Tiềm năng về kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhóm chất lượng trong việc nâng cao hiệu quả áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 90012000 ở các cơ quan hành chính Nhà nước (Trang 32 - 34)

ISO 9001 :2000

2.1 Vài nét về tỉnh Tây Ninh và bộ máy hành chính nhà nƣớc

2.1.2 Tiềm năng về kinh tế

Cơ cấu kinh tế (theo giá so sánh 94) chuyển dịch nhanh, đúng hƣớng qua các năm, thời kỳ: Năm 1976 nông nông lâm thủy sản chiếm tỷ trọng 89%; công nghiệp xây dựng 2% và dịch vụ 9%. Đến năm 2002 tỷ trọng tƣơng ứng là 46,88%; 21,02% và 32,09%, Năm 2003 tỷ trọng tƣơng ứng là: 42,33%; 25,56%; 32,11%, năm 2004 tỷ trọng tƣơng ứng là: 40,45%; 25,06%; 34,49%; năm 2005 tỷ trọng tƣơng ứng là: 38,25%; 25,14%; 36,61%; năm 2006 tỷ trọng tƣơng ứng là: 35,12%; 25,62%; 39,25% và năm 2007 tỷ trọng tƣơng ứng là: 32,19%; 26,33%; 41,48%.

6 Tham khảo tại http://tayninh.gov.vn/3cms/?cmd=130&art=1156132239274&cat=1135667497899, truy cập ngày 16/10/2010

Đến nay các ngành kinh tế mũi nhọn phát triển không ngừng và ổn định, ngành nông nghiệp đã quy hoạch các vùng cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày ổn định nhƣ: vùng chuyên canh mía: 33.007ha, vùng chuyên canh cây mì: 44.519ha, vùng chuyên canh cao su là: 60.671ha, vùng chuyên canh cây đậu phộng: 21.276ha điều này đã tạo đƣợc nguồn nguyên liệu chủ động cho công nghiệp chế biến xuất khẩu. Đi đôi với phát triển trồng trọt, ngành chăn nuôi có bƣớc phát triển khá, đã tạo nhiều giống vật nuôi có năng suất cao đƣa vào sản xuất đại trà, từng bƣớc đƣa ngành chăn nuôi chiếm một tỷ lệ tƣơng xứng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của Tây Ninh.

Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngày càng phát triển vững chắc đã xây dựng đƣợc hệ thống các nhà máy chế biến nông sản tại các vùng chuyên canh nhƣ: các nhà máy đƣờng, các nhà máy chế biến bột củ mì, các nhà máy chế biến mủ cao su, từng bƣớc xây dựng các khu công nghiệp trong tỉnh. Hạt nhân công nghiệp của tỉnh là các khu công nghiệp tập trung, trong đó khu công nghiệp Trảng Bàng đã thu hút nhiều nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Điều này tạo thế cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh theo kết cấu công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp.

Trong lĩnh vực thƣơng mại và du lịch, đã triển khai các dự án thuộc khu thƣơng mại trong nƣớc và khu thƣơng mại quốc tế tạo điều kiện cho cƣ dân biên giới hai nƣớc trao đổi, buôn bán hàng hóa. Tập trung phát triển khu kinh tế cửa khẩu Mộc bài, các trung tâm thƣơng mại nội địa, các chợ đầu mối, chợ biên giới đồng thời xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát, tiến tới xây dựng các khu công nghiệp Trâm Vàng (Gò Dầu), khu công nghiệp Bến Kéo, cụm công nghiệp Trƣờng Hoà (Hoà Thành), Tân Bình (thị xã), Chà Là (Dƣơng Minh Châu), Thanh Điền (Châu Thành) để thu hút đầu tƣ vào lĩnh vực công nghiệp. Tiếp tục mở rộng giao lƣu buôn bán, tăng cƣờng trao đổi thông tin với Campuchia và Thái Lan bằng nhiều hình thức nhƣ tham quan, hội đàm, đẩy

mạnh việc nghiên cứu xúc tiến đầu tƣ . Xây dựng các Khu kinh tế thành một đầu mối xuất nhập khẩu hàng hóa, kể cả hàng chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất và hàng hóa quá cảnh. Trên cơ sở mở rộng mạng lƣới thƣơng mại, đẩy mạnh các hoạt động du lịch và từng bƣớc xây dựng cơ sở vật chất cho ngành du lịch - dịch vụ, tạo liên kết phát triển các điểm du lịch núi Bà Đen, Ma Thiên Lãnh, Căn cứ TW Cục, hồ Dầu Tiếng, Vƣờn Quốc gia Lò Gò Xa Mát.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhóm chất lượng trong việc nâng cao hiệu quả áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 90012000 ở các cơ quan hành chính Nhà nước (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)