Kết quả khảo sát hoạt động Ban ISO

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhóm chất lượng trong việc nâng cao hiệu quả áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 90012000 ở các cơ quan hành chính Nhà nước (Trang 41 - 42)

STT Nội dung Điểm

5 Điểm 4 Điểm 3 Điểm 2

1 Sự tham gia của Ban ISO vào hoạt động

chất lƣợng của tổ chức 23,1% 42,3% 34,6%

2 Tổ chức họp định kỳ Ban ISO để nâng cao

hiệu quả áp dụng HTQLCL 38,5% 34,6% 26,9% 3 Ban ISO thƣờng xuyên tìm kiếm các cơ

hội để cải tiến 3,8% 42,3% 42,3% 11,5%

4 Thực hiện các công cụ để cải tiến chất

lƣợng 3,8% 38,5% 46,2% 11,5%

5 Hiệu quả hoạt động của Ban ISO đối với

HTQLCL 30,8% 46,2% 23,1%

Nguồn : Tác giả tính toán từ kết quả khảo sát

Thực chất hoạt động của Ban ISO trong cơ quan hành chính nhà nƣớc hoạt động theo nguyên tắc của một nhóm chất lƣợng. Ban ISO do đại diện lãnh đạo điều hành và dẫn dắt, tổ chức họp nhóm theo định kỳ 1 tháng/lần. Qua kết quả khảo sát cho thấy các đánh giá tập trung vào mức 3, là mức trung bình chấp nhận đƣợc chứ chƣa phải là kết quả hài lòng hoàn toàn, chẳng hạn nhƣ thực hiện các công cụ cải tiến để cải tiến chất lƣợng ở mức 46,2%; Ban ISO tìm kiếm các cơ hội để cải tiến 42,3%; Tổ chức họp định kỳ để nâng cao hiệu quả áp dụng hệ thống quản lý mức 34,6%...Một điểm cần lƣu ý là sự tham gia vào hoạt động chất lƣợng của tổ chức còn ở mức tƣơng đối, vẫn còn 34,6% đơn vị đƣợc khảo sát cho rằng việc tham gia còn ở mức trung bình, chƣa thể hiện vai trò tiên phong trong hoạt động chất lƣợng của đơn vị.

Từ kết quả khảo sát nêu trên, cho thấy việc áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại một số cơ quan HCNN đã mang lại một số hiệu quả ban đầu đƣợc nhận thấy nhƣ sau:

Xây dựng và thực hiện các quy trình tác nghiệp, giúp Thủ trƣởng cơ quan và CBCC nắm vững và chủ động hơn quy trình xử lý công việc theo quá trình: trình tự, ranh giới trách nhiệm trong nội bộ cơ quan và giữa cơ quan với các cơ quan có liên quan khác, căn cứ pháp lý phải tuân thủ ở từng bƣớc công việc, thời gian khống chế do luật định.

Kiểm soát tài liệu bên ngoài (nhất là các văn bản qui phạm pháp luật liên quan tới xử lí công việc hàng ngày) và hồ sơ tƣơng ứng với từng sự việc, loại công việc. Tình trạng tài liệu không đƣợc cập nhật hay sắp xếp, lƣu giữ, mất thời gian tìm kiếm khá phổ biến trƣớc đây đã đƣợc khắc phục đáng kể. Đây là hiệu quả rõ rệt, thiết thực, tạo điều kiện nâng cao trách nhiệm và kỹ năng xử lý công việc của CBCC.

Việc thực hiện tốt các quy trình đã phục vụ thiết thực cho cơ chế “một cửa” trong vấn đề tiếp nhận và giải quyết yêu cầu của các tổ chức và công dân. Hình thành những yếu tố hỗ trợ đáng kể cho việc công khai, minh bạch hóa qui trình, thủ tục giải quyết công việc theo yêu cầu của các tổ chức và công dân, cải thiện đáng kể quan hệ giữa hai bên qua giải quyết công việc nhanh hơn và thái độ thân thiện hơn.

Tuy nhiên, đây là một công việc cần phải có sự phối hợp từ các phòng ban thì mới mang lại hiệu quả nhất định. Đa số các cơ quan HCNN sau một thời gian áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000 thì vẫn còn tồn tại một số vấn đề thông qua kết quả khảo sát nhƣ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhóm chất lượng trong việc nâng cao hiệu quả áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 90012000 ở các cơ quan hành chính Nhà nước (Trang 41 - 42)