9. Kết cấu của luận văn
1.5. Kết luận chƣơng 1
Trong chương 1, với mục đích làm rõ cơ sở lý luận về tái cơ cấu hệ thống tổ chức của tổ chức KH&CN khi chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, Luận văn đã đề cập đến các nội dung cơ bản sau đây:
- Các khái niệm về tái cơ cấu, tái cơ cấu hệ thống tổ chức.
- Các khái niệm về tổ chức KH&CN và các mô hình tổ chức KH&CN khác nhau.
- Các khái niệm về tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN.
- Cơ sở lý luận về tái cơ cấu hệ thống tổ chức của tổ chức KH&CN trong quá trình tự chủ, tụ chịu trách nhiệm theo Nghị định 115.
- Để cơ sở áp dụng trong việc tái cơ cấu đối với các tổ chức KH&CN chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tác giả cũng đề cập tới kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về việc đổi mới hoạt động KH&CN nhằm tiến tới hoạt động KH&CN có hiệu quả hơn để rút ra những bài học kinh nghiệm.
- Những diễn biến căng thẳng trên biển từ vụ Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép Hải Dương – 981, mối quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc đã gặp phải những khó khăn nhất định. Chính Phủ Việt Nam đã thực hiện việc tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam và bước đầu đã gặt hái được những thành công nhất định cũng là một trong những bài học kinh nghiệm quý báu trong quá trình tái cơ cấu kinh tế ở Việt Nam.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG TÁI CƠ CẤU HỆ THỐNG TỔ CHỨC
CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG KHI CHUYỂN ĐỔI SANG CƠ CHẾ TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM
THEO NGHỊ ĐỊNH 115/2005/NĐ-CP