Kinh nghiệm tái cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tái cơ cấu hệ thống tổ chức của Viện nghiên cứu và phát triển vùng trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115.2005.NĐ-CP (Trang 34 - 37)

9. Kết cấu của luận văn

1.4 Kinh nghiệm tái cơ cấu kinh tế

Tình hình căng thẳng trên biển Đông về vụ giàn khoan Hải Dương 981, khả năng Trung Quốc cấm vận Việt Nam hay không là một trong những vấn đề cần đặt ra. Việt Nam sẽ gặp phải những áp lực về kinh tế khi Trung Quốc trả đũa với sự kiện đặt giàn khoan trái phép ở vùng biển Việt Nam như:

- Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, các nhà thầu Trung Quốc chiếm tỷ trọng cao trong các hợp đồng EPC tại các lĩnh vực quan trọng của kinh tế Việt Nam.

- Trung Quốc như một thị trường khổng lồ cũng như nguồn cung cấp vốn, công nghệ và đổi mới cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Việt Nam.

- Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể bị ảnh hưởng xấu trong ngắn hạn. Trung Quốc chiếm vị trí số một trong các nước xuất khẩu tới Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng nguyên vật liệu, máy móc đầu vào sản xuất. Các doanh nghiệp Việt Nam, vốn lệ thuộc khá lớn vào nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc (chẳng hạn, nhập khoảng 70% số giống lúa, 80% số nguyên liệu dệt may...từ Trung Quốc) sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và sẽ đối mặt nhiều khó khăn lớn. Căng thẳng trong quan hệ Việt Trung có thể có ảnh hưởng nhất định tới nguồn cung cấp các đầu vào này từ Trung Quốc. Theo ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng TCTK, nếu như Việt Nam không có sự chuẩn bị trong tìm kiếm thay thế các đối tác thương mại khác, GDP có thể giảm tới 10% nếu như Trung Quốc cắt đứt quan hệ kinh tế với Việt Nam.

Trước tình hình đó Việt Nam thực hiện nhanh chóng việc tái cấu trúc, trong đó chuyển hướng tập trung vào thị trường nội địa nhưng vẫn theo đuổi chính sách ưu đãi cho xuất khẩu, đồng thời cân bằng với sản xuất tiêu thụ nội địa. Thay đổi mô hình tăng trưởng, trước đây là tăng trưởng theo chiều rộng thì giờ phải tăng trưởng theo chiều sâu. Tái cơ cấu, nâng cao năng suất chất lượng, thay đổi mô hình tăng trưởng.

Cụ thể: Việt Nam chống nhập siêu trong đó có chống nhập siêu từ Trung Quốc, phát huy nội lực, cải cách làm sao nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả.

Đối với quan hệ thương mại đầu tư, hiện nay, Việt Nam đã ký 8 hiệp định thương mại tự do rồi, sắp tới đang soạn thảo, đang bàn thêm 6 hiệp định thương mại tự do nữa. Tranh thủ lúc này, Việt Nam nên phát huy các hiệp định thương mại này để đa dạng hóa các thị trường, đồng thời, trong hoạt động đấu thầu thì phải thay đổi và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, để tăng

cường đầu tư thì phải cải tiến môi trường đầu tư, nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt phải chọn lựa kỹ càng. Trong hoạt động đấu thầu, phải đặt ra những điều kiện, yêu cầu cải cách quy định nội địa hóa rất cao, có chế tài xử phạt thật nghiêm nạn tham nhũng hay nhận hối lộ, đó là điều cực kỳ quan trọng, theo tôi, đấy là những giải pháp cụ thể cả trước mắt lẫn lâu dài.

Trên thực tế, trong khoảng 2 tháng sau khi Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông và quan hệ Việt - Trung căng thẳng, ngoại trừ lĩnh vực du lịch, các lĩnh vực kinh tế khác của Việt Nam cơ bản vẫn ổn định. Theo nhận định của Tổng cục thống kê, Việt Nam lại có những chỉ báo về kinh tế khá tốt trong tháng 5 và tháng 6 năm 2014 với những dấu hiệu rõ rệt của việc "nền kinh tế đã thoát đáy". Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2014 ước tính tăng 5,18% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó quý I tăng 5,09%; quý II tăng 5,25%. Trong mức tăng 5,18% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,96%, đóng góp 0,55 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,33%, đóng góp 2,06 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,01%, đóng góp 2,57 điểm phần trăm. HSBC, trong báo cáo công bố Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất tại Việt Nam trong tháng 6/2014, đã nhận định rằng "Sản lượng ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục tăng". Theo đó, PMI chỉ giảm nhẹ về 52.3 từ mức 52.5 trong tháng 5, đánh dấu tháng thứ 10 liên tiếp đạt trên ngưỡng tăng trưởng 50 điểm.

Có thể thấy, vụ giàn khoan Hải Dương - 981 đã và đang góp phần tạo ra động lực, quyết tâm cải cách mạnh mẽ hơn với Việt Nam, nhất là trong giới hoạch định chính sách và doanh nghiệp. Một loạt chính sách lớn liên quan kinh tế biển, chính sách đối với ngư dân bám biển... đang được quan tâm, đề xuất. Trong trường hợp Việt Nam bị Trung Quốc trả đũa về kinh tế, thậm chí cắt đứt quan hệ kinh tế, thì trong ngắn hạn, Việt Nam sẽ đối mặt những thách

thức lớn với nền kinh tế, song về lâu dài, điều này có ý nghĩa quan trọng giúp Việt Nam đẩy mạnh cải cách, chuyển hướng và lành mạnh hóa nền kinh tế. Cơ hội lớn nhất của Việt Nam là khả năng tận dụng sức ép từ thay đổi quan hệ kinh tế Việt - Trung như là một động lực để thúc đẩy các cải cách tái cơ cấu kinh tế trong nước vốn đã không thể trì hoãn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tái cơ cấu hệ thống tổ chức của Viện nghiên cứu và phát triển vùng trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115.2005.NĐ-CP (Trang 34 - 37)