Đánh giá kết quả thực hiện theo tam giác chiến lƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhóm chất lượng trong việc nâng cao hiệu quả áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 90012000 ở các cơ quan hành chính Nhà nước (Trang 45 - 50)

ISO 9001 :2000

2.3 Đánh giá kết quả thực hiện theo tam giác chiến lƣợc

Mô hình tam giác chiến lƣợc dành cho các nhà quản lý công của chính phủ đƣợc phát triển tại trƣờng Quản lý Nhà nƣớc Kennedy (Đại học Harvard – Mỹ) tập trung vào các yếu tố chủ yếu cần đƣợc thực hiện (Heymann, 1987; Moore, 1995). Ba yếu tố khác nhau này đƣợc thể hiện trong hình 2.2 nhƣ những vấn đề trong một tam giác là giá trị (value), ủng hộ (support) và năng lực (capacity).

Để một tổ chức khu vực công thành công trong việc tạo ra giá trị, những ngƣời lãnh đạo tổ chức phải có một tuyên bố về giá trị hay mục đích mà tổ chức đang theo đuổi. Bảng 2.8 là bảng so sánh giá trị, năng lực và sự ủng hộ của chƣơng trình ISO.

Bảng 2.8 Tam giác chiến lƣợc của chƣơng trình ISO

Chƣơng trình/ Tam

giác chiến lƣợc Chƣơng trình ISO

Giá trị

- Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ từ đầu vào đến đầu ra tại một địa điểm.

- Thiết lập và tuân thủ đúng quy trình giải quyết hồ sơ hƣớng đến sự hài lòng khách hàng.

- Có đánh giá giám sát từ bên thứ ba.

Năng lực

- Sự hiểu biết về ISO của đội ngũ CBCC còn hạn chế. - Sự am hiểu về cơ quan hành chính nhà nƣớc của cơ quan tƣ vấn chƣa cao.

- Vai trò và năng lực của nhóm chất lƣợng chƣa đáp ứng yêu cầu nòng cốt

Ủng hộ

- Đƣợc sự ủng hộ về chủ trƣơng từ lãnh đạo chính quyền và các cơ quan chuyên môn.

- Không có sự ủng hộ của ngƣời thừa hành là đội ngũ CBCC.

- Độ tin cậy về kết quả thực hiện chƣa rõ nét. Nguồn : Tác giả phân tích tổng hợp

Căn cứ vào mô hình và bảng đánh giá trên, nhận thấy một số vấn đề sau:

Thứ nhất, xem xét trên khía cạnh giá trị thì chương trình ISO trên còn triển khai rời rạc, chưa thể hiện sự kết nối giữa các ngành các cấp vì một mục tiêu chung và cùng tạo ra giá trị công. Giá trị mà chƣơng trình ISO này thật sự mang lại là một chu trình khép kín của quá trình cung cấp dịch vụ công theo trình tự từ đầu vào đến đầu ra; thiết lập và tuân thủ đúng quy trình giải quyết hồ sơ hƣớng đến sự hài lòng khách hàng; tăng khả năng tiếp cận và minh bạch hóa thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia. Các cơ quan thực hiện đã không thấu hiểu hết ý nghĩa nên không có động cơ kết nối nhau để cùng tạo thêm giá trị công mà chỉ đơn thuần tuân thủ mệnh lệnh cấp trên, chính quyền địa phƣơng tuân thủ cơ quan trung ƣơng, cơ quan quản lý nhà nƣớc địa phƣơng tuân thủ mệnh lệnh của UBND tỉnh, nên dễ hiểu xảy ra hiện tƣợng mạnh ai nấy làm mà không vì đáp ứng yêu cầu khách hàng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà.

Mặt khác, nguồn lực của các cơ quan nhà nƣớc không bị kéo căng, những mục tiêu và yêu cầu thay đổi của việc áp dụng chƣơng trình ISO không mang tính cấp bách và sống còn nên sứ mệnh, giá trị mà chƣơng trình đem lại không đƣợc rõ nét. Điều này dẫn đến việc áp dụng còn nặng tính hành chính và đối phó.

Việc giám sát và đánh giá hiệu quả là điều hết sức khó khăn do khi đƣa vào thực hiện, chính quyền tỉnh đã không đặt ra các mục tiêu cụ thể và có thể đo lƣờng đƣợc. Chƣơng trình áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001 : 2000 có

sự tham gia đánh giá của bên thứ ba nhƣng do không có mục tiêu rõ ràng dẫn đến việc áp dụng còn máy móc và nặng tính hành chính mà không đem lại hiệu quả thật sự, giảm thời gian giải quyết hay đảm bảo chất lƣợng các văn bản ban hành giải quyết

Thứ hai, năng lực cán bộ lãnh đạo và đội ngũ CBCC còn hạn chế. Đội ngũ CBCC là những ngƣời có biên chế nhà nƣớc, với chế độ làm việc suốt đời, ít khi bị đuổi việc trừ khi vi phạm quy định nghiêm trọng. Do đó, họ ít có động cơ nâng cao năng lực của mình để thích nghi với những sự thay đổi và phát triển. Khi thực hiện cải cách, đội ngũ CBCC này không đƣợc chuẩn bị tốt nên việc vận hành một cách máy móc, cũng có khi cố tình hiểu sai để trục lợi là việc có thể nhìn thấy trƣớc.

Thứ ba, vai trò của nhóm chất lượng chưa được phát huy. Đa phần các CBCC trong nhóm chất lƣợng (Ban ISO) chƣa đƣợc chuẩn bị kỹ lƣỡng về kỹ năng chuyên môn. Họ là đội ngũ CBCC thực hiện công việc chuyên môn, hoạt động theo chế độ một thủ trƣởng mà chƣa có khái niệm cùng nhau làm việc, cùng nâng cao giá trị và hiệu quả công việc của mình thông qua kết hợp và cải tiến từ các phòng ban khác. Mặt khác, ban ISO cũng chƣa có kinh nghiệm trong lĩnh vực chất lƣợng, không hiểu rõ cách vận hành của một cơ quan theo chu trình chất lƣợng do đó vai trò của nhóm chất lƣợng đã không đƣợc thể hiện rõ nét. Thêm vào đó, khi thực hiện theo ISO 9001:2000, Ban ISO đã không nhận đƣợc quyền lợi vật chất tƣơng ứng với công sức bỏ ra mà đa phần là công việc kiêm nhiệm lại đòi hỏi trách nhiệm lớn, nên yêu cầu phát huy hết vai trò và chức năng nhiệm vụ của nhóm chất lƣợng không phải là điều dễ thực hiện trong ngắn hạn.

Thứ tư, sự ủng hộ từ các đối tượng có liên quan. Sự ủng hộ từ lãnh đạo chính quyền, đội ngũ CBCC, công dân sử dụng dịch vụ công, cơ quan cấp

ngân sách thực hiện, các cơ quan đoàn thể, đại biểu HĐND và cơ quan giám sát khác..

Sự ủng hộ từ lãnh đạo chính quyền ngoài nguồn lực thực hiện còn phải có hình thức kiểm tra, giám sát phù hợp đối với các cơ quan thực hiện CCHC. Ban CCHC trƣớc kia đƣợc tổ chức theo hình thức kiêm nhiệm do lãnh đạo của một số sở ngành đảm nhiệm, định kỳ thì tham gia họp, thảo luận một số vấn đề mang tính chủ trƣơng chung. Quá trình tổ chức thực hiện thì do một số chuyên viên chịu trách nhiệm với thẩm quyền hạn chế và nguồn nhân lực khiêm tốn, việc gắn kết với các cơ quan thực hiện thông qua các hình thức nhƣ cùng bàn bạc để tìm ra cách thức triển khai hiệu quả, kiểm tra giám sát..là điều không tƣởng.

Cuối cùng, sự ủng hộ của ngƣời thừa hành, đội ngũ CBCC là hết sức quan trọng, vì nếu họ thấu hiểu và quyết tâm sẽ đóng góp phần lớn vào sự thành công của bất kỳ chƣơng trình cải cách nào. Trong trƣờng hợp này, CBCC đã không đƣợc truyền đạt và hiểu hết ý nghĩa của việc tạo ra giá trị công nên việc vận hành còn nặng tính máy móc. Mặt khác, từ sự cải cách này quyền lợi của họ có thể bị suy giảm nên việc cố tình làm sai quy trình và gây phiền hà cho dân là điều dễ nhìn thấy.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG HTQLCL THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001 : 2000 VÀO CƠ QUAN

HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC

Quá trình thực hiện CCHC tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2006 – 2010 đã đạt đƣợc một số kết quả đáng khích lệ. Việc cải cách thủ tục hành chính qua việc áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 đạt đƣợc một số mục tiêu CCHC ban đầu mà chính quyền tỉnh Tây Ninh đặt ra nhƣ giảm bớt thời gian giải quyết hồ sơ, minh bạch hóa các quy trình giải quyết tại trụ sở và trên cơ sở dữ liệu quốc gia. Nhƣng vẫn còn tồn tại những phiền hà về thủ tục, những tốn kém về phụ phí, những điểm không rành mạch về quyền hạn, trách nhiệm và thời gian giải quyết công việc còn chậm đã tạo ra những rào cản không nhỏ đối với hoạt động kinh doanh và đời sống của nhân dân. Trên cơ sở kết quả ban đầu, các hạn chế khó khăn trong áp dụng HTQLCL theo ISO 9001:2000 vào cơ quan HCNN và định hƣớng CCHC giai đoạn sắp tới của tỉnh Tây Ninh tiếp tục tập trung vào các vấn đề: cải cách thủ tục hành chính, cải cách tổ chức bộ máy, cải cách công vụ và chính phủ điện tử (theo tinh thần công văn số 577/UBND-THNC ngày 18/3/2010 của UBND tỉnh Tây Ninh chỉ đạo Tổng kết thực hiện Chƣơng trình tổng thể CCHC giai đoạn 2001 – 2010 và Quyết định số 118/2009/QĐ-TTg ngày 30/9/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nƣớc), một số giải pháp đƣợc đề xuất và áp dụng:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhóm chất lượng trong việc nâng cao hiệu quả áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 90012000 ở các cơ quan hành chính Nhà nước (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)