Nhóm giải pháp về xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các khu công nghiệp đến phát triển bền vững nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 85 - 93)

3.2. GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC KHU

3.2.2. Nhóm giải pháp về xã hội

3.2.2.1. Giải pháp về lao động, việc làm nông nghiệp, nông thôn

Thực tế, sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế gắn liền với nó là quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động. Tính đặc thù của Vĩnh Phúc là một tỉnh trước năm 1997 với cơ cấu kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, do đó lực lượng lao động đóng góp chủ yếu là khu vực nông thôn. Vì vậy trong xu thế phát triển mới hiện nay khi mà cơ cấu kinh tế đã có sự dịch chuyển sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, đây là khâu quan trọng và mũi nhọn cho sự thúc đẩy và phát triển cho địa bàn tam nông: nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Một mặt, Vĩnh Phúc có cả một chiến lược phát triển hệ thống các khu, CCN, theo quy hoạch đến năm 2020 tỉnh sẽ có 20 KCN. Mặt khác, tính hai mặt trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động vừa là cơ hội lớn nhưng đồng thời là những thách thức lớn. Điều đó đặt ra trực tiếp đối với người lao động của một tỉnh thuần nông khi tham gia vào một môi trường làm việc mới đó là các nhà máy, KCN luôn đặt ra những yêu cầu và những đòi hỏi đó là: tác phong công nghiệp, trình độ chuyên môn, trình độ văn hoá, cùng hàng loạt vấn đề bảo vệ quyền lợi của người lao động. Đây là vấn đề không đơn giản và cần phải được coi là một bước chuyển quan trọng cho sự phát triển của nguồn nhân lực của tỉnh. Từ thực tiễn đó xin được đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc:

Thư nhất, coi đào tạo nguồn nhân lực vừa có ý nghĩa cấp bách trước mắt vừa có ý nghĩa lâu dài. Đào tạo nghề phải tăng nhanh về số lượng học viên, coi trọng chất lượng, hiệu quả đặc biệt là đào tạo nghề có trình độ cao để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế, trong đó có KCN. Muốn làm tốt công tác này cần phải:

- Hàng năm, tỉnh phải tổ chức tốt công tác khảo sát, năm chắc nhu cầu lao động của các KCN để tiển hành phân loại, đánh giá, nhận định tình hình làm cơ sở cho việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch, định hướng ngành nghề. Từ đó lập các kế hoạch tổ chức các hình thức dạy nghề phù hợp, hiệu quả.

- Định hướng dạy nghề cho lao động theo nhóm tuổi. Đối với lao động có độ tuổi dưới 40 có nhu cầu làm việc trong các nhà máy, KCN, trên cơ sở nhu cầu tuyển dụng lao động để lập kế hoạch đào tạo gửi đến các trung tâm dạy nghề, các trường cao đẳng, trung học nghề, các doanh nghiệp trực tiếp đào tạo nghề theo phương thức đào tạo có hỗ trợ của địa phương. Đối với lao động từ 40 tuổi trở lên, cần tổ chức đào tạo nghề ngắn hạn. Kinh phí dạy nghề thông qua các dự án dạy nghề nông thôn và chuyển giao khoa học kỹ thuật hàng năm.

Thứ hai, tiếp tục phát triển thị trường lao động trình độ cao ở các KCN.

Đây là thị trường có khả năng cạnh tranh không chỉ trong nước, mà còn tham gia vào thị trường quốc tế. Thị trường này phát triển sẽ có sức lan tỏa rất lớn đến việc thu hút lao động trong và ngoài tỉnh. Vấn đề quan trọng nhất ở đây là, phải có chính sách lao động nhằm đối xử công bằng giữa các loại hình doanh nghiệp khi thực hiện Luật Doanh nghiệp một cách thống nhất. Trong đó, tiền lương phải do thị trường quyết định và dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa hai bên, có tính đến quan hệ cung - cầu lao động. Phát triển hệ thống giao dịch của thị trường lao động đủ sức nối cung - cầu lao động cho các KCN; nhất là thông tin thị trường lao động, hội chợ việc làm, tư vấn, giới thiệu việc

làm, cung ứng lao động, áp dụng công nghệ thông tin nối mạng trong giao dịch lao động.

Thứ ba, cùng với quá trình phát triển nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn thì việc bảo đảm quyền lợi của người lao động có ý nghĩa hết sức quan trọng. Điều này phải đứng trên nguyên tắc, bất luận như thế nào chúng ta cũng phải bảo vệ người lao động theo đúng pháp luật của Nhà nước. Tuyệt đối không thể để các doanh nghiệp nước ngoài đuổi việc công nhân một cách vô cớ, cũng như đảm bảo tiền công của người công nhân. Muốn làm tốt được vấn đề này thì vai trò của công đoàn doanh nghiệp, cùng chính quyền địa phương có một vị trí to lớn trong việc đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của công nhân.

Thứ tư, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ phải hướng đến mục tiêu là nhằm nâng cao đời sống cả về mặt vật chất và tinh thần của nhân dân Vĩnh Phúc. Đề cập tới vấn đề này Văn kiện Đại hội Đại biểu đảng bộ Tỉnh lần thứ XIV đã khẳng định: “Tập trung CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, coi phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn là nhiệm vụ quan trọng nhằm mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân, đảm bảo an ninh trật tự nông thôn, tạo tiền đề và môi trường thuận lợi thúc đẩy công nghiệp, dịch vụ phát triển” [32]. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải thực hiện chương trình an sinh xã hội và phúc lợi xã hội đối với lao động KCN. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến tổ chức quản lý hành chính khu dân cư ngoài hàng rào KCN; thực hiện xã hội hóa vấn đề cung cấp dịch vụ nhà ở cho người lao động, khuyến khích người dân xây dựng nhà cho thuê theo tiêu chuẩn tối thiểu nhà nước quy định thống nhất. Tổ chức tốt hệ thống cung cấp các dịch vụ phúc lợi công cộng ở khu dân cư, nơi lao động khu công nghiệp sinh sống (nước, điện, văn hóa, thông tin, giải trí...) không vì mục tiêu lợi nhuận.

Thứ năm, để thực hiện “ly nông bất ly hương” cần có chính sách gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp và nông nghiệp ở nông thôn, đưa KCN, CCN về nông thôn. Một mặt, tạo nhiều việc làm cho người nông thôn. Mặt khác, công nghiệp phải phục vụ trực tiếp nông nghiệp để làm tăng hiệu quả kinh tế nông thôn, làm cho chất lượng sản phẩm nông thôn cao hơn, vùng kinh doanh được mở rộng hơn.

Thứ sáu, không ngừng phát huy hơn nữa truyền thống văn hoá tốt đẹp

của đất và con người Vĩnh Phúc nhằm phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiên đại hoá trong giai đoạn hiện nay. Thực tế người công nhân của chúng ta chủ yếu vẫn là ở trình độ lao động phổ thông, trong khi đó những yêu cầu và những đòi hỏi ngày càng cao của phương thức lao động trong các doanh nghiệp. Do đó, cái cần thay đổi của công nhân chúng ta đặt ra phải có tác phong lao động trong công nghiệp. Đây là điều hạn chế công nhân của chúng ta mà nó đã ăn sâu bám rễ vào trong người nông dân. Mặt khác, công nhân của tỉnh cần phải xác định một cái tâm và tính nhiệt huyết trong lao động và trong học tập, phải đi sâu vào lĩnh vực tri thức của mỗi ngành, mỗi nghề. Có như vậy chúng ta mới từng bước khắc phục được những hạn chế và rút ngắn được khoảng cách về nhiều mặt của công nhân so với trình độ công nhân ở trong và ngoài nước.

3.2.2.2. Đảm bảo đời sống cho nông dân nông thôn ngày càng được cải thiện với chất lượng cao hơn

Chăm lo bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu của PTBV. Muốn nâng cao chất lượng cuộc sống của nông dân ở Vĩnh Phúc đề nghị có một số biện pháp như sau:

Thứ nhất, khẩn trương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và Đề án xoá đói giảm nghèo, việc làm của tỉnh. Tính đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc còn tới 45.770 hộ nghèo, tương đương 18,04%. Trong đó, số hộ nghèo ở khu vực nông thôn là 43.318 hộ chiếm 94,6%, còn

số hộ nghèo ở khu vực thành thị là 2.452 hộ chiếm 5,4%. Mặt khác, tỷ lệ hộ nghèo của nhiều huyện trong tỉnh còn cao như: huyện Tam Đảo 40,18%; huyện Tam Dương 28,94%; huyện Lập Thạch 26,02%; huyện Mê Linh 14,97%, huyện Yên Lạc 14,09%; huyện Vĩnh Tường 13,12%; huyện Bình Xuyên 12,09%; thị xã Phúc Yên 9,02%; thị xã Vĩnh Yên 6,25%. Mục tiêu của tỉnh là phấn đấu mỗi năm giảm từ 3% đến 4% tỷ lệ hộ nghèo [35]. Trên cở sở đó, những giải pháp đặt ra là:

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách về xoá đói giảm nghèo. Cần có sự nghiên cứu cơ bản và toàn diện hơn về thực trạng đói nghèo ở từng địa phương và đơn vị cơ sở trong toàn tỉnh, phân loại cụ thể các đối tượng nghèo đói làm căn cứ xây dựng và hoàn thiện một số chính sách đặc thù cho từng địa phương trên cơ sở Hiến pháp và Pháp luật như: chính sách dồn điền đổi thửa nhằm hình thành những ô ruộng rộng lớn, những vùng sản xuất tập trung thuận lợi cho việc thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp (ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, máy móc vào sản xuất nông nghiệp), phát triển nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá, nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm; tiếp tục đổi mới các chính sách về vốn theo hướng đa dạng hoá các hình thức vay, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được vay vốn với mức lãi suất ưu đãi để họ có thể thực hiện đầu tư và tái đầu tư, quay vòng vốn từ 2 đến 3 chu kỳ sản xuất; hình thành và phát triển các Quỹ đói nghèo nhằm giúp đỡ các hộ gia đình đói nghèo vượt qua khó khăn để thoát khỏi cảnh nghèo đói.

- Phát triển các hoạt động phi nông nghiệp tại các địa phương. Đa dạng hoá các hoạt động phi nông nghiệp và các hình thức kinh doanh, tiếp tục xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống tại các địa phương trên cơ sở địa phương đó có những hạt nhân (cá nhân hoặc nhóm cá nhân) có am hiểu, có kinh nghiệm và trình độ, tay nghề làm ra những sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu ổn định về sản phẩm, dịch vụ của nền kinh tế thị trường.

Qua đó vừa đảm bảo nguồn thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nói chung và các hộ đói nghèo nói riêng, giúp họ thoát khỏi vòng luẩn quẩn của nợ nần và nghèo đói.

Thứ hai, tích cực triển khai chương trình bảo hiểm nông nghiệp nông thôn. Khu vực nông thôn Bắc Bộ nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng luôn phải gồng mình chống đở với thiên tai, bão lụt và dịch bệnh, do vậy kinh doanh nông nghiệp lám rủi ro, nông dân dễ bị phá sản, nghèo đói. Theo số liệu thống kê, thiệt hại trong nông nghiệp, nông thôn Việt Nam mà chủ yếu là thiệt hại ở phía Bắc và miền Trung từ năm 1994 đến năm 2007 bình quân mất 10% sản lượng. Đã có bảo hiểm ở Ninh Bình, Thái Bình song hầu hết người dân chưa thể mua được tấm vé bảo hiểm cho hoạt động sản xuất nông nghiêp của mình.

Ở Vĩnh Phúc, ngay sau khi có Quyết định số 315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy - UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã rất quan tâm chỉ đạo thực hiện. Tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo tỉnh và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo. Kế hoạch thực hiện chương trình này được Ban chỉ đạo tỉnh sớm ban hành. Theo kế hoạch chọn 9 xã triển khai thực hiện thí điểm BHNN là: Vĩnh Thịnh, Bình Dương, Lũng Hòa (huyện Vĩnh Tường); Hoàng Hoa, Hoàng Lâu, Kim Long (huyện Tam Dương); Quang Sơn, Thái Hòa, Đồng Ích (huyện Lập Thạch). Ba huyện được chọn tham gia thí điểm bảo hiểm cũng đã thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện. Bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn nhiều khó khăn ảnh hưởng đến tiến độ triển khai chương trình bảo hiểm nông nghiệp như: Hệ thống văn bản cho việc tổ chức tổ chức triển khai chưa đồng bộ và chậm ban hành. Công tác triển khai gặp khó khăn do liên quan đến quản lý và xác định số vật nuôi tham gia bảo hiểm nông nghiệp do nhu cầu tiêu thụ làm thực phẩm lớn. Trong thời gian tới Ban chỉ đạo các cấp, các cơ quan liên quan cần triển khai quyết liệt hơn nữa, đặc biệt là công tác tuyên truyền về chính sách bảo hiểm nông nghiệp. Công ty Bảo việt Vĩnh Phúc phối hợp với Ban chỉ đạo các huyện thống nhất lập xong danh sách về số lượng từng đối tượng vật nuôi

tham gia bảo hiểm của các đối tượng hộ, tổ chức chăn nuôi, tập huấn nghiệp vụ cho các đại lý bảo hiểm nông nghiệp của 9 xã được chọn trên cơ sở đó tiến hành ký giao kết bảo hiểm.

Thứ ba, mở rộng hoạt động của các trung tâm phân phối, tiêu thụ sản

phẩm tìm thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp nông thôn.

Thứ tư, hạn chế lấy đất nông nghiệp đặc biệt là đất trồng lúa để làm KCN, sân gôn, nhà biệt thự…

Thứ năm, có thể mở hộp thư nóng, đường dây nóng, trang web để nông

dân có thể bày tỏ nguyện vọng của mình.

3.2.2.3. Giải pháp về giáo dục, văn hoá và các lĩnh vực khác

* Về giáo dục

Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn. Thực hiện tốt cơ chế chính sách về lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Hoàn thiện quy hoạch các cơ sở đào tạo nghề trong toàn tỉnh và quy hoạch mạng lưới trung tâm giới thiệu việc làm. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề và tăng cường liên kết đào tạo nghề đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu lao động của các KCN.

* Về văn hoá

- Tiếp tục thực hiện “Đề án xây dựng văn hoá công nhân ở các KCN

đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” (Ban hành theo Quyết định số 1780/QĐ-TTg ngày 12/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ) với mục tiêu xây dựng đời sống văn hóa của công nhân ở các KCN gắn với xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao hoạt động thường xuyên, chất lượng, hiệu quả; xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ; xây dựng đội ngũ công nhân có nếp sống văn hóa lành mạnh, có tác phong làm việc công nghiệp, năng suất, chất lượng và hiệu quả;

từng bước cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của công nhân, góp phần xây dựng các doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững. Tích cực phấn đấu đến năm 2015 đạt: 70% công nhân và người sử dụng lao động ở các KCN được phổ biến pháp luật về xây dựng đời sống văn hóa; 100% tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (có KCN) hoàn thành việc phê duyệt quy hoạch phát triển thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân; 50% công nhân ở các KCN tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao; 50% “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở: nâng cao chất lượng phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hoá, tiếp tục thực hiện tốt chủ trương của Đảng về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong quá trình hội nhập và phát triển. Khuyến khích nhân dân luyện tập thể dục, thể thao nâng cao sức khoẻ. Tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động văn hoá thông tin, truyền thông, báo chí, xuất bản, phát thanh và truyền hình.

* Về các lĩnh vực khác

- Triển khai các dự án đầu tư, nâng cấp các bệnh viện, sớm khắc phục tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên. Đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các khu công nghiệp đến phát triển bền vững nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 85 - 93)