Tác động về khía cạnh kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các khu công nghiệp đến phát triển bền vững nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 54 - 61)

2.3.1.1. Tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

Phát triển các KCN về mặt lượng sẽ góp phần nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông nghiệp trong GDP của địa phương. Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp, trong những năm qua cơ cấu kinh tế của Vĩnh Phúc đã có những chuyển biến tích cực. Giá trị sản xuất công nghiệp trong năm năm (2006 -

2010) đạt hơn 154 nghìn tỷ đồng, gấp hơn ba lần so giai đoạn 2001 - 2005. Riêng 2010 đạt khoảng 41 nghìn tỷ đồng, gấp 2,8 lần so với năm 2005; đưa Vĩnh Phúc đứng thứ bảy cả nước và đứng thứ ba ở các tỉnh phía bắc về giá trị sản xuất công nghiệp. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung, sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn ở Vĩnh Phúc cũng đạt được những thành tựu quan trọng và có bước chuyển biến mới.

Bảng 2.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2005 - 2010

Năm Tổng số (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Nông, lâm nghiệp, thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 2005 8.872 19,45 52,69 27,86 2006 12.014.590 16,74 56,41 26,85 2007 15.832.879 14,37 59,93 25,7 2008 22.544.577 18,02 57,50 24,48 2009 24.647.369 15,13 56,80 28,07 2010 33.903 14,9 56,2 28,9 Nguồn: [7-11]

Như vậy, trong giai đoạn 2005 - 2011, tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế đã giảm xuống từ 19,45% năm 2005 xuống còn 14,9% năm 2010. Tỷ lệ hộ gia đình làm công nghiệp, xây dựng, dịch vụ tăng mạnh, trong khi đó tỷ lệ hộ gia đình làm nông nghiệp giảm (xem bảng 2.3). Tuy nhiên, giá trị tuyệt đối của ngành nông nghiệp vẫn tăng lên đáng kể.

Bảng 2.2: Số lượng và cơ cấu hộ ở khu vực nông thôn qua hai kỳ tổng điều tra 2006 và 2011 Năm 2006 Năm 2011 Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) Số lượng (hộ) Cơ cấu (%)

Hộ nông, lâm nghiệp và

thuỷ sản 155.041 69.7 113.420 57.1

Hộ công nghiệp và xây

dựng 25.341 11.4 37.079 18.7

Hộ dịch vụ 35.056 15.7 38.350 19.3

Nguồn: [1, 2]

Sản xuất nông nghiệp từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa. Tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 39,1% năm 2006 lên 56,9% năm 2011, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 56% năm 2006 xuống 38,9% năm 2011.

Lĩnh vực chăn nuôi 5 năm tăng trưởng bình quân gần 15%/năm. Sản lượng

lương thực có hạt giữ mức ổn định, bình quân đạt 35,2 vạn tấn/năm, tăng bình quân 1,9%/năm. Năng suất lúa bình quân tăng đều qua các năm, năm 2011 đạt hơn 5,6 tấn/ha, giá trị thu nhập bình quân trên 1 đơn vị diện tích đạt 100 triệu đồng/ha [27].

Từ năm 2007 đến hết năm 2010 đã xây dựng được các vùng trồng trọt sản xuất hàng hoá với tổng diện tích 16,428,44 ha cây trồng hàng hóa các loại, gồm: lúa chất lượng cao, bí đỏ, bí xanh, cà chua, dưa chuột, dưa hấu, ớt, su su,... bước đầu tạo được thói quen sản xuất hàng hoá gắn với thị trường, sản phẩm đặc trưng của địa phương như: bí đỏ Vĩnh Tường; gạo Long trì, dưa chuột An Hòa (Tam Dương); lúa chất lượng cao Vĩnh Tường,… Đặc biệt là su su Tam Đảo và thanh long ruột đỏ Lập Thạch… Hiệu quả mang lại từ sản xuất các loại cây trồng hàng hóa tăng gấp 2 - 3 lần so các loại giống, cây

trồng truyền thống trước đây. Nhờ vậy, giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất canh tác tăng dần, năm 2005 mới đạt 30 triệu đồng/ha, năm 2011 tăng lên 100 triệu đồng/ha (tăng hơn 3 lần) [38]. Sản phẩm trồng trọt đã cơ bản đáp ứng nhu cầu lương thực và phát triển chăn nuôi, cung cấp khối lượng hàng hóa lớn cho các tỉnh, thành phố lân cận.

Cơ cấu kinh tế nông thôn cũng chuyển dịch theo hướng đa dạng. Nhiều tổ hợp tác và hợp tác xã đã tham gia các nội dung phát triển kinh tế trang trại; triển khai đề án hỗ trợ đưa cơ giới hoá vào sản xuất, một số hợp tác xã chủ động tìm hướng đi trong sản xuất kinh doanh giống cây trồng vật nuôi và tiêu thụ sản phẩm, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp - nông thôn.

Tính đến 01/7/2011 trên địa bàn toàn tỉnh có 252 hợp tác xã hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp với tổng số 234.078 xã viên, bình quân 929 xã viên/hợp tác xã. Tỷ lệ hộ nông dân tham gia hợp tác xã chiếm 88% tổng số hộ nông dân trên địa bàn tỉnh. Đến nay trên địa bàn toàn tỉnh có 1.036 trang trại, thu nhập bình quân 190 triệu đồng/trang trại, trong đó: 236 trang trại chăn nuôi, 108 trang trại thủy sản, 04 trang trại lâm nghiệp, 698 trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp. Hàng năm các trang trại giải quyết cho gần 5.728 lao động có việc làm ổn định [38].

Hiện nay, toàn tỉnh có 104 doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, thủy sản vừa và nhỏ kinh doanh trên địa bàn nông thôn. Đây là một trong những thành phần quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển; tạo công ăn, việc làm, tăng thu nhập cho lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần đảm bảo an ninh xã hội. Hầu hết các doanh nghiệp có vốn trên 500 triệu đồng. 100% doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán theo quy định của hệ thống kế toán nhà nước. Tuy nhiên do ảnh hưởng của lạm phát việc tiếp cận các nguồn vốn đối với những doanh nghiệp này còn hạn chế và khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến sự ổn định và phát triển.

2.3.1.2. Tác động đến thu nhập và đời sống của các hộ gia đình sau khi có khu công nghiệp

Một trong những ưu tiên hàng đầu của quá trình xây dựng các KCN là nhằm phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập của người dân. Từ khi có các KCN, đời sống nông dân trong tỉnh ngày càng được cải thiện. Theo kết quả điều tra của Ban tuyên giáo tỉnh uỷ, trên 80% ý kiến đánh giá đời sống nông dân tốt hơn so với trước khi có KCN. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2011 đạt 12,1 triệu đồng/người/năm, tăng 60,94% so với năm 2006. Nhờ đó mà tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm 2,2%. Người dân cũng có nguồn tích luỹ tăng lên đáng kể.

Bảng 2.3: So sánh số vốn tích luỹ bình quân của một hộ ở nông thôn Vĩnh Phúc với một số tỉnh vùng đồng bằng Bắc bộ Đơn vị: Nghìn đồng Vốn tích luỹ thời điểm 01/10/2006 Vốn tích luỹ thời điểm 01/7/2011 Năm 2011 so với 2006 (lần) Vĩnh Phúc 6.096,7 14.632,08 2,4 Hải Dương 9.659,4 30.910,08 3,2 Bắc Ninh 10.078,4 22.172,48 2,0 Hà Nam 6.634,7 15.259,81 2,3 Nam Định 4.942,1 10.872,62 2,2 Ninh Bình 4.196,2 9231.64 2,2 Nguồn: [1, 2]

Như vậy so với các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Bắc bộ thì vốn tích luỹ trung bình của 1 hộ nông dân tỉnh Vĩnh Phúc thuộc mức trung bình và tăng dần qua các năm.

Đáng chú ý đối với các hộ bị thu hồi đất, đây là nhóm hộ chịu tác động khá lớn trong quá trình phát triển các KCN. Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc, trong vòng 10 năm qua, tỉnh đã thu hồi trên 9.000 ha đất nông nghiệp để bàn giao cho 650 dự án xây dựng KCN, khu đô thị và kết cấu hạ tầng. Việc thu hồi đất đã làm ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của các hộ nông dân. Trong số những hộ bị thu hồi đất, hầu hết các hộ đều cho rằng thu nhập của mình không tăng, thậm chí suy giảm so với trước đây. Đồng thời việc sử dụng tiền đền bù do thu hồi đất phần nào cũng ảnh hưởng đến thu nhập bền vững của các hộ về lâu về dài. Nhìn chung, sau khi có đất bị thu hồi, các hộ chủ yếu sử dụng tiền đền bù vào mục đích mua sắm các phương tiện phục vụ nhu cầu sinh hoạt, nhiều hộ mua sắm được xe máy, ti vi, tủ lạnh và các vật dụng sinh hoạt khác... Tuy nhiên, để có thu nhập và đời sống tăng lên bền vững thì cần phải đầu tư cho các phương tiện sản xuất, đi học nghề và chuyển đổi nghề. Chính vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy rằng những hộ dùng tiền đền bù để mua sắm đồ dùng đắt tiền, chi sinh hoạt hàng ngày thì thu nhập có xu hướng giảm; trong khi đó những hộ sử dụng tiền đền bù đất để đi học nghề, chuyển đổi nghề nghiệp, đầu tư sản xuất kinh doanh thì thu nhập và đời sống có xu hướng gia tăng. Như vậy, vấn đề đặt ra đối với những hộ bị thu hồi đất là phải sử dụng tiền đền bù đất đúng mục đích, nếu không thu nhập và đời sống của các hộ sẽ tiềm ẩn nguy cơ bất ổn. Từ đó sẽ dẫn đến bùng nổ nhiều vấn đề xã hội bức xúc ở các vùng nông thôn.

2.3.1.3. Tác động đến kết cấu hạ tầng ở nông thôn

Để thu hút đầu tư vào các KCN, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc triển khai dự án nên tất yếu hệ thống kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN phải đồng bộ và hiện đại. Hệ thống kết cấu hạ tầng này không chỉ có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN mà còn có tác dụng kích thích sự phát triển kinh tế ở các vùng nông thôn. Theo điều tra khảo sát cho thấy, hạ tầng nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc cũng

không ngừng được cải thiện. Nguyên nhân là do có sự hỗ trợ của nhà nước về xây dựng hạ tầng làng nghề, xây dựng chợ nông thôn, thêm nữa là do sự phát triển khá mạnh hạ tầng các KCN.

Hệ thống điện được chú trọng cải tạo, nâng cấp, xây mới, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất, đời sống. Đến nay, 100% số xã phủ điện lưới quốc gia, 97% dân số được sử dụng điện lưới. Mạng viễn thông phủ sóng rộng, chất lượng đảm bảo, đáp ứng yêu cầu. Tổng số đường giao thông nông thôn được cứng hóa 2.720km/3.562km, đạt 76,3%. Trên địa bàn tỉnh hiện có 8 tuyến xe buýt hoạt động ổn định. Tỉnh đã hỗ trợ trên 15 tỷ đồng để hình thành, duy trì hoạt động của các tuyến xe buýt, đáp ứng nhu cầu đi lại của các tầng lớp nhân dân, nhất là lực lượng lao động ở nông thôn đi làm việc tại các KCN, đô thị, góp phần giảm ùn tắc và tai nạn giao thông. Hệ thống xử lý nước thải và chất thải rắn, rác thải đang hoàn thiện thủ tục đầu tư.

Các công trình thủy lợi, đê điều, hạ tầng nuôi trồng thủy sản, công trình phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai được quan tâm đầu tư theo nguyên tắc ưu tiên đầu tư cho các công trình quan trọng, cấp bách, góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất phát triển và đảm bảo an sinh xã hội; Công tác kiên cố hóa kênh mương và xây dựng công trình thuộc vùng khó khăn về nguồn nước được đầu tư đáng kể. Toàn tỉnh đã kiên cố được trên 538,3 km kênh mương đảm bảo việc dẫn nước tưới và giảm 2/3 về thời gian, tiết kiệm trên 50% nước so với kênh mương đất trước đây; xây dựng xong bản đồ tưới, có 4.500/5.300 ha khó khăn nguồn nước đã được tưới tiêu chủ động; 40.888/43.301 ha cây hàng năm được phục vụ tưới tiêu, đạt 94,4%. Từ năm 2007 đến 2010, ngân sách tỉnh hỗ trợ miễn thủy lợi phí 216 tỷ đồng; đầu tư xây dựng công trình thủy lợi vùng khó khăn về nguồn nước để đảm bảo công bằng trong thực hiện miễn thủy lợi phí 140 tỷ đồng.

Bảng 2.4: Hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn qua hai kỳ tổng điều tra 2006 và 2011 Đơn vị: % Năm 2006 Năm 2011 (Tính đến 01/7/2011) Số thôn có điện 100.0 100.0 Số xã có đường ô tô 100.0 100.0

Số xã có hệ thống loa truyền thanh

đến thôn 89.6 98.2

Số xã có chợ 47.0 68.6

Số xã có quỹ tín dụng nhân dân 20.9 19.7

Số thôn có cán bộ y tế thôn 93.0 94.8

Số xã có cơ sở khám bệnh tư nhân 39.6 29.5

Nguồn: [1, 2]

Tuy nhiên, hầu hết các KCN đều được xây dựng ở những vùng ven đô, chạy dọc theo các tuyến đường giao thông lớn. Do đó, các KCN nhìn chung chỉ mới cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chủ yếu ở những vùng ven đô và quanh các trục đường chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các khu công nghiệp đến phát triển bền vững nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 54 - 61)