranh cho tổ chức cuar mình để nâng cao hình ảnh, uy tín của mình với đối tác. Đối với hầu hết các tổ chức KH&CN cạnh tranh bằng uy tín, chất lượng, năng lực và hiệu quả hoạt động của tổ chức mình. Từ đó sẽ hướng tới đổi mới hoạt động của tổ chức mình thông qua việc thiết kế, tái cơ cấu bộ máy tổ chức để đảm bảo linh hoạt nhằm đạt hiệu quả hoạt động cao nhất.

Hợp tác quốc tế và hội nhập toàn cầu là một nhu cầu cần thiết đối với các tổ chức KH&CN, các tổ chức KH&CN cần phải giao lưu, trao đổi thông tin KH&CN với các đối tác nước ngoài nhằm cập nhật các thông tin mới tránh nguy cơ tụt hậu. Cần phải thiết kế cơ cấu tổ chức theo hướng linh hoạt để đáp ứng điều kiện hội nhập toàn cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tái cơ cấu hệ thống tổ chức của Viện nghiên cứu và phát triển vùng trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115.2005.NĐ-CP (Trang 26 - 28)