Những giá trị và hạn chế của tư tưởng về lẽ sống của người quân tử

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng về lẽ sống của người quân tử trong Tứ thư (Trang 61 - 70)

trong Tứ thư

Từ những nhận thức lý luận về lẽ sống để xem xét lẽ sống của người quân tử, chúng ta thấy trong tư tưởng về lẽ sống của người quân tử có những giá trị , ý nghĩa tích cực và cả những hạn chế của nó.

Về mặt giá trị, ý nghĩa tư tưởng về lẽ sống của người quân tử đã cho

thấy: Thứ nhất, người quân tử là con người mẫu mực về mặt đạo đức, là tấm

gương sáng về mặt nhân cách không chỉ cho các tầng lớp Trung Hoa cổ đại noi theo mà còn có giá trị sâu sắc đối với việc giáo dục con người trong thời

đại ngày nay; Thứ hai, người quân tử là con người luôn lạc quan, không u sầu,

có chí tiến thủ; Thứ ba, người quân tử là người biết sống hòa hợp với người

khác, hòa mình vào xã hội. Ở góc độ như vậy, có thể nói đó là con người có

bản tính xã hội; Thứ tư, người quân tử là người có những nguyên tắc sống,

tính cách, bản lĩnh xứng đáng “làm gương cho thiên hạ đời đời noi theo”. Tóm lại, người quân tử là mẫu người lý tưởng của xã hội Trung Quốc cổ đại, là con người có nhân, có nghĩa, có lễ, có trí, có tín. Mặc dù con người ấy khác với con người thông thái trong triết học phương Tây, con người hiệp sĩ trong triết học Hy Lạp, nhưng trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ tư tưởng về người quân tử và về lẽ sống của người quân tử của Nho giáo có ý nghĩa to lớn, góp phần giáo dục ổn định trật tự xã hội. Những giá trị, ý nghĩa trên đây cũng đã được khẳng định trong thực tiễn lịch sử xã hội Trung Quốc và nhiều nước phương Đông.

Bên cạnh những giá trị, tiến bộ thì trong tư tưởng, quan điểm về lẽ sống

của người quân tử vẫn còn những hạn chế nhất định sau: Thứ nhất, thế giới

quan trong lẽ sống của người quân tử có khuynh hướng thần bí, thể hiện tính chất duy tâm. Nho giáo nói chung và tư tưởng Khổng Mạnh nói riêng đã xây dựng mẫu người quân tử theo mẫu nhà “tiên tri” thấu hiểu được ý trời, biết

được mệnh trời. Mạnh Tử còn cho rằng những phẩm chất của con người cũng do trời phú gọi là “thiên tước” gồm nhân, nghĩa, trung, tín. Đó là con người duy tâm trong tư tưởng, phụ thuộc vào “trời”, “thiên mệnh”, chưa làm chủ được mình, không dám chống lại những đạo luật hà khắc của nhà nước phong kiến cổ đại Trung Quốc, giúp nhân dân đấu tranh giải phóng xã hội, thực hiện

công bằng theo đạo lý; Thứ hai, việc Nho giáo quá đề cao danh diện, quá coi

trọng sự phấn đấu để làm gương là một sai lầm. Bởi vì, một người thực hiên nghĩa vụ do yêu cầu, mệnh lệnh bên trong của nó, thì có thể quên cả danh diện

nhưng nó vẫn đến; Thứ ba, quan điểm quá đề cao “nghĩa”, coi thường “lợi”

trong lẽ sống của người quân tử có phần chưa hợp lý bởi thực chất, cả hai cách xử thế “trọng nghĩa khinh lợi” hay “trọng lợi, coi thường nghĩa” đều bộc lộ những điểm mâu thuẫn, bất hợp lý. Để có thể tồn tại được, người ta không thể không quan tâm đến quyền lợi của mình. Nhưng, nếu người ta quá đề cao nó, tuyệt đối hóa nó, coi lợi ích cá nhân là mục đích, là lẽ sống, là trên hết, thì lại là không đúng, là sa vào chủ nghĩa cá nhân vị kỷ, chỉ biết mình. Chủ nghĩa cá nhân sẽ sản sinh ra lối sống thực dụng như ở các nước tư bản hiện nay. Ngược lại, việc quá đề cao lợi ích xã hội, không quan tâm đến lợi ích cá nhân cũng sẽ dẫn đến những hậu quả tai hại. Nó sẽ làm mất đi một động lực quan trọng của sự phát triển xã hội, đó là sự đáp ứng những nhu cầu, lợi ích chính đáng của cá nhân. Vì vậy, một quan điểm đúng đắn là phải biết hết hợp hài

hòa giữa nghĩa và lợi, không thái quá cũng không bất cập; Thứ tư, tư tưởng

đạo “hành - tàng” trong lẽ sống của người quân tử, lúc nước yên thì ra làm quan, khi nước loạn thì lui về ở ẩn. Tư tưởng này đẻ ra thái độ phòng thân của người quân tử, không muốn liên lụy đến mình, trong khi xã hội đang còn loạn lạc, vô đạo thì tư tưởng ấy càng làm cho xã hội khó khăn và rối ren hơn vì người hiền tài lui về ở ẩn.

Kết luận chương 2

Như vậy, để hiểu được lẽ sống của người quân tử là gì chúng ta cần phải xác định được bản chất lẽ sống của người quân tử và những yếu tố cơ bản cấu thành lẽ sống của người quân tử. Để có thể thực hiện được đạo cai trị nhằm làm cho thiên hạ thái bình thịnh trị, nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc thì người quân tử cần phải xác lập cho mình con đường sống cơ bản đề hướng đến hạnh phúc lớn lao nhất. Con đường đó là phải trung dung, phải tu thân để đạt đến hạnh phúc tột cùng là dựng nên vương nghiệp, có đất rộng, dân đông và quan trọng nhất là được hưởng dân, được lòng dân. Tuy nhiên, để có được điều đó đòi hỏi ở người quân tử phải có những phẩm chất đạo đức như nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Người quân tử phải có bản lĩnh, ý chí để thực hiện đến cùng mục đích của mình.

Vai trò lớn lao của người quân tử là tấm gương về nhiều mặt cho dân chúng noi theo. ‘‘Cho nên người quân tử có điều lo về suốt đời’’, lo làm khuôn phép cho thiên hạ, truyền mãi cho đời sau. Quân tử là mẫu người điển hình và lý tưởng, nên trong xã hội ai ai cũng ngưỡng mộ và không mấy ai là không biết. Bằng những lời nói và hành vi của họ, dân chúng nhìn vào, tự noi theo mà tự sửa lấy mình. Đặc biệt, khi tư tưởng về người quân tử được dạy truyền rộng rãi và được noi theo thì sẽ tạo ra một xã hội có kỷ cương, phép nước sẽ được thực hiện nghiêm chỉnh,… Bởi lẽ người quân tử là người mẫu mực bậc cao, hoàn thiện về nhiều phương diện, không để mất lòng bất cứ ai. Sống trong dân chúng thì họ giữ niềm hòa lạc, tôn trọng con người, nhất là những trang hiền đức. Cư xử với mọi người thì tự mình khiêm tốn, cung kính. Miệng chẳng nói bậy, thân chẳng làm liều, chuyên làm điều nhân nghĩa giúp đỡ mọi người.

Từ tư cách, thái độ, đạo đức, tài năng đến tướng mạo, hành vi, ngôn ngữ đều thể hiện người quân tử là mẫu người toàn thiện, toàn mĩ, xứng đáng

với vai trò trị dân theo đường lối đức trị của Khổng Tử. Tuy nhiên, để đạt đến mẫu người này quả không đơn giản. Ngay cả những học trò suất sắc nhất của Khổng Tử như Nhan Hồi, Tử Cống, Tăng Sâm, Trọng Do, Nhiễm Cầu,… cũng mới chỉ đạt một số tiêu chuẩn nào đó của người quân tử mà thôi. Vì vậy, quan niệm của Nho giáo về người quân tử ít nhiều mang tính chất không tưởng, phi thực tế. Mặc dầu vậy, những quan niệm đó có nhiều điểm đáng lưu tâm, nó thể hiện mục đích giáo dục của Nho giáo là phổ cập những đức tính và phẩm chất của người quân tử cho tất cả mọi người, hướng con người đến cái thiện, đến sự hoàn thiện về nhân cách và phẩm giá. Hơn thế nữa, Nho giáo còn đề xuất phương pháp giáo dục cơ bản nhất là sự nỗ lực rèn luyện, phấn đấu tự sửa mình của mỗi người. Đó cũng là điểm sâu sắc nhất trong học thuyết Nho gia, nó có sức sống lâu bền và ảnh hưởng rất lớn đến lớp lớp thế hệ ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Lẽ sống cao đẹp của người quân tử là tấm gương sáng để giáo dục đạo đức cho thanh niên hiện nay.

KẾT LUẬN

Đạo Khổng thuộc về thực dụng, triết học này không bàn những giáo lý viển vông mà là triết học thực dụng. Bằng hội thoại, hỏi đáp để đưa ra những câu giáo lý dạy người và hướng người vào hành động cụ thể. Khi nghiên cứu

Tứ thư, ta có thể rút ra cái giáo lý cốt yếu của đạo ấy, của triết học ấy là tư

tưởng về người quân tử. Người quân tử là trụ cột của cả nền luân lý triết học của Khổng Tử. Tư tưởng về người quân tử đã khẳng định rằng Khổng Tử muốn đem lại hạnh phúc cho con người ở trên trần gian, nó phục vụ cho chính cuộc sống thực tại của con người và của xã hội, chứ không phải cho cuộc sống của con người sau khi chết. Nó khác hẳn với nhiều thuyết khác, coi hạnh phúc trần gian là không đáng mong ước và cũng chẳng tìm thấy được trong cái thung lũng đầy nước mắt.

Người quân tử trong học thuyết Nho giáo, đấy là mẫu người lý tưởng, mẫu người trong tâm tưởng và mong muốn. Đó chỉ là mẫu người thuần túy của thần trí, xưa nay chưa bao giờ có, mà sau này cũng không bao giờ đạt được. Ở đây chỉ bộc lộ tính cao thượng của Khổng Tử, lòng ham mê đạo đức, thương yêu loài người, muốn cầu cho thiên hạ được hạnh phúc. Cho nên ông đã xây dựng nên mẫu người quân tử này, muốn cho mọi người trong xã hội noi theo mà rèn luyện và hành đạo theo lý tưởng đó. Những câu vấn đáp trong

Tứ thư là thuộc quan niệm về người quân tử, được Khổng - Mạnh thường

giảng để làm gương cho học trò; nó trở thành những câu cách ngôn thâm trầm, có thể liệt vào hạng những câu cách ngôn về đạo làm người tuyệt hay của phương Đông thời cổ. Vì vậy, những câu cách ngôn đó đến nay vẫn là lời khuyên nhủ chân tình, đích đáng, vẫn như lời giáo dục cho con người ngày nay vậy.

Tư tưởng về người quân tử và lẽ sống của người quân tử trong Tứ thư

hoàn thiện phẩm giá và nhân cách, đồng thời phê phán và xa lánh cái xấu, cái ác, cái không hợp với đạo lý con người. Quan niệm này thể hiện rõ đạo làm người của Nho giáo. Mục đích giáo dục của Nho giáo là phổ cập những đức tính và phẩm chất của người quân tử cho tất cả mọi người, để đạt được mục đích ấy, Nho giáo đã đề xuất nhiều biện pháp giáo dục khác nhau, nhưng quan trọng nhất vẫn là sự nỗ lực rèn luyện, phấn đấu của mỗi cá nhân. Chính vì vậy, Khổng Tử và các học trò của ông rất coi trọng việc “tu thân”, tự sửa mình. Tư tưởng về lẽ sống của người quân tử là bài học quý giá, là tấm gương sáng để giáo dục lẽ sống cho thế hệ trẻ ngày nay.

Tư tưởng về lẽ sống của người quân tử có những giá trị mà chúng ta có thể và nên kế thừa, song cũng có những hạn chế nhất định cần phải loại bỏ hay uốn nắn lại. Đó là hạn chế của bản thân Khổng Tử, Mạnh Tử nhưng đồng thời cũng do hạn chế của lịch sử đem lại.

Cuối cùng, xin phép được mượn lời Trần Trọng Kim làm lời cuối của luận văn này: “Người ta sinh hoạt ở đời bao giờ cũng tựa người hành khách, lúc nào cũng thấy hai con đường giao nhau ở trước mặt. Có người biết chọn con đường thằng mà đi thì ung dung và chóng đến nơi, có người thì đi con đường con queo, thành ra vất vả mà không bao giờ đến nơi được. Con đường thẳng là con đường đạo đức nhân nghĩa; con đường cong queo là con đường gian ác quỷ quyệt. Trong hai con đường ấy ta phải chọn lấy một con đường mà đi. Đi con đường thẳng là người quân tử, có nhân cách hoàn toàn; đi con đường cong là người tiểu nhân hèn hạ” [28, tr.74].

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Ngọc Anh (2004), “Nhân” trong Luận ngữ của Khổng Tử, Tạp chí

triết học, Hà Nội, số 2, tr 37 - 41.

2. Nguyễn Thanh Bình (2002), Học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo

và sự thể hiện của nó ở Việt Nam (Từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ

XIX), Luận án tiến sĩ triết học trường ĐHKHXH & NV, ĐHQGHN.

3. Phan Bội Châu (2000), Khổng học đăng, Nxb. Thuận Hóa.

4. Doãn Chính chủ biên (2004), Đại cương lịch sử triết học Trung Quốc,

Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Phạm Văn Chung (2012),Tư tưởng của Lép Tônxtôi về lẽ sống, Tạp chí

khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội, số 4, tr 17 - 24.

6. Phạm Văn Chung (2012), Tập bài giảng đạo đức học, Nxb. Chính trị

quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

7. Phạm Văn Chung (2013), Quan niệm về nhận thức trong tác phẩm Tứ

thư, Tạp chí triết học, Hà Nội, số 11, tr 53- 62.

8. Phạm Văn Chung (2013), Tư tưởng Nho giáo về bản chất con người,

Tạp chí khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội, số 3, tr 44 – 51.

9. Nguyễn Thị Kim Chung (2004), Quân tử - Mẫu người toàn thiện trong

tác phẩm “Luận ngữ”, Luận văn thạc sỹ triết học, Viện triết học.

10. Đoàn Trung Còn dịch (2006), Tứ thư, Nxb. Thuận Hóa.

11. Đoàn Trung Còn dịch (1950), Luận ngữ, Nxb. Trí đức tòng thơ, Sài Gòn.

12. Đoàn Trung Còn dịch (1950), Mạnh tử (Thượng Mạnh Tử), Nxb. Trí

đức tòng thơ, Sài Gòn.

13. Vũ Trọng Dung chủ biên (2005), Giáo trình đạo đức học Mác - Lênin,

Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Thích Mãn Giác (2008), Đạo đức học phương Đông, Nxb. Văn hóa, Sài Gòn.

16. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2000), Giáo trình đạo đức

học. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Cao Xuân Huy (1995), Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn

tham chiếu, Nxb. Văn hóa, Hà Nội.

18. Chu Hy (1998), Tứ thư tập chú, Nguyễn Đức Lân dịch. Nxb. Văn hóa

Thông tin, Hà Nội.

19. Chu Hy (1972), Mạnh Tử - tập thượng (tập 1), Nguyễn Trọng Khôi

dịch. Nxb. Tấn Phát, Sài Gòn.

20. Chu Hy (1972), Mạnh Tử - tập hạ (tập 2), Nguyễn Trọng Khôi dịch.

Nxb. Tấn Phát, Sài Gòn.

21. Francois Jullien (2000), Xác lập cơ sở cho đạo đức, Hoàng Ngọc Hiến

dịch. Nxb. Đà Nẵng

22. Trần Hậu Khiêm (1997), Đạo đức học, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23. Đoàn Văn Khiêm (2001), Lý tưởng đạo đức và việc giáo dục lý tưởng

đạo đức cho thanh niên trong điều kiện hiện nay, Tạp chí triết học, Hà

Nội, số 2.

24. Vũ Khiêu (1995), Nho giáo và đạo đức, Nxb. Khoa học Xã hội, HN.

25. Vũ Khiêu (1996), Nho giáo xưa và nay, Nxb. Khoa học Xã hội, HN.

26. Vũ Khiêu (1997), Nho giáo và gia đình, Nxb. Khoa học Xã hội, HN.

27. Trần Tiến Khôi (2006), Luận ngữ với người quân tử thời hiện đại, Nxb.

Từ điển Bách Khoa

28. Trần Trọng Kim (2003), Nho giáo, Nxb. Văn học, Hà Nội.

29. Phùng Hữu Lan (1999), Đại cương triết học sử Trung Quốc, Nguyễn

Văn Dương dịch. Nxb Thanh niên, Hà Nội.

31. Nguyễn Hiến Lê (chủ dịch và giới thiệu, 1995), Luận ngữ, Nxb. Văn học, Hà Nội.

32. Nguyễn Hiến Lê (1996), Khổng Tử, Nxb. Văn hóa, Hà Nội.

33. Nguyễn Hiến Lê (2007), Kinh Dịch đạo của người quân tử, Nxb. Văn học,

Hà Nội.

34. Vũ Văn Long (2010), Quan niệm của Nho giáo về đạo đức của người

cầm quyền và ý nghĩa của nó trong công tác giáo dục đạo đức cán bộ,

công chức ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ triết học, ĐHQGHN.

35. Nguyễn Xuân Lộc (1994), Tìm hiểu mẫu người quân tử qua hai tác

phẩm “Luận ngữ” và “Mạnh Tử”, Luận văn thạc sỹ triết học, Viện

triết học, Hà Nội.

36. Trần Chí Lương (2010), Đối thoại với tiên triết văn hóa phương Đông

thế kỷ XXI, Nxb. Văn học, Hà Nội.

37. Nguyễn Hữu Lương (1997), Kinh Dịch với vũ trụ quan phương Đông,

Nxb. TP. Hồ Chí Minh.

38. Hà Thúc Minh (2000), Lịch sử triết học Trung Quốc, tập1, Nxb. TP.Hồ

Chí Minh.

39. Nguyễn Thị Nga & Hồ Trọng Hoài (2003), Quan niệm của Nho giáo về

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng về lẽ sống của người quân tử trong Tứ thư (Trang 61 - 70)