Nhóm giải pháp về môi trường sinh thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các khu công nghiệp đến phát triển bền vững nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 93)

3.2. GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC KHU

3.2.3.Nhóm giải pháp về môi trường sinh thái

Để từng bước giảm thiểu ô nhiễm, nâng cao chất lượng môi trường đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở tỉnh Vĩnh Phúc cần áp dụng đồng bộ các biện pháp sau:

Tiến hành quy hoạch đô thị, KCN gắn với quy hoạch bảo vệ môi trường để xây dựng hệ thống quản lý và xử lý chất thải công nghiệp, rác thải và nước thải tập trung theo quy trình xử lý riêng vừa khoa học vừa hiệu quả.

Sơ đồ 3.1: Quy trình xử lý chất thải rắn KCN

Nguồn: [19]

Cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước sẵn có, khuyến khích các thành phần đầu tư xây dựng các nhà máy cấp nước sạch ở các đô thị đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất ở các KCN, CCN. Nâng cao năng lực của các đơn vị làm nhiệm vụ thu gom rác thải; quy hoạch hệ thống bãi đổ rác đảm bảo vệ sinh môi trường, cảnh quan thiên nhiên.

Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước từ cấp tỉnh, huyện đến xã, phường và cụm dân cư; không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý môi trường các cấp; tăng cường năng lực thanh tra, kiểm tra, đánh giá tác động môi trường ở tất cả các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường, có chế tài phạt nặng; kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm và đầu tư xây dựng hệ thống quan trắc, phân tích môi trường và xử lý ô nhiễm.

Đẩy mạnh công tác truyền thông môi trường, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp và nhân dân trong công tác bảo vệ môi trường bằng nhiều hình thức. Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh phúc phối hợp với các ngành chức năng tổ chức biên soạn nhiều tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trường. Đẩy mạnh hoạt động chuyển giao công nghệ và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, công nghệ thân thiện với môi trường vào sản xuất.

Chú trọng công tác bảo vệ môi trường ở các KCN và khu vực nông thôn. Đảm bảo quy hoạch thoát nước thải cho KCN phải tính đến nơi thải nước cụ thể; áp dụng hệ thống và công nghệ xử lý nước tại chỗ cho nhà máy và cho KCN; kiên quyết di dời các doanh nghiệp gây ô nhiễm lớn ra xa các khu dân cư và đầu tư xây dựng hệ thống thiết bị lọc bụi và hấp thụ khí độc trước khi thải vào môi trường không khí; áp dụng hệ thống xử lý nước thải trước khi xả vào hệ thống sông ngòi; thu gom chất thải rắn và xử lý đúng quy phạm, đảm bảo tiêu chuẩn Nhà nước về môi trường. Đối với khí thải từ các dây chuyền sản xuất, thường xuyên định kỳ quan trắc mức độ ô nhiễm, phân tích thành phần khí thải, nước thải từ các nguồn thải và các điểm quan trắc, các khu vực dân cư lân cận. Nếu mức độ ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép thì có kế hoạch đình chỉ hoặc di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi khu vực dân cư. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh phát thải các chất gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, bắt buộc phải có báo cáo đánh giá định kỳ những tác động tới môi trường và triển khai các biện pháp xử lý khắc phục. Chỉ cho phép xây dựng, vận hành, khai thác các dự án đầu tư, các KCN khi đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Không xây dựng mới các cơ sở sản xuất xen kẽ trong khu dân cư, khi đã có quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan có thẩm quyền, mới hoàn tất các thủ tục pháp lý về đất cho các cơ sở sản xuất, xác lập độ rỗng của vùng cách ly công nghiệp theo khoảng cách bảo vệ về vệ sinh mà tiêu chuẩn Nhà nước cho phép.

Đối với một số CCN, một số làng nghề cần có sự liên kết tổ chức xử lý ô nhiễm môi trường theo cụm, theo vùng và có sự giám sát của Sở môi trường tỉnh, thành phố.

Về cung cấp nước sạch cho nông thôn của tỉnh Vĩnh Phúc là vấn đề quan trọng. Cho đến nay có khoảng 29,66% dân số nông thôn chưa được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, số được sử dụng là 70,34% trong đó mới có 36,23% sử dụng nước đạt quy chuẩn. Để đạt mục tiêu đến năm 2015 Vĩnh Phúc sẽ có 85% người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 100% các trường mầm non và phổ thông, trạm y tế xã nông thôn trong tỉnh đủ nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh, 65% số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sịnh; 45% số hộ nông dân có chuồng trại hợp vệ sinh... cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

3.2.4. Nhóm giải pháp về quản lý vĩ mô

3.2.4.1. Giải pháp về quy hoạch phát triển

Việc hình thành các khu, cụm, điểm công nghiệp có rất nhiều thuận lợi: Tiết kiệm chi phí xây dựng và phát huy tối đa cơ sở hạ tầng, mật độ đầu tư trên một diện tích cao; Tránh được tình trạng hình thành các nhà máy riêng lẻ, khó đảm bảo cung cấp các tiện ích sản xuất, khó kiểm soát môi trường; Sử dụng đất không ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, chủ yếu sử dụng đất đồi; Tạo điều kiện quản lý tập trung của tỉnh, của nhà nước; Tạo môi trường cho cán bộ và công nhân tiếp cận được với kỹ thuật tiên tiến hiện đại.

Vì vậy mà việc quy hoạch, phân bố các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc là vô cùng quan trọng. Để PTBV, nhất là PTBV nông thôn, địa điểm của các KCN cần:

- Bố trí tách ra khỏi khu dân cư không gây tác động môi trường tới khu dân cư .

- Các ngành công nghiệp gây ô nhiễm phải tuân thủ quy định về cự ly đến khu dân cư.

- Có đường giao thông thuận lợi (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ), gần đường cung cấp điện, nước, khu nguyên liệu tập trung, nguồn cung ứng lao động...

- Phải có hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn - lỏng - khí, bảo vệ môi trường.

- Các KCN phải gần kề các hành lang giao thông lớn để thuận tiện cho việc cung cấp nguyên vật liệu và lưu thông hàng hoá.

- Quy hoạch các KCN đồng thời với quy hoạch diện tích cây xanh cách ly, làm giảm tiếng ồn, bụi, cải thiện cảnh quan môi trường, các khu đô thị, dân cư để đảm bảo có đủ các tiện ích (thông tin liên lạc, ngân hàng, vui chơi, giải trí và nhà ở cho công nhân…) cũng như các vấn đề về an sinh xã hội.

Quy hoạch KCN, thông thường diện tích chiếm đất như sau: Diện tích đất xây dựng nhà máy 60 - 70%

Diện tích đất giao thông 10 - 15%

Diện tích công trình phục vụ điện nước, xử lý môi trường 10% Diện tích đất cây xanh 10 - 15%

Cây xanh cách ly giữa khu CCN và khu dân cư: Xí nghiệp độc hại cấp I > 1000 m

Xí nghiệp độc hại cấp II > 500 m Xí nghiệp độc hại cấp III > 300 m Xí nghiệp độc hại cấp IV > 200 m Xí nghiệp độc hại cấp V > 100 m

Nguồn: [37]

Trên cơ sở các KCN đã triển khai, các điều kiện quy hoạch khu CCN thông thường:

Chính sách cho thuê đất: cho thuê dài hạn (49 năm). Có chính sách ưu đãi đầu tư.

Nhu cầu nước 30 - 50m3/ha/ngày đêm (tuỳ theo ngành công nghiệp). Nhu cầu điện đặt 250 - 350kVA/ha (tuỳ theo ngành công nghiệp). Nhu cầu lao động: 50 - 70 người/ha (đất xây dựng)

Vốn xây dựng cơ sở hạ tầng: 2,0 - 2,5 tỷ đồng/ha KCN [37]

3.2.4.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách

Để thúc đẩy sự phát triển hơn nữa của các KCN tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng đảm bảo tính bền vững của nông thôn, cần thực hiện một số chính sách cơ bản sau:

- Chính sách phát triển thị trường: Đẩy mạnh các kênh cung cấp thông tin về tình hình biến động của cung cầu và giá cả trên thị trường (cả trong và ngoài nước) đối với các sản phẩm chủ yếu của tỉnh, xúc tiến hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận các đối tác trong và ngoài nước; Thực hiện tốt chính sách kích cầu để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa ở nông thôn, khuyến khích nhân dân sử dụng hàng nội; Kiên quyết thực hiện các biện pháp chống buôn lậu, chống hàng giả.

- Chính sách khuyến khích đầu tư: Xây dựng và hoàn thiện các thủ tục hành chính cùng bộ máy nhân sự theo hướng tinh gọn tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại cho các nhà đầu tư; Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư qua từng giai đoạn, phù hợp với Luật đất đai, Luật đầu tư và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để thu hút các nhà đầu tư; Đồng hành và phối hợp cùng nhà đầu tư tháo gỡ các vướng mắc khi triển khai thực hiện dự án.

- Chính sách khoa học công nghệ: Áp dụng chính sách miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ - thiết bị, miễn giảm thuế cho phần vốn nghiên cứu đổi mới công nghệ, miễn giảm cho các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng thay thế hàng nhập khẩu và xuất khẩu trong một thời gian nhất định; Ban hành chính sách ưu đãi để thu hút nguồn nhân lực cho hoạt động khoa học và công nghệ. Đối với các cán bộ quản lý giỏi, các

làm việc được hưởng chế độ ưu đãi về nhà ở, đất ở, phương tiện đi lại, phương tiện làm việc, phụ cấp lương.

- Chính sách đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực: Lao động kỹ thuật trong các doanh nghiệp phải được chuẩn bị đào tạo cẩn thận về chuyên môn cũng như tính kỷ luật và tác phong công nghiệp, những nguồn lực lao động này chính là lực hấp dẫn quan trọng đối với các nhà đầu tư nước ngoài; Chú trọng đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho nông dân và lao động khu vực nông thôn, đặc biệt ở các vùng Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội.

- Chính sách phát triển các vùng nguyên liệu: Xây dựng các vùng chuyên canh, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại để tạo ra sản phẩm hàng hóa nông nghiệp có chất lượng cao, tập trung và có số lượng lớn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; Tạo mối liên hệ giữa nông dân và công nhân nhà máy, giữa trồng trọt và chế biến trong các tổ chức hợp tác nhằm điều hòa lợi ích hợp lý giữa các phía, ưu đãi phát triển ở các vùng sâu, vùng xa nhiều hơn ở các vùng có điều kiện thuận lợi; Khuyến khích người sản xuất nguyên liệu góp vốn (hoặc đóng cổ phần) với nhà máy; Các nhà máy cần có bộ phận nông vụ để lo về nguyên liệu; Hướng dẫn nông dân trong việc chọn giống, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật thâm canh, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật thu hái và sơ chế, bảo quản, vận chuyển sau thu hoạch để nâng cao chất lượng nguyên liệu và hiệu quả sản xuất .

3.2.4.3. Giải pháp về tổ chức thực hiện

Để thực hiện có hiệu quả Quy hoạch tổng thể về phát triển công nghiệp, cần triển khai thực hiện các công việc sau:

- Tiến hành lập quy hoạch chi tiết các KCN và các làng nghề trên địa bàn tỉnh. Lập kế hoạch đưa vào triển khai xây dựng các cơ sở công nghiệp, tổ chức thực hiện chương trình hành động cụ thể về phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, nông thôn thực hiện trong giai đoạn đến 2015, 2020.

- Công bố rộng rãi chủ trương chính sách và các chế độ chính sách xây dựng các KCN cho các doanh nghiệp và đơn vị sản xuất đóng trên địa bàn. Tiến hành tuyên truyền vận động các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển KCN trên địa bàn tỉnh.

- Để thực hiện tốt công tác xúc tiến đầu tư, Sở Kế hoạch Đầu tư chủ trì, Sở Công nghiệp phối hợp để thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư; Uỷ ban nhân dân tỉnh chủ động gặp trực tiếp một số công ty đa quốc gia về lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử, cơ khí chế tạo; Thông qua các hội nghị xúc tiến đầu tư tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh để tiếp xúc với các nhà đầu tư trong nước các công ty lớn trong nước để kêu gọi đầu tư; thực hiện hoàn thiện trang Web, phối hợp với Bộ Kế hoạch Đầu tư để kêu gọi đầu tư trong nước và ngoài nước.

- Nhằm tạo ra một lực lượng lao động đảm bảo về số lượng và chất lượng, Sở Lao động Thương binh xã hội chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và đào tạo và Sở Công nghiệp xây dựng, thực hiện đề án phát triển và đào tạo lao động công nghiệp theo hướng ưu tiên cho sản xuất công nghiệp tại tỉnh và mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế trong đào tạo và xuất khẩu lao động công nghiệp.

- Sở Công thương phối hợp với các ban ngành khác như: Sở Kế hoạch Đầu tư, Cục Thống kê, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Khoa học Công nghệ… thực hiện công tác tổ chức, giám sát và điều tiết sự phát triển các KCN, trên địa bàn tỉnh. Cụ thể hoá các bước đi, giải quyết, tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình thực hiện quy hoạch. Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh giúp Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh có những chỉ đạo đúng đắn thúc đẩy sự phát triển theo hướng bền vững và đảm bảo yếu tố môi trường.

- Định kỳ theo năm, Sở Công thương kết hợp với các ban ngành khác thực hiện điều tra đánh giá về kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh

nghiệp công nghiệp đóng trên địa bàn, hiệu quả sử dụng đất trong các KCN đã được phê duyệt, tác động của sản xuất đến môi trường, trình độ khoa học công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp đóng trên địa bàn. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, cần bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình mới.

* * *

Để đạt được mục tiêu chiến lược là “Phấn đấu đến năm 2015 xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp; trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI” đòi hỏi Vĩnh Phúc phải thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp về kinh tế, xã hội, môi trường và giải pháp về quản lý vĩ mô. Thực hiện tốt các nhóm giải pháp này Vĩnh Phúc sẽ sớm biến mục tiêu thành hiện thực, PTBV nông thôn và hướng đến PTBV trong tương lai.

KẾT LUẬN

1. PTBV là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Nhờ cố gắng chung của cộng đồng quốc tế, các quốc gia, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và các cá nhân mà nhân loại đang phát triển theo định hướng bền vững mặc dù còn tiềm ẩn nhiều nhân tố thiếu bền vững có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu. Nhận thức được tầm quan trọng ấy, Đảng, Nhà nước ta đã sớm tham gia công ước quốc tế về PTBV. Đồng thời, các địa phương đang trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, trong đó có tỉnh Vĩnh Phúc cần phải đặt phát triển nông thôn bền vững ở vị trí trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

2. Trên cơ sở phân tích và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về PTBV; đặc trưng, vai trò của nông thôn và PTBV nông thôn; KCN và tác động của nó đến PTBV nông thôn về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường; những kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các khu công nghiệp đến phát triển bền vững nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 93)