9. Kết cấu của luận văn
1.3 Kinh nghiệm quốc tế về đổi mới hoạt động về KH&CN
Trung Quốc
Trung Quốc tin tưởng rằng muốn có sự phát triển kinh tế trong tương lai thì cần phải dựa vào KH&CN và KH&CN cần phải hòa nhịp với sự phát triển kinh tế. Trong khi Trung Quốc được đánh giá cao về năng lực nghiên cứu cơ bản và thu hút thế hệ trẻ đi vào KH&CN thì vẫn gặp một số trở ngại sau:
- Việc cấp bằng sáng chế trong nước và quốc tế vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết.
- Số cán bộ R&D còn thiếu
- Các kết quả nghiên cứu khoa học vẫn chỉ góp phần tối thiểu vào phát triển kinh tế và việc nhập khẩu công nghệ tiên tiến vẫn chưa được kết hợp chặt chẽ với hoạt động nghiên cứu ở trong nước.
Cuộc cải cách đã được đề ra nhằm khắc phục tình trạng kém hiệu quả của hệ thống hành chính Trung Quốc, phấn đấu vì một mục tiêu lớn lao là “làm cường thịnh Trung Quốc nhờ khoa học và giáo dục”. Trung Quốc sẽ nhằm vào những công nghệ đang nổi nào mà xét thấy có năng lực nghiên cứu cơ bản mạnh, đem lại lợi ích rộng khắp cho các ngành công nghiệp, hoặc hỗ trợ ứng dụng các mục tiêu phát triển kinh tế. Để đẩy mạnh đổi mới ở thế kỷ XXI, Trung Quốc tập trung đầu tư mạnh vào các lĩnh vực: vật liệu tiên tiến, công nghệ năng lượng sạch và tái tạo, vi điện tử, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin và tự động hóa trong ngành công nghiệp. Trung Quốc cũng đưa ra sức nâng cao năng lực của các công ty trong thương mại hóa công
nghệ bằng việc xem xét cách thức để thúc đẩy lĩnh vực kinh doanh vốn mạo hiểm và khuyến khích chuyển giao công nghệ. Một cơ chế được dùng là không đánh thuế vào lợi nhuận thu được có liên quan đến chuyển giao công nghệ, phát triển các dịch vụ. Trung Quốc đang tiến hành việc thành lập các trung tâm đổi mới ở các trường đại học, tăng cường năng lực thương mại hóa công nghệ.
Bước vào thế kỷ mới, Chính phủ Trung Quốc đã lựa chọn Dự án đổi mới công nghệ, mục tiêu là từng bước xây dựng hệ thống công nghệ phù hợp với nền kinh tế thị trường và phát triển doanh nghiệp hiện đại. Hệ thống này sẽ liên kết các doanh nghiệp, cùng với sự hướng dẫn, tham gia của Chính phủ. Dự án đổi mới công nghệ sẽ tạo ra động lực lớn cho các hoạt động KH&CN ở Trung Quốc, hình thành hệ thống KH&CN mới, từng bước đưa doanh nghiệp lên vị thế là người vừa tổ chức các hoạt động KH&CN, vừa là nguồn cung cấp đầu vào chủ yếu của KH&CN. Một loạt các giải pháp hỗ trợ đã được xúc tiến để tăng cường năng lực của các xí nghiệp trong việc đổi mới công nghệ, khuyến khích thành lập các đơn vị R&D, đào tạo cán bộ, tạo ra một hệ thống dịch vụ đổi mới công nghệ và trao đổi thông tin, nâng cao khả năng dự báo thị trường.
Trải qua hơn mấy thập kỷ gần đây, đặc biệt là thập niên đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc đã liên tục tiến hành cải cách thể chế quản lý nhà nước về KH&CN nhằm khai thác tiềm năng trí tuệ đất nước, theo hướng tăng cường đầu tư và sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho KH&CN phục vụ sự nghiệp kinh tế - xã hội quốc gia. Trung Quốc đã chú trọng đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật KH&CN từ cấp phổ thông trở đi và không tiếc tiền cho phát triển KH&CN.
Theo hướng trên, Trung Quốc đã quy định kinh phí cấp cho KH&CN của trung ương và địa phương phải được tăng dần cao hơn mức độ tăng trưởng thu nhập quốc dân, đồng thời mở rộng nguồn kinh phí, khuyến khích
các bộ, ngành, xí nghiệp và tập đoàn xã hội đầu tư cho KH&CN. Nhà nước còn khuyến khích các bộ, ngành liên kết xây dựng phòng thí nghiệm khoa học mang tính liên ngành mới, có triển vọng phát triển và nghiên cứu tổng hợp, nhằm thúc đẩy việc tạo ra các ý tưởng khoa học mới, nguyên lý khoa học mới, có thể ứng dụng vào thực tiễn sản xuất một cách thường xuyên, tạo ra và bồi dưỡng đội ngũ nhân tài KH&CN cao cấp, thích ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Chính phủ đóng vai trò quan trọng (tuy đang giảm dần) trong việc tài trợ cho R&D. Năm 2000, chi tiêu ngân sách của Chính phủ cho R&D đạt 57,6 tỷ NDT (tương đương 7 tỷ USD), chiếm khoảng 30% tổng chi tiêu cho KH&CN trong năm, giảm so với 41% vào năm 1991. Trong đó khoảng 2/3 thuộc về chính quyền quyền trung ương, số còn lại thuộc các chính quyền địa phương (cấp tỉnh hoặc thấp hơn). Hiện có 2 xu hướng: Chính phủ chú trọng hơn đến đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KH&CN, mặc dù tỷ trọng chi giảm đi trong tổng số; Khu vực doanh nghiệp đã vươn lên trong việc đầu tư trang thiết bị xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KH&CN, đặc biệt là việc đổi mới hay ứng dụng công nghệ cần thiết giúp doanh nghiệp vươn lên trong cạnh tranh toàn cầu. Sự phân tích cho thấy khả năng thứ nhất xảy ra không ồ ạt hoặc đến mức chi tiết cho tất cả các nơi, vì lẽ Trung Quốc rất lưu ý việc chuyển dịch gánh nặng chi cho phát triển KH&CN lên vai khu vực doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Việc chăm lo phát triển các hoạt động nghiên cứu cơ bản của Chính phủ chủ yếu tập trung vào xây dựng và bảo trì cơ sở hạ tầng kỹ thuật KH&CN quy mô lớn như các phòng thí nghiệm trọng điểm, các Công viên khoa học hoặc các Trung tâm chuyển giao công nghệ.
Nước Mỹ đã đem lại cho thế giới một số mô hình rất đáng quan tâm học tập trong việc đẩy nhanh ứng dụng và thương mại hóa các thành quả R&D và KH&CN, đó là:
- Phát triển mạnh mẽ kinh doanh vốn mạo hiểm,
- Tạo điều kiện thuận lợi, nâng đỡ và tôn vinh những doanh nhân dám mạo hiểm kinh doanh công nghệ mới,
- Hình thành những cụm đổi mới.
Việc hình thành và phát triển ngành kinh doanh vốn mạo hiểm cũng như vai trò của nó đối với việc giúp đưa ra các ý tưởng và kết quả nghiên cứu thành những sản phẩm có khả năng thương mại, các nhà vốn mạo hiểm đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới công nghệ bằng cách giúp đỡ tổ chức KH&CN “thai nghén” công nghệ. Họ đứng với vai trò là trung tâm của các mạng lưới bao gồm các tổ chức tài chính, các công ty lớn, các trường đại học và các chủ doanh nghiệp nhỏ, gây dựng lên những mối liên kết quan trọng. Các nhà vốn mạo hiểm có vai trò giống như “người giám sát về mặt công nghệ”, định hướng cho sự thay đổi công nghệ. Sự hiện diện của ngành vốn mạo hiểm tại Mỹ đã dẫn đến chỗ có một hệ thống đổi mới quốc gia thuận lợi cho những đổi mới mang tính đột phá và Thung lũng Silicon ở California và Đường 128 ở Massachusetts là những ví dụ về tác động mạnh mẽ do sự phối hợp của các trường đại học nghiên cứu tầm cỡ thế giới với lượng vốn mạo hiểm dồi dào được tạo ra.
Lý thuyết Cụm của Michael Porter đã giúp nước Mỹ hình thành những cụm công nghiệp. Với lý thuyết cho rằng tất cả các vùng đều có những đặc điểm khác nhau, trình độ khác nhau và đều cần có chiến lược khác nhau để thành công. Theo Hội đồng về Sức cạnh tranh của Mỹ cho thấy, những vùng nào nếu biết xây dựng được những chiến lược có tính hiện thực cao, dựa vào những lợi thế của mình thì đều có thể vươn lên thành những Trung tâm đổi
mới và ứng dụng công nghệ. Có 4 khâu cơ bản mà các nhà lãnh đạo địa phương có thể thực hiện để giúp tạo ra một môi trường có khả năng thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm sau:
- Các nhà làm chính sách có thể tiến hành những bước đi để thúc đẩy đổi mới. Hỗ trợ tài năng nghiên cứu ở các trường đại học, phòng thí nghiệm và ngành công nghiệp, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và khuyến khích chuyển giao công nghệ.
- Các nhà lãnh đạo địa phương phải hỗ trợ các doanh nhân bằng cách đề ra chính sách thuế để khuyến khích họ đầu tư và kinh doanh mạo hiểm.
- Hoàn thiện kết cấu hạ tầng. Việc cho các doanh nghiệp thuê lâu dài đã cho phép chính quyền địa phương củng cố sức mạnh của các khu, cụm doanh nghiệp.
- Các nhà lãnh đạo địa phương phải giúp nâng cao năng lực cho mọi người. Cần có các mạng lưới doanh nghiệp để kết nối các nhà nghiên cứu, các nhà đổi mới và các nhà đầu tư.
Các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia được phép làm việc cho bên ngoài theo Chương trình WFOP (Work for Others Program). Theo đó các cơ quan liên bang khác và các khách hàng ngoài liên bang dựa trên một cơ sở hoàn trả 100% chi phí. Không đặt phòng thí nghiệm đó vào một sự cạnh tranh trực tiếp với các khu vực tư nhân trong nước, không tạo nên một gánh nặng tiềm năng trong tương lai đối với nguồn lực. Như vậy, đối với các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia tại Mỹ, người ta cho phép bên ngoài được khai thác sử dụng theo nhu cầu và theo thỏa thuận về mức phí phải trả tương tự như quy định của Việt Nam.
Hàn Quốc
Một trong hoạt động điều tiết vĩ mô của quốc gia này rất đáng nghiên cứu học tập là trong phối hợp, nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ
thuật KH&CN. Đó là thành lập Bộ Giáo dục KH&CN, với Bộ trưởng là một Phó Thủ tướng Chính phủ Hàn Quốc để có quyền điều hành và hiệu lực hơn trong điều hành phân bổ và sử dụng các nguồn lực cho phát triển KH&CN quốc gia, trong đó có phần quan trọng là đầu tư tài chính để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho KH&CN quốc gia. Điều này cần thiết trong điều kiện nhiều địa phương không dành mối quan tâm thích đáng cho khoản đầu tư phát triển đã được bố trí vào các mục tiêu xây dựng, củng cố cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho KH&CN. Do tiếng nói của Bộ trưởng KH&CN chưa đủ ảnh hưởng đến các quyết định của địa phương, việc Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm nhiệm chức Bộ trưởng KH&CN sẽ tháo gỡ được vấn đề nan giải nêu trên.
Một kinh nghiệm đáng lưu ý về xu hướng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho KH&CN ở Hàn Quốc là giai đoạn đầu nếu đã đầu tư mạnh mẽ rồi thì giai đoạn sau giảm dần vì đã đầu tư tới mức ngưỡng đủ cho quá trình hoạt động ở các cơ sở nghiên cứu triển khai. Số liệu tỷ lệ đầu tư của Hàn Quốc giai đoạn này đã nói lên điều đó, tỷ lệ cả chi tiêu máy móc, đất xây dựng và phần mềm máy tính đã lần lượt như sau: giảm dần từ 22,6% (năm 1998) xuống còn 12,7% (năm 2005). Điều đó cho thấy nếu gia tăng mạnh chi tiêu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở giai đoạn đầu thì giai đoạn sau có thể giảm dần và có điều kiện để tăng chi cho con người.
Singapore
Singapore là một quốc gia nhỏ ở khu vực Đông Nam Á, hầu như không có nguồn tài nguyên thiên nhiên nào và thị trường nội địa nhỏ, song lại được coi là quốc gia có chính sách hiệu quả trong thu hút các tác động lan tỏa về công nghệ từ các tập đoàn xuyên quốc gia sang các doanh nghiệp nội địa.
Tối ưu hóa việc sử dụng các phương tiện R&D ở các Viện nghiên cứu và trường đại học là kinh nghiệm đáng quan tâm. Theo đó các Viện nghiên cứu quốc gia tạo điều kiện để các doanh nghiệp sử dụng các phương tiện đắt
tiền và quý hiếm. Trên khía cạnh khác, Singapore đang thực hiện chiến lược xây dựng kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin truyền thông tốc độ siêu cao, quy mô rộng, thông minh và tin cậy, có sức cạnh tranh trên toàn cầu. Nhờ đó sẽ cung cấp băng thông rộng cho bất cứ ai, bất cứ ở đâu và bất cứ thời điểm nào. Ví dụ, trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, những học sinh kể cả người lớn tuổi đều có điều kiện tiếp cận với các nguồn thông tin đa phương tiện, hội thảo video và các nguồn tài nguyên phục vụ học tập khác ở bất cứ nơi nào bên ngoài lớp học và giảng đường. Nhờ các thiết bị được thiết kế phù hợp với nhu cầu của từng người, các học sinh có thể tiến hành học tập theo cách của mình trên các mạng băng thông rộng. Hiện nay công nghệ thông tin truyền thông đang được chi 6,2% GDP, khiến cho Singapore là một trong những nhà đầu tư lớn nhất vào công nghệ thông tin truyên thông trên toàn cầu. Singapore đã sử dụng các khoản đầu tư cho công nghệ thông tin truyền thông một cách hiệu quả quả. Với bốn năm vận hành vừa qua, Singapore đã duy trì được vị trí trong ba nước dẫn đầu trong Báo cáo công nghệ thông tin toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF).