Đạo người quân tử: thực chất, mục đích và phương thức thực hành nó

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng về lẽ sống của người quân tử trong Tứ thư (Trang 30 - 41)

1.3. Quan niệm về người quân tử trong Tứ thư

1.3.2. Đạo người quân tử: thực chất, mục đích và phương thức thực hành nó

hành nó

Người quân tử là người có phẩm chất và năng lực hoàn thiện. Để có thể trở thành người quân tử, điều cốt lõi và cơ bản là phải có được đạo quân tử. Vậy đạo quân tử là gì ?

Khổng Tử muốn xây dựng mẫu người quân tử thực hành, vì vậy ông đã chuyển hóa đạo Trung dung ra thành đức hạnh, thành hành vi. Đây chính là sự giải thích đạo người quân tử ra thành những phẩm chất đạo đức cụ thể, để hướng con người vào quá trình hoạt động xã hội, nên đạo quân tử được biểu hiện thông qua những việc làm cụ thể. Với nghĩa đó, đạo là sửa mình, là con đường lành mà mình phải theo, là tính lành mà mình phải thi hành theo đạo Trung dung. Khổng Tử nói: “Trung dung quả là một đức tính, rất mực tốt đẹp!” [18, tr.339]. Đạo đức là noi theo tính lành tự nhiên hợp với mệnh trời, nên “người ta có thể mở rộng nền đạo đức ở nơi mình [11, tr.251] và “thành thật là đạo của trời, tu tập để trở nên thành thật là đạo của người vậy” [18, tr.141].

Liên quan đến vấn đề tư tưởng về lẽ sống của người quân tử, không thể

không nói đến điểm nổi bật, rất quan trọng và quán xuyến trong Tứ thư, đó là

tư tưởng về “đạo”. Từ “đạo” được sử dụng rất đa nghĩa. Đạo là “con đường”, “đường lối” nói chung, nhưng cũng có thể là quy luật, phương pháp, quy tắc và được phân chia thành đạo trời, đạo người; trong đạo người lại bao gồm nhiều đạo, như đạo thiên tử, thánh nhân, quân tử, đạo cai trị,… Bàn về đạo, không thể không nhắc đến học thuyết Đạo gia mà tư tưởng khởi thủy về đạo

đã gắn liền với Lão Tử. Theo Lão Tử: ““Đạo” có gì mà khó hiểu, rất dễ hiểu. “Đạo” không gì khác ngoài nghĩa là con đường mà chúng ta thường ngày đi qua. Con đường giúp cho con người đi lại, có thể đến bất cứ nơi nào khắp bốn phương tám hướng. Từ đó suy ra “đạo” là đạo lý dẫn đường”[theo Trần Chí Lương, 36, tr.74 - 75]. Xem xét về các hình thức của đạo, Lão Tử cho rằng có đủ các loại các dạng “đạo”, như đạo dùng binh, đạo dùng người, đạo khoa học, đạo kinh doanh, đạo học vấn, thậm chí cả đạo trộm cướp,… Và đạo cai trị mà chúng tôi xem xét dưới đây cũng là một dạng đạo như vậy.

Đạo có nội dung rất rộng, đạo vừa huyền diệu, tinh vi, bao quát toàn bộ vũ trụ, lại vừa hiển hiện, sinh động và có khi rất đơn giản trong đời sống con người. Tuy nhiên, trong giới hạn của vấn đề nghiên cứu này chúng tôi không đi vào giải thích đạo là gì, xem xét toàn bộ nội dung, các tính chất, khía cạnh của đạo mà chỉ tập trung bàn luận, giải mã đạo của người quân tử (đạo cai trị) nhằm mục đích lý giải, làm sáng tỏ cho tư tưởng về lẽ sống của người quân tử mà chúng tôi sẽ bàn trong nội dung chương hai.

Đạo quân tử (đạo cai trị) được nói đến trong Tứ thư trước hết và căn

bản không phải là thứ đạo cai trị nói chung, vì con đường (đường lối) cai trị của một vị vua hay của bất kì vị quan nha nào cũng đều được xem là đạo cai trị. Điều Khổng Tử, Mạnh Tử quan tâm chủ yếu ở đây là về đạo của vua Nghiêu, vua Thuấn, của Chu công hay Văn vương, đó là đạo của “các vị thánh” và tất cả các đạo ấy đều được xem là một, giống “như hai mảnh của một chiếc thẻ tre khớp nhau vậy” [18, tr.1058]. Khổng Tử không chỉ noi theo đạo ấy, mà còn “làm sáng rõ phép tắc của Văn vương, Vũ vương”. Đạo này như lời xác nhận của học trò Khổng Tử là Nhan Uyên: “(Đạo của phu tử) càng trông lên càng thấy cao, càng gắng công dùi mài càng thấy kiên cố, nhìn xem như thể ở ngay trước mặt, bỗng chốc lại ở phía sau. Phu tử cứ tuần tự mà chỉ bảo cho người, rất khéo. Người mở rộng (kiến thức) cho ta nhờ văn

chương, ước thúc ta nhờ lễ. Ta muốn thôi, cũng không được, ta dốc hết sức lực vào (việc học) mà thấy dường như có vật gì sừng sững chặn trước mặt, dẫu muốn theo (đạo) tới cùng, cũng không thể theo nổi” [18, tr.404]. Mạnh Tử cũng nói rằng, “hễ không phải đạo vua Nghiêu, vua Thuấn, tôi chẳng dám trình bầy trước mặt vua” [18, tr.879]. Cho nên, thực chất của đạo cai trị được

nói đến ở đây là đạo cai trị của quân tử - thánh nhân, vua thiên tử.

Người quân tử theo quan niệm của Khổng Tử và các học trò của ông

chính là mẫu người cai trị nhân chính để đem lại thái bình thịnh trị cho

thiên hạ. Vì vậy, đạo của người quân tử không gì khác ngoài con đường đạt

đến mục đích trên. Tuy nhiên, để đạt được mục đích làm cho thiên hạ thái

bình thịnh trị thì người quân tử cần phải có những phương thức để thực

hành đạo mà theo Khổng Tử, Mạnh Tử thì phương thức đó là phải trung

dung, phải tu thân,…

Đối với việc hiểu đạo trời, Tứ thư cho thấy nội dung và ý nghĩa lớn lao

của sự hiểu biết đạo Trung dung (trung hòa hay trung thứ). Sách Trung Dung

viết: “Không thiên lệch gọi là trung, không thay đổi gọi là dung. Trung là chính đạo của thiên hạ, dung là định lý của thiên hạ”. “(Đạo trung dung) mở rộng ra thì phổ cập khắp vũ trụ, gom về thì lui vào chỗ kín đáo… Người nào khéo đọc biết suy ngẫm, chiêm nghiệm, sẽ độc được điều tâm đắc, đem sử dụng suốt đời chẳng hết vậy” [18, tr.82- 83] và: “Trung là gốc lớn của thiên hạ, hòa là đạo thông suốt của thiên hạ. Trung hòa mà đạt đến mức cùng tột, thì trời đất yên vị, vạn vật sinh sôi nẩy nở vậy”[18, tr.85]. Những đoạn vừa nêu trên cho thấy việc hiểu đạo trung dung như thế là nắm được quá trình bên trong, tất yếu của vũ trụ và vì thế, con người có thể tìm được đường đi của mình phù hợp với quy luật của vũ trụ, ở giữ trời đất để trung dung, không ngả nghiêng, thiên lệch ngay từ “tâm” của mình. Nhờ hiểu đạo trung dung như thế nên “người quân tử giữ trung dung, kể tiểu nhân trái với trung dung. Quân tử

giữ trung dung có nghĩa là người quân tử luôn luôn giữ tâm ở bậc trung. Tiểu nhân trái với trung dung có nghĩa là kẻ tiểu nhân chẳng kiêng dè, sợ hãi điều gì [18, tr.90]. Vậy có thể thấy, một khi người quân tử hiểu được đạo trời, trước hết là đạo trung dung, tức là nắm được các quy luật vận hành phổ biến của vũ trụ, thì từ đó người ấy sẽ hiểu được đạo của mình, nhất là đạo cai trị, để luôn trung thành và thực hiện đến cùng đạo ấy. Con đường này như đã được vạch ra: “Sự vật được nghiên cứu kỹ thì sau sự hiểu biết mới tới. Hiểu biết thấu đáo thì sau ý nghĩ mới thành thật. Ý nghĩ thành thật thì sau tâm mới ngay thẳng. Tâm ngay thẳng thì sau bản thân mới tu sửa. Thân tu sửa thì sau nhà mới ngăn nắp. Nhà ngăn nắp thì sau nước mới trị an. Nước trị an thì sau thiên hạ mới thái bình” [18, tr.17 - 18]. Đây là câu trả lời rất sáng rõ

trong Tứ thư, rằng nhận thức của người quân tử phải hướng đến mục tiêu

cao nhất của việc thực hành đạo cai trị là làm cho thiên hạ thái bình thịnh trị

(“bình thiên hạ”).

Đạo của Khổng Tử ít nói đến “thiên đạo” mà nói nhiều đến “nhân đạo”. Đạo tức là nhân, nhân tức là đạo. Khổng Tử dạy cho Tăng Tử chữ “nhân” mà gánh đỡ được toàn thể chữ “Đạo”; nhân đó Tăng Tử đã giải thích cho bạn học của ông rằng: “Đạo của thầy chỉ tóm tắt ở một điều “trung thứ” mà thôi” [18, tr.277].

“Trung” là thật lòng đối với mọi người, bản thân mình có một yêu cầu gì đó, thì đều nghĩ rằng người khác cũng có yêu cầu đó, khi bản thân mình thỏa mãn yêu cầu ấy thì cũng làm cho người khác được thỏa mãn yêu cầu như vậy. Như thế là “mình muốn thụ lập mà thụ lập người khác, mình muốn đạt mà làm cho người khác đạt”. Còn “thứ” là suy lòng ta ra lòng người để dễ dàng tha thứ. Nếu ta không muốn người khác đối đãi với ta như thế nào đó, thì ta cũng không đối đãi với người khác như vậy. Tức là cái gì mình không muốn thì đừng làm cho kẻ khác như vậy. Tóm lại, “trung thứ” là thật lòng

thương yêu để thể tất cho người, đó chính là đạo nhân hay phương pháp làm điều nhân.

Khi nói về người quân tử phải biết các nghĩa vụ thuộc về “ngũ luân”, là năm mối lớn định cách cư xử của người ta với nhau trong xã hội, thì Tử Tư cũng coi năm nghĩa vụ ấy là năm đạo lớn, năm đạo lớn ấy chính là “ngũ luân”: đạo vua tôi, đạo cha con, đạo chồng vợ, đạo anh em, đạo bạn bè.

Trong đạo quân tử, Khổng Tử chia ra làm hai phần: phần học đạo và phần tu thân hành đạo, chính ông nói phần tu thân hành đạo giữ cho được mức trung dung “là cái đức hạnh tốt cực điểm” mới là điều khó, còn về phần học chữ nghĩa và lục nghệ (lễ, nhạc, xạ, ngự, thư, số) thì nhiều người có khả năng tinh thông và nhớ kỹ.

Theo Khổng Tử, học đạo thì khó, nhưng đạo không ở xa chúng ta, không ở ngoài chúng ta. Vì vậy, theo ông cái bản tính, cái tâm của mỗi người vốn là nhân, là đạo rồi. Để khẳng định điều này, ông đã tự hỏi mình rồi lại tự trả lời mình rằng “ điều nhân ở xa ta hay sao? Nếu ta muốn điều nhân, điều nhân đó tự đến với ta” [18, tr.366]. Như vậy, đạo không phải là xa người, mà ở ngay trong người vậy. Nếu đặt ra đạo mà cách xa với người đời, thì không còn là đạo nữa. Đạo phục vụ cho chính ngay bản thân con người chứ không phải cho một thế lực nào khác. Đạo quân tử là đạo phổ thông, người ta ai cũng có thể tới được. Đạo không phải là cái gì đó cao siêu, tách rời con người, mà đạo là đạo người, đạo vì con người và vì xã hội.

Cái công phu thi hành đạo đức là gốc của đạo quân tử, cần phải kiên gan, phải bền chí, phải can đảm nữa, phàm người có chí đều có thể làm được. Vì lẽ đó mà: “Biết học đạo chưa bằng ham thích đạo, ham thích đạo chưa bằng vui với đạo” [18, tr.332]. Người học đạo được gọi là đạt khi con người đưa cái đạo đã học ra vận dụng vào công việc, vào ứng xử với người,… Trong

đạo quân tử, Khổng Tử đã đặt quả cân nặng hơn về phía hành đạo chứ không phải về phía học đạo, mặc dù phải học đạo mới có đạo để mà hành đạo.

Coi trọng vai trò hành đạo, lấy đó làm gốc của đạo quân tử, cho nên bậc quân tử chuyên chú vào việc gốc. Cái gốc được vững tốt, tự nhiên đạo lý bắt từ đó mà sinh ra. Khổng Tử còn quan niệm gốc của đạo xuất phát từ nết hiếu, nết đễ. Ông nói: “Người quân tử chuyên chú vào chỗ gốc, vì gốc đã gây dựng, đạo tự nẩy sinh. Nết hiếu và nết đễ có phải là gốc của việc thi hành đạo nhân đó chăng?” [18, tr.197]. Bởi vì, trong những người có nết hiếu thảo với cha mẹ, nết đễ kính anh chị và người lớn tuổi, ít ai trái nghịch với bề trên. Nết hiếu, nết đễ từ trong gia đình mình được mở rộng ra bên ngoài cho người khác đã trở thành trung với vua, tín với bạn bè. Khi mở rộng hiếu, đễ ra như vậy, và quan niệm chúng là gốc của đạo quân tử thì đạo quân tử có bốn điều: hiếu, đễ, trung, tín.

Mạnh Tử cũng quan niệm đạo không phải là sự bí ẩn cao xa, không phải là điều khó khăn, mà con người không thể đạt được. Tiếp thu tư tưởng của Khổng Tử, Mạnh Tử cho rằng, đạo không phải đi cầu ở nơi xa, nơi khó tìm mới có được, đạo cũng không phải ở bên ngoài mình. Mạnh Tử cũng quan niệm: chính cha mẹ và bậc tôn trưởng, là người rất gần với mình. Thương yêu cha mẹ và tôn kính người tôn trưởng là việc làm rất dễ, cái đạo làm người vốn không ngoài những điều ấy. Bỏ những điều ấy mà đi tìm ở nơi khác thì đã xa lại khó, và trái lại sẽ mất đạo lý ấy đi.

Theo Mạnh Tử, đạo vốn có sẵn trong bản thân mỗi chúng ta. Ông đã đi sâu thêm một bước nữa, coi “bản tính sẵn có nhân nghĩa là hợp với đạo” Đạo làm người là “không làm việc gì không nên làm, không muốn những việc không nên muốn” [20, tr.327], là “tự nhiên thuận theo điều nhân nghĩa mà làm, chứ không có ý làm ra điều nhân nghĩa” [20, tr.29].

Theo Mạnh Tử, đạo có vai trò chỉ huy, dẫn dắt con người trong mọi hoàn cảnh. Ví như, khi thiên hạ có đạo thì đem đạo theo thân mà ra làm quan, trái lại khi thiên hạ vô đạo thì đem thân theo đạo mà lui về ở ẩn. Thân và đạo hòa nhập với nhau cho đến khi chết mà không lìa nhau, chỉ có người theo đạo chứ không có đạo theo người. Người quân tử là người đã cầu và được thành tựu, trở thành hình ảnh tiêu biểu trong suy nghĩ, trong lời nói, hành vi, cử chỉ cũng như trong mọi công việc. Đạo ở trong con người, nhưng muốn có đạo thì phải gắng học tập, tu thân và tự sửa mình. Đạo của người quân tử không phải ở trên trời, không phải ở trong lòng đất, mà ở trong lòng mỗi người. Đạo quân tử gần gũi như vậy, nhưng không phải vì thế mà ai cũng dễ dàng đạt được, không phải ai cũng thành đạt.

Muốn thành đạt được đạo quân tử và giữ được đạo quân tử thì điều quyết định thành công là con người phải biết “tu thân”. Tu thân cũng trở thành là nguồn, là gốc của đạo quân tử, và đồng thời biểu hiện là một phẩm chất đạo đức cao quý của người quân tử. Do vậy, điều cốt yếu thứ nhất của người học đạo là phải tu thân.

Việc cốt yếu đầu tiên của người học đạo chính là việc tu thân. Con đường tu thân đặt ra không phải cho riêng một đối tượng nào, mà nhằm vào tất cả mọi người. Tu thân là nghĩa vụ chung của tất cả mọi người để trở thành người và được mang ý nghĩa xã hội. Kể cả từ thiên tử đến thứ dân đều phải thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ đó. Trước hết mỗi người phải trọn nghĩa vụ ấy rồi sau mới trọn được các nghĩa vụ khác. Người quân tử càng phải chấp hành nghĩa vụ đó hơn ai hết. Để giáo dục mọi người tu thân, Khổng Tử đã nêu ra tấm gương rèn luyện của bản thân mình trong suốt cả cuộc đời như sau: “Hồi mười lăm tuổi ta để tâm trí vào việc học, ba mươi tuổi chí đã kiên định, bốn mươi tuổi không còn ngờ vực, năm mươi tuổi biết mệnh trời, sáu

mươi tuổi nghe gì hiểu nấy, bẩy mươi tuổi dẫu lòng ham muốn điều gì cũng không vượt khuôn phép” [18, tr.216].

“Tu thân” để người ta có thể đạt được đạo người quân tử và giữ được đạo quân tử, kết quả của nó lại gắn liền với “tự sửa mình”. Người quân tử nên lấy lòng kính trọng mà tự sửa mình, từ tâm ý, ngôn ngữ cho tới sự hành động bằng thân thể, đừng cho thất lễ kính. Tự sửa mình là công việc rất khó, phải coi trọng tự sửa mình chứ không phải sửa mình. Việc tự sửa mình phải là công việc thường xuyên, liên tục và trong suốt cuộc đời. Ý thức tự sửa mình là tiền đề ý chí để trở thành người quân tử, người quân tử phải giữ cho ý chí đó của mình được thành thực và ổn định suốt đời.

Khi nói đến sự tu thân của người quân tử, Mạnh Tử đã đưa ra một số quan niệm mới, đó là “không động tâm”. Theo Mạnh Tử, “không động tâm” tức là không thấy sự sợ hãi và nghi hoặc trước những nhiệm vụ lớn lao và chức trách nặng nề. Điều đó chứng tỏ, đạt được “không động tâm”, người quân tử đã rõ về đạo lý và thành lập được đức hạnh. Sở dĩ Mạnh Tử quan tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng về lẽ sống của người quân tử trong Tứ thư (Trang 30 - 41)