QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG THÔN Ở TỈNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các khu công nghiệp đến phát triển bền vững nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 77)

THÔN Ở TỈNH VĨNH PHÚC

3.1.1. Quan điểm

Để đảm bảo mục tiêu PTBV nông thôn trong quá trình xây dựng và phát triển các KCN ở tỉnh Vĩnh Phúc cần quán triệt những quan điểm chỉ đạo sau:

Một là, phát triển các KCN phù hợp với định hướng phát triển tổng thể

kinh tế - xã hội của tỉnh, định hướng phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và của cả nước.

Hai là, phát triển các KCN phải đảm bảo sự PTBV về: kinh tế, xã hội

và môi trường; đảm bảo phát triển kinh tế gắn liền với ổn định đời sống xã hội và dân cư, từng bước công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn.

Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc - một trong những vùng kinh tế trọng điểm của đất nước. Vì vậy, việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn sẽ tạo điều kiện kinh tế cho việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội.

Ba là, phát triển các KCN trên địa bàn phải đảm bảo hiệu quả cao, sử

dụng tiết kiệm tài nguyên đất đai, tài nguyên nước. Sử dụng hiệu quả đất trong các KCN theo hướng thu hút các dự án sử dụng nhiều vốn, hàm lượng công nghệ cao, đảm bảo vệ sinh môi trường… Tổ chức sản xuất công nghiệp trong các KCN theo mô hình hiện đại, tăng tỷ lệ diện tích cho phát triển hạ tầng và cây xanh trong các KCN. Hạn chế sử dụng đất nông nghiệp (đặc biệt là đất trồng lúa), cần chuyển hướng ưu tiên phát triển các KCN trên vùng gò đồi thuộc các huyện Tam Dương, Bình Xuyên và Lập Thạch, Sông Lô.

Bốn là, phải kết hợp hài hoà lợi ích kinh tế giữa các chủ thể liên quan đến xây dựng và phát triển các KCN.

Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong từng chính sách phát triển kinh tế - xã hội là quan điểm nhất quán manh tính chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta trong đường lối phát triển của đất nước. Quan điểm này phải quán triệt thật sâu sắc vào việc thực hiện chính sách thu hồi đất nông nghiệp cho phát triển KCN của tỉnh. Trong đó, phải đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và nông dân bị thu hồi đất thông qua hệ thống chính sách bồi thường, tái định cư và hỗ trợ tạo việc làm, tăng thu nhập. Đồng thời phải đảm bảo nguyên tắc đời sống của người nông dân bằng hoặc cao hơn trước khi bị thu hồi đất cho phát triển công nghiệp, có cơ hội phát triển lâu dài, bền vững.

Năm là, phải thực hiện gắn quy hoạch xây dựng và phát triển các KCN

với quy hoạch về phát triển nguồn nhân lực tại chỗ và phát triển nông thôn mới hiện đại.

Việc đào tạo nhân lực, sử dụng lao động nông thôn xung quanh các KCN là chìa khoá để giải quyết các vấn đề như hạn chế di dân tự phát, tạo nơi ở, lao động, sinh hoạt văn hoá cho những người nông dân cũng như những người lao động đến làm việc tại các KCN. Sẽ là bền vững nếu xung quanh các KCN hình thành các đô thị nhỏ từ những xóm làng nông thôn trước đó với những tiện nghi sinh hoạt và không bị ô nhiễm. Tính chất bền vững của quá trình phát triển cũng đặt trên nền tảng đó.

3.1.2. Định hướng

Trong những năm gần đây, việc triển khai trên quy mô rộng khắp toàn tỉnh các KCN có không ít những tác động hai mặt tới sự phát triển ở khu vực này. Về mặt tích cực thì rõ ràng là các KCN tập trung tạo nên những cơ hội lớn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tao nên một số lượng đáng kể việc làm phi nông nghiệp giảm tỷ lệ thất nghiệp và gia tăng thu nhập cho một bộ phận dân cư, thông qua đó giảm tỷ lệ nghèo ở nông thôn các vùng xung quanh, bổ xung

nguồn thu ngân sách cho địa phương… Tuy nhiên, các KCN được hình thành cũng là sự khởi đầu của những tác động tiêu cực. Đó là một bộ phận đất nông nghiệp bị thu hồi làm cho những người nông dân bị mất quyền sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp dẫn đến những hậu quả kinh tế - xã hội lâu dài nhiều khi khó lường hết trước được. Đó có thể là vấn đề an ninh lương thực, là tranh chấp về lợi ích kinh tế trong quá trình thu hồi đất dẫn đến khiếu kiện dai dẳng, là uy tín của chính quyền các cấp trong con mắt người dân, là mức độ ô nhiễm môi trường bởi chất thải từ các KCN…

Từ những quan điểm mang tính chỉ đạo, từ thực tiễn hình thành và hoạt động của các KCN ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay, rõ ràng là cần phải có những cách nhìn nhận đánh giá sâu rộng đủ để xác định các phương hướng cơ bản và các giải pháp cả trước mắt và lâu dài nhằm đảm bảo sự PTBV. Để PTBV nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc trong quá trình xây dựng các KCN cần phải có các định hướng cơ bản như sau:

Thứ nhất, cần phải xác định rõ quy hoạch phát triển các KCN cho từng địa phương trong toàn tỉnh và tuân thủ nghiêm ngặt quy hoạch đó trong quá

trình thực hiện. Không đơn giản chỉ là hạn chế đến mức thấp nhất việc lấy

đất trồng lúa làm KCN như hiện nay mà phải cấm hẳn việc làm đó. Chỉ quy hoạch KCN ở những vùng đất trồng hoa màu hoặc đất không thể tưới tiêu chủ động cho dù nó có thể ở xa khu dân cư hay đường giao thông cũng vậy. Bởi vì chi phí để làm đường vào KCN cũng như chi phí cho đi lại của công nhân sẽ là không đáng kể nếu so với chi phí về thời gian thâm canh, làm thuỷ lợi và lao động kết tinh vào trong độ phì của những mảnh đất “thượng đẳng điền” đó.

Thứ hai, phải gắn việc thu hồi đất để xây dựng các KCN với đảm bảo tính bền vững về chính trị - xã hội. Việc thu hồi diện tích đất nông nghiệp không chỉ làm nảy sinh những vấn đề xã hội bức xúc mà còn là nguy cơ có thể dẫn đến những bất ổn về chính trị - xã hội nếu không kịp thời phát hiện, phòng ngừa và giải quyết. Theo báo cáo của Chính phủ, vào thời điểm cuối

năm 2007, có trên 80% số vụ khiếu kiện của nông dân liên quan đến đất đai, trong đó có tới 70% là khiếu nại về giá đất tính bồi thường; 20% là khiếu nại yêu cầu bồi thường thêm theo giá đất mới; 6% là khiếu nại yêu cầu bồi thường đối với đất đã thu hồi nhưng chưa được bồi thường; 3% là khiếu nại về chưa thực hiện tái định cư và 1% là khiếu nại về sự thiếu công bằng trong áp dụng chính sách giữa các trường hợp giống nhau. Với cách làm như hiện nay, ngay tại các nơi có KCN vẫn còn tồn tại tình trạng lòng dân không yên. Những thiệt thòi lớn của người nông dân chưa được nhìn nhận và bù đắp xứng đáng. Hệ thống chính trị ở nhiều cơ sở rệu rã, bị một số cán bộ lợi dụng chức quyền ăn chặn phần đền bù của dân; lòng dân không còn tin vào chính quyền cơ sở, họ phải tìm đến cơ quan cao hơn, nạn khiếu nại vượt cấp bắt đầu từ đây. Thêm vào đó, những hiện tượng cán bộ “ăn đất”, những kẻ lợi dụng để bao chiếm đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều. Hiện đang nổi cộm mâu thuẫn giữa những nông dân bị thu hồi đất với một bộ phận không nhỏ cán bộ chính quyền cơ sở lợi dụng những kẽ hở của chính sách để trục lợi.

Thứ ba, xây dựng và phát triển các KCN phải đảm bảo giữ gìn và củng

cố liên minh công - nông và quan hệ giữa Nhà nước và nông dân. Liên minh

này chẳng những là nòng cốt, là lực lượng cơ bản nhất trong khối đại đoàn kết toàn dân mà còn là những lực lượng sản xuất to lớn và quyết định nhất tạo ra cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ sở kinh tế… của cả chế độ trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Vấn đề quan hệ lợi ích và công bằng xã hội giữa nông dân với nhau, giữa nông dân với Nhà nước và giữa nông dân với chủ đầu tư - thường là doanh nghiệp công nghiệp có nhiều công nhân và trí thức làm việc - tạo nên những ảnh hưởng đến mối quan hệ liên minh công - nông - trí thức.

Thứ tư, phải coi khâu thẩm định chặt chẽ những tác động về môi trường của từng xí nghiệp và toàn bộ KCN đối với nguồn nước cũng như

hiện tốt vấn đề này nhằm khắc phục những tác động tiêu cực của quá trình phát triển các KCN gây ô nhiễm môi trường sinh thái nói chung và làm suy giảm tính bền vững của cả môi trường đất, địa chất nói riêng, đặc biệt là ở những KCN được xây dựng trên đất nông nghiệp bị thu hồi một cách tự phát, không theo quy hoạch. Hiện nay, tại nhiều KCN mới được hình thành từ thu hồi đất nông nghiệp do rất nhiều nguyên nhân khác nhau mà vấn đề xử lý chất thải rắn như chưa được thực hiện đúng quy cách, gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái, đến sức khoẻ của con người. Hầu hết chất thải rắn nguy hại chưa được phân loại, còn chôn lấp chung với chất thải sinh hoạt, chưa có bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh, chưa vận hành đúng quy trình nên đã làm ô nhiễm môi trường đất, nước làm ảnh hưởng tới sức khoẻ và đời sống của nhân dân. Phát triển các KCN có nghĩa là phát triển và xây dựng các khu nhà xưởng, cơ sở hạ tầng, kho, bến bãi… tại các KCN. Hầu hết các KCN được xây dựng bám theo các tuyến quốc lộ và nằm sát khu dân cư nên tình trạng ách tách giao thông, ô nhiễm môi trường qua khói, bụi là điều cần quan tâm khắc phục.

3.2. GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG THÔN Ở TỈNH VĨNH PHÚC

3.2.1. Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế

3.2.1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Trên bình diện toàn bộ nền kinh tế và trong từng tỉnh thì tỷ trọng đóng góp của nông nghiệp trong cơ cấu GDP phải giảm đi rõ rệt trong quá trình CNH, HĐH nói chung và quá trình xây dựng, phát triển các KCN nói riêng. Nhưng về số tuyệt đối phải không ngừng tăng lên để đảm bảo an ninh lương thực và nâng cao mức sống của người dân nông thôn. Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp để PTBV trước hết phải tuân thủ cơ cấu kinh tế chung đồng thời tạo điều kiện cho xây dựng, phát triển các KCN. Trong thời gian tới, tỉnh Vĩnh phúc cần tập trung vào một số giải pháp sau:

Thứ nhất, tiếp tục chủ trương “dồn điền, đổi thửa”. Đây là một trong những giải pháp góp phần hình thành các vùng sản xuất nông sản cung cấp cho các doanh nghiệp trong các KCN. Hiện nay, phong trào dồn điền đổi thửa đã diễn ra ở nhiều nơi. Phần lớn đều áp dụng theo mô hình chuyển đổi từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn để tích tụ ruộng đất, hình thành các gia trại trồng trọt, chăn nuôi hoặc nuôi trồng thuỷ sản. Dồn điền đổi thửa để đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư, tránh ô nhiễm môi trường như cách làm của huyện Yên Phong (Bắc Ninh). Dồn điền đổi thửa để hình thành các gia trại chăn nuôi gia công, có sự tham gia của các doanh nghiệp như mô hình ở xã Khởi Nghĩa (Tiên Lãng - TP Hải Phòng). Cũng có thể dồn điền đổi thửa để phát triển sản xuất theo mô hình tổ hợp tác hoặc hợp tác xã chuyên cây, chuyên con. Trong đó, xã viên của hợp tác xã là các hộ nông dân cùng góp đất với nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp để tổ chức sản xuất kinh doanh một ngành hàng nào đó.

Như vậy, muốn công tác dồn điền đổi thửa thành công phải có sự tham gia đồng bộ của cả 3 nhà: Nhà nông, doanh nghiệp và Nhà nước. Nhà nông có đất, sức lao động; doanh nghiệp có vốn, kinh nghiệm quản lý, sản xuất - kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm; Nhà nước có cơ chế, chính sách. Vĩnh Phúc cũng đã nhiều năm áp dụng mô hình “dồn điền đổi thửa”. Để tạo nên những kết quả tích cực hơn nữa thì công tác tuyên truyền, vận động để người dân hiểu được lợi ích thiết thực của việc dồn điền đổi thửa, đồng tình và tự nguyện tham gia là nhiệm vụ hàng đầu. Dồn điền đổi thửa phải gắn liền với công tác quy hoạch của tỉnh để hình thành các vùng sản xuất hàng hoá theo từng cây, con ổn định, lâu dài. Cần có chủ trương và sự chỉ đạo thống nhất của các cấp chính quyền, tạo hành lang pháp lý và có chính sách hỗ trợ để xây dựng các mô hình điểm, “mẫu” về dồn điền đổi thửa. Tổ chức tham quan, học tập trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương.

Thứ hai, xây dựng chính sách hỗ trợ để thúc đẩy phát triển sản xuất (hỗ trợ tiền mua giống, hỗ trợ kinh phí xây dựng các công trình thuỷ lợi, kinh phí

chống úng chống hạn...), hỗ trợ hộ nghèo vay vốn để sản xuất. Đặc biệt ưu tiên cho những hộ nghèo vùng nông nghiệp, nông thôn bằng các nguồn vốn ưu đãi. Quan tâm đến công tác khuyến nông, dạy nghề ngắn hạn cho hộ nghèo.

Thứ ba, xây dựng các khu chăn nuôi tập trung. Trước yêu cầu phát triển

nông nghiệp theo hướng hàng hoá đảm bảo hiệu quả, bền vững xác định trong thời gian tới cần triển khai nhanh việc xây dựng các khu chăn nuôi tập trung. Mỗi huyện, thị có thể xây dựng từ 10 - 15 khu chăn nuôi tập trung với nhiều loại hình khác nhau. Trước mắt cần làm thí điểm, sau đó rút kinh nghiệm. Ưu tiên những nơi khó khăn. Chú ý điều chỉnh linh hoạt về quy mô, đối tượng tham gia, mức hỗ trợ, hạng mục hỗ trợ để phù hợp với yêu cầu thực tế của từng địa phương. Khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia xây dựng khu chăn nuôi tập trung.

Thứ tư, xây dựng vùng trồng trọt sản xuất hàng hoá. Tỉnh Vĩnh Phúc đã

thí điểm năm 2007 và vụ xuân năm 2008 cho thấy hệu quả rất rõ rệt, được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện vẫn còn lúng túng, việc phân bổ cấp phát hỗ trợ kinh phí còn chậm dẫn đến tình trạng nông dân đã đăng ký tham gia nhưng phải chuyển sang gieo trồng cây khác, giống khác. Trong thời gian tới cần rút kinh nghiệm nên giao quyền phê duyệt cho Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn và phê duyệt trước thời vụ gieo trồng ít nhất là 30 ngày.

3.2.1.2. Sử dụng đất đai hợp lý trong quá trình phát triển các khu công nghiệp

Đất đai là địa bàn để con người cư trú, đồng thời đất đai lại là nguồn lực và tư liệu sản xuất đặc biệt nên vấn đề đất đai luôn hết sức nhạy cảm với đời sống xã hội. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có trở nên giàu có, ấm no, hạnh phúc, có PTBV hay không phụ thuộc rất lớn vào chính sách đất đai. Trong quá trình CNH, HĐH nói chung và xây dựng, phát triển các KCN nói

riêng nhiều diện tích ruộng đất được Nhà nước thu hồi để phát triển KCN, các đô thị, khu du lịch, khu nhà ở (chung cư, biệt thự…), các đường xá… Chuyển đổi mục đích sử dụng đất như thế nào để đảm bảo lợi ích của nông dân, nhà đầu tư, đảm bảo tính bền vững của an ninh lương thực, đảm bảo nguồn sống cho nông dân, nông thôn là vấn đề không dễ. Nếu lấy đất nông nghiệp một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các khu công nghiệp đến phát triển bền vững nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)