Tác động về khía cạnh xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các khu công nghiệp đến phát triển bền vững nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 61 - 68)

2.3.2.1. Tác động đến cơ cấu lao động việc làm ở nông thôn

Quá trình CNH, HĐH ở Vĩnh Phúc khiến nhu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động ngày càng tăng. Vĩnh Phúc đặt ra mục tiêu đến năm 2015 công nghiệp - xây dựng sẽ chiếm 62,7% trong cơ cấu kinh tế, thương mại - dịch vụ chiếm 30,6%, nông - lâm - ngư nghiệp 6,7%. Theo đó, tỉnh ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Kêu gọi vốn đầu tư vào các dự án chế biến thực phẩm, công nghiệp tiêu dùng. Đồng thời tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp tiểu thủ công

nghiệp tại các làng nghề; xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ hạ tầng các CCN, tiểu thủ công nghiệp - làng nghề. Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển công nghiệp. Đẩy mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là nhân lực có chất lượng để thu hút các dự án đầu tư công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn. Điều này lý giải vì sao việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở Vĩnh Phúc đang diễn ra khá mạnh.

Bên cạnh đó, do trên địa bàn tỉnh đang hình thành hàng loạt các khu, CCN nên diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp. Không còn đất sản xuất, dẫn đến lao động nông thôn thiếu việc làm, đồng thời xảy ra tình trạng dư thừa lao động. Để giải quyết tình trạng trên, tỉnh Vĩnh phúc đều rất coi trọng việc mở mang phát triển các ngành nghề và dịch vụ nông thôn. Mặt khác, việc phát triển các KCN được coi như một hướng giải quyết cân đối tổng thể nguồn lao động của tỉnh và của cả vùng.

Từ góc độ lao động việc làm, quá trình phát triển các KCN một mặt vừa tạo ra nhiều việc làm mới, vừa góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động và việc làm ở nông thôn từ các hoạt động nông nghiệp sang các hoạt động công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Sự phát triển các KCN ở Vĩnh Phúc thu hút khoảng 60.000 lao động, đã giải quyết được một số lượng việc làm đáng kể cho lao động trong tỉnh và cả các vùng lân cận. Giai đoạn 2006 - 2010 đã giải quyết việc làm cho khoảng 29.398 lao động nông nghiệp - nông thôn, chiếm tỷ lệ 25%.

Không những vậy, phát triển các KCN còn tác động đến cơ cấu lao động nông thôn. Nó góp phần thu hút bớt một phần lao động (nhất là lao động trẻ) làm nông nghiệp ở nông thôn sang làm công nghiệp và dịch vụ. Do đó lao động làm nông nghiệp có xu hướng giảm, trong khi đó lao động làm công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng.

Bảng 2.5: Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế giai đoạn 2000 - 2010

Đơn vị: %

Ngành Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010

Tổng số 100,0 100,0 100,0

Nông, lâm, ngư nghiệp 87,5 59,2 46,4

Công nghiệp, xây dựng 6,5 16,6 25,5

Dịch vụ 7,8 24,2 28,1

Nguồn: Tư liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc

Theo số liệu thống kê, năm 2005 ngành nông, lâm, thuỷ sản sử dụng 59,2% lực lượng lao động thì đến năm 2010 giảm xuống còn 46,4%. Lực lượng lao động trong ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng lên tương ứng.

Tuy vậy, tính đến nay tỷ lệ lao động qua đào tạo ở nông thôn trên toàn tỉnh mới đạt 51,2%. Mặc dù tỉnh Vĩnh Phúc đã đề ra các chính sách chuyển đổi ngành nghề, yêu cầu các doanh nghiệp thu nhận lao động địa phương bị thu hồi đất sau khi xây dựng nhà máy, nhưng do sự phát triển các KCN chưa gắn với một chiến lược, chương trình đào tạo nhân lực, nhất là đào tạo nghề trình độ cao với một cơ cấu hợp lý đáp ứng yêu cầu các KCN nên dẫn đến mất cân đối quan hệ cung - cầu lao động. Người dân mất đất rất khó tìm được việc làm, ngược lại doanh nghiệp dù muốn cũng khó tuyển được lao động tại địa phương khi không đáp ứng đủ các yêu cầu.

Những tranh chấp lao động dẫn đến đình công cũng diễn ra ở một số KCN. Nó thể cơ chế thỏa thuận 2 bên tại doanh nghiệp chưa được thực hiện theo đúng nguyên tắc của thị trường, vai trò của công đoàn cơ sở còn yếu.

Các KCN còn kéo theo dòng di chuyển lao động giữa các địa phương, đặc biệt là lao động từ những nơi không có KCN đến những nới có KCN,

trong đó có lượng lớn lao động từ nông thôn. Lực lượng này đang tăng lên đáng kể. Tuy vậy, do quy hoạch và phát triển các KCN không đồng bộ và đầu tư đúng mức vào các khu dân sinh ngoài KCN, nên vấn đề xã hội của lao động ngoài hàng rào KCN rất bức xúc, nhất là vấn đề nhà ở, văn hóa, vui chơi, giải trí... cho lao động KCN. Kết quả khảo sát cho thấy, một xã hội khá phức tạp và lộn xộn của người lao động ở hầu hết các KCN, có thể tổng kết khái quát bằng cụm từ “5 không”: không nhà ở; không gia đình; không chính trị; không văn hóa; không an toàn.

2.3.2.2. Tác động đến giáo dục nông thôn

Quá trình phát triển của các KCN đã góp phần cải thiện đáng kể thu nhập của các hộ nông dân trong toàn tỉnh. Nhờ đó mà đời sống văn hoá, xã hội ở nông thôn cũng tăng lên rõ rệt.

Hệ thống giáo dục từ mầm non đến trung học của tỉnh phát triển mạnh. Đến nay toàn tỉnh có 559 trường học và cơ sở giáo dục đào tạo với trên 284.454 học sinh, sinh viên. Toàn tỉnh có 284 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 286/1 vạn dân. Việc triển khai, thực hiện Nghị quyết về giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển ổn định, vững chắc, quy mô phù hợp, đáp ứng yêu cầu người học. Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học được quan tâm đầu tư tốt hơn. Đội ngũ giáo viên được đào tạo theo chương trình chuẩn hóa. Phương pháp dạy và học không ngừng được đổi mới. Xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển.

Chất lượng giáo dục mầm non ở khu vực nông thôn của tỉnh có chuyển biến rõ rệt, số lượng trẻ đến trường tăng; gần 100% trẻ 5 tuổi, 96,1% trẻ từ 3- 5 tuổi, trên 2.700 giáo viên mầm non được hưởng chương trình giáo dục mầm non [38].

Kết quả điều tra cho thấy, các ý kiến đều cho rằng sau khi có KCN, tỷ lệ học sinh đi học các cấp học phổ thông tăng lên đáng kể. Số lượng học sinh đỗ đại học ở các vùng nông thôn tăng khá so với những năm trước đây.

Bảng 2.6: So sánh số xã ở nông thôn có trường học phổ thông của Vĩnh Phúc với một số tỉnh vùng Đồng bằng Bắc Bộ tại thời điểm 01/7/2011

Vĩnh Phúc Hải Dương Ninh Bình

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số xã có trường tiểu học 112 100.0 229 100.0 123 100.0 Số xã có trường trung học cơ sở 401 100.0 227 99.1 122 99.2 Số xã có trường trung học phổ thông 74 18.5 25 10.9 14 11.4 Nguồn: [2]

Những năm gần đây, tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện các đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hỗ trợ phụ nữ, thanh niên học nghề, tạo việc làm. Thực hiện đề án nâng cao kiến thức cho nông dân, từ năm 2007 đến nay, tỉnh đã mở 1.900 lớp bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho trên 175 nghìn nông dân, mở 2.399 lớp huấn luyện nghề ngắn hạn cho gần 73 nghìn nông dân, đạt 95,96% so với mục tiêu của Nghị quyết; thiết lập 121 điểm cung cấp thông tin cho nông dân ở cấp xã, đạt 88,32% kế hoạch. Cung cấp gần 10.000 lượt tin, bài về chủ trương, chính sách, phổ biến kỹ thuật, giá cả thị trường, lao động việc làm... [38]. Kết quả bước đầu cho thấy, đại bộ phận nông dân có chuyển biến về nếp nghĩ, cách làm trong sản xuất, kinh doanh, từng bước hình thành đội ngũ nông dân kiểu mới có kiến thức, tay nghề, năng động trong nền kinh tế thị trường.

Đáng chú ý là tỷ lệ con em nông dân đi học nghề tăng mạnh sau khi có KCN. Đây là tín hiệu tốt góp phần giải quyết lao động nông nhàn và chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là chất lượng đào tạo và sự phù hợp với yêu cầu thực tiễn còn chưa cao. Vì vậy, nhiều con em nông dân sau khi đi học nghề vẫn chưa xin được việc làm trong các KCN.

2.3.2.3. Tác động đến đời sống văn hoá, tinh thần ở nông thôn

Nhờ có thu nhập tăng lên mà đời sống văn hoá, xã hội ở nông thôn ngày càng được cải thiện. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tiếp tục phát triển sâu, rộng, chất lượng, hiệu quả được nâng lên. Đến nay, đã xây dựng 112 nhà văn hoá xã (81%); 1.078 nhà văn hoá thôn (78,8%); 755 làng văn hoá (58%); 189.765 gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá (82,3%). Có 80 xã (58%) và 149 thôn (10,9%) dành quỹ đất để xây dựng sân chơi, bãi tập thể dục, thể thao, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân [35].

Từ khi có sự phát triển của các KCN thì số xã có thư viện cũng ngày càng tăng lên. Nhờ tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại như truyền thanh, truyền hình, Internet và những nơi sinh hoạt văn hoá công cộng nên đời sống văn hoá tinh thần của người dân được cải thiện.

Bảng 2.7: Tỷ lệ xã/phường/thị trấn có thư viện giai đoạn 2007-2010 Đơn vị: % 2007 2008 2009 2010 Toàn tỉnh 20,39 31,39 51,10 68,61 1. Thành phố Vĩnh Yên 44,44 55,55 88,90 100,00 2. Thị xã Phúc Yên 11,11 20,00 50,00 70,00 3. Huyện Lập Thạch 8,33 16,22 30,00 55,00

4. Huyện Sông Lô 23,50 52,94

5. Huyện Tam Dương 23,08 30,77 46,20 61,53

6. Huyện Tam Đảo 11,11 44,44 77,70 77,77

7. Huyện Bình Xuyên 23,08 30,77 61,50 61,53

8. Huyện Yên Lạc 29,41 35,29 64,70 76,47

9. Huyện Vĩnh Tường 34,48 41,38 51,70 72,41

Tuy nhiên, sự phát triển của các KCN đã kéo theo sự di cư của những người từ nơi khác đến và việc một bộ phân nông dân được một khoản tiền đền bù đất nên làm phát sinh nhiều vấn đề bức xúc về hưởng thụ các giá trị văn hoá ở nông thôn. Đáng chú ý là do sự phát triển của các KCN có một bộ phận đông đảo lao động từ các nơi khác đến cư ngụ ở các địa phương xung quanh các KCN. Nhiều nơi bộ phận này còn đông hơn dân sở tại. Vì vậy, khi xét đến đời sống văn hoá nông thôn không thể bỏ qua bộ phận này. Có thể nói, những người lao động từ nơi khác đến là những người làm thuê, đời sống văn hoá tinh thần của họ nghèo nàn. Hầu như họ không có điều kiện tiếp xúc nhiều với các phương tiện nghe, nhìn, sách báo. Việc thưởng thức các hoạt động biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, điện ảnh càng ít. Nguyên nhân chính là do: thời gian và cường độ làm việc trong các KCN rất căng thẳng nên ngoài thời gian làm việc họ có ít thời gian để vui chơi, giải trí; do tiền lương thấp, họ phải chi trả một phần tiền lương để thuê nhà trọ, chi sinh hoạt hàng ngày và gửi tiền về cho gia đình nên nhiều người không có điều kiện mua sắm các phương tiện nghe, nhìn. Theo số liệu thống kê trên toàn bộ các KCN của tỉnh, chỉ có 15% số doanh nghiệp có loa truyền thanh, 25% có bảng tin tuyên truyền. Mức hưởng thụ văn hóa của công nhân (xem ti vi, sách báo, mạng internet…) đạt tỷ lệ thấp, ngày thường là 55%, cuối tuần cao hơn đạt 92%. Về cơ sở vật chất chỉ có 15% doanh nghiệp có sân thể thao phục vụ nhu cầu của công nhân. Đây là vấn đề đáng báo động trong quá trình phát triển các KCN hiện nay.

2.3.2.4. Tác động đến kết cấu xã hội và an ninh trât tự nông thôn

Sự phát triển của các KCN ở tỉnh Vĩnh Phúc đã kéo theo luồng lao động khá lớn từ nơi không có KCN đến những nơi có KCN. Điều này dẫn đến kết cấu xã hội ở nông thôn có sự biến động lớn.

Theo kết quả điều tra cho thấy, mặc dù thu hút được một lượng lao động khá lớn ở địa phương vào làm việc trong các KCN nhưng lao động tại chỗ cũng chỉ đảm bảo được khoảng một nửa, còn lại là lao động từ các địa

phương khác di cư đến làm ăn. Với những KCN có nhiều doanh nghiệp thuộc các ngành nghề sử dụng nhiều nhân công như: may mặc, dày da... thì tỷ lệ lao động di cư đến càng nhiều. Điều này dẫn đến kết cấu dân số ở địa phương thay đổi lớn, ở nhiều nơi đối tượng không có hộ khẩu thường trú, khách vãng lai nhiều hơn dân sở tại. Từ đó dẫn đến quá tải trong việc cung ứng các nhu cầu cần thiết của cuộc sống người dân như nơi ăn chốn ở, điện nước, dịch vụ y tế... Những người nhập cư chủ yếu là thanh niên, thường thuê nhà trọ của dân địa phương, diện tích hẹp và thiếu các điều kiện sinh hoạt tối thiểu như không khí, ánh sáng, vệ sinh, điện nước...

Vấn đề an ninh trật tự ở nông thôn sau khi có KCN cũng diễn ra khá phức tạp. Tỉnh đã kiện toàn 10.230 tổ liên gia tự quản, với 19.106 tổ trưởng, tổ phó. Tổ liên gia tự quản hoạt động ổn định, nề nếp, góp phần quan trọng trong đảm bảo công tác an ninh trật tự ở cơ sở. Tuy nhiên, nạn trộm cắp, lừa đảo vẫn diễn ra có khi lực lượng an ninh nông thôn không đủ sức can thiệp.

Nhiều tệ nạn xã hội cũng có xu hướng gia tăng sau khi có các KCN như lô đề, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm. Nhiều hình thức kinh doanh trá hình như cắt tóc, gội đầu, thư giãn, cà phê đèn mờ, karaoke... khiến môi trường xã hội ở nông thôn hết sức phức tạp. Đây là vấn đề nan giải trong quá trình phát triển các KCN ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và trên cả nước nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các khu công nghiệp đến phát triển bền vững nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)