CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.7 Phương pháp xác định một số tính chất lý hóa của hệ vi hạt
3.7.1 Xác định hàm lượng polyphenol được tải vào hạt và khả năng tải củahệ vi hạt hệ vi hạt
Hàm lượng polyphenol được tải vào hạt được xác định bằng phương pháp đo quang phổ UV-Vis. Xác định hàm lượng polyphenol
trong dung dịch trước và sau khi được tải vào hệ vi hạt bằng phương pháp
đo quang sau khi phản ứng với thuốc thử Folin-Ciocalteu, ở bước sóng
cực đại 765 nm. Hàm lượng polyphenol tải được (EE%) và khả năng tải của hệ vi hạt (DL%) được tính theo cơng thức (3.3) và (3.4) [10]:
EE% =
Hàm lượng trước khi nạp − Hàm lượng sau khi nạp
Hàm lượng trước khi nạp
DL% =
Tổng hàm lượng polyphenol được tải vào hạt
Khối lượng hạt
3.7.2 Đo kích thước hệ vi hạt
Kích thước hạt trung bình và sự phân bố kích thước hạt (PI) được xác định bằng phương pháp tán xạ ánh sáng động (DLS) sử dụng máy phân tích MicroTrac S3500. Mẫu hạt FMPs và FMPs-WT đơng khơ trước đó được tái phân bố lại trong 5 mL nước DI và phép đo được thực hiện ở 25℃ ở một góc cố định là 90° [143].
3.7.3 Xác định khả năng giải phóng polyphenol của hệ vi hạt
Khả năng giải phóng polyphenol trong vi hạt FMPs-WT được thực hiện bằng phương pháp lắc. Mẫu hạt được phân tán trong 50 mL dung dịch đệm phosphate (pH=7,4) với tốc độ 200 vòng/phút trong thời gian 2,5 giờ. Tại mỗi thời điểm 30, 60, 90, 120, 150, 180, 210, 240 phút, 1 mL mẫu được rút ra và cùng một lượng đệm được thêm vào. Mẫu được ly tâm ở 18 000 vòng/phút trong 5 phút [15, 91]. Hàm lượng polyphenol trong phần dịch sau ly tâm được xác định bằng phương pháp đo quang sau khi phản ứng với thuốc thử Folin-Ciocalteu, ở bước sóng 765 nm. Để xác định hàm lượng polyphenol trong dung dịch đệm phosphate, đường chuẩn được xây dựng trong khoảng nồng độ 2-10 µg/mL, y = ax + b. Cuối cùng, phần trăm tích lũy giải phóng (%T) được tính theo cơng thức (3.5):
C V + V ∑t−1 C
% T =
M0 − ∑1t−1 Mi
41
Trong đó: Ct, Ci: nồng độ của polyphenol được giải phóng tại thời điểm t và i V0: tổng thể tích dung dịch đệm giải phóng (50 mL)
V: thể tích mẫu rút tại mỗi thời điểm (1 mL) M0: lượng polyphenol ban đầu
Mi: tổng lượng polyphenol rút tại thời điểm i
3.7.4 Đánh giá tương tác của hệ vi hạt và các hợp chất trong dịch chiết
Đánh giá sự tương tác giữa fibroin và dịch chiết dựa vào phổ FT-IR của các mẫu FMPs, FMPs-WT và các cao chiết được, phổ thu được bằng máy quang phổ FT/IR 6300 (Jasco-Nhật Bản, dải tần từ 4000 đến 400 cm-1) với phương pháp viên KBr. Các phân tích được thực hiện trong điều kiện lọc khơng khí khơ với bộ mã hóa 256 hình ảnh giao thoa được thu thập ở độ phân giải 4.0 cm-1 [10, 91].
Các mũi tín hiệu amide I và amide II được sử dụng để xác định độ kết tinh của hệ vi hạt. Độ kết tinh sẽ được xác định dựa trên công thức (3.6) và (3.7):
CIIRI = D1626 / (D1626 + D1655) CIIRII = D1525 / (D1525 + D1557)
CIIRI và CIIRII là các giá trị CI được tính tốn từ mật độ quang học của các dải amide đối với amide I và II tương ứng; D1626 và D1525 lần lượt là mật độ quang học của các phần tinh thể fibroin tại các amit I và II, trong khi D1655 và D1557 là mật độ quang học của các phần vơ định hình fibroin tại các amit I và II tương ứng.