Cái tôi buồn, cô đơn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật thơ Lâm Thị Mỹ Dạ (Trang 42 - 48)

CHƢƠNG 1 : HÌNH TƢỢNG CÁI TƠI TRỮ TÌNH

1.2. Cái Tôi cá nhân

1.2.2.1. Cái tôi buồn, cô đơn

Ở giai đoạn đầu, cái tơi trữ tình là một cơ gái trẻ bắt đầu hé mở cánh cửa khu vườn tình yêu với bao hồi hộp, mong chờ và hái trọn lứa quả đầu hạnh phúc. Niềm vui ấy dần tắt trong những tập thơ sau, thay vào đó là những lo âu, khắc khoải và nỗi buồn thường trực. Bạn đọc dễ nhận thấy một điều: cái tơi Mỹ Dạ trong tình yêu luôn tỏ ra mạnh mẽ, kiêu hãnh: “Lòng kiêu hãnh

trong em anh không sao thấy hết/ Nhƣ trời xanh đo mãi khơng cùng!” (Lịng

kiêu hãnh). Với một trái tim nhẫn nại, đầy vị tha, cái tôi ln cố gắng nén lịng mình: “Tự mình phải hiểu mình thơi/ Làm thân con gái một đời/ Buồn lo

lặn vào trong mắt/ Nụ cƣời cứ nở trên môi” (Một thời con gái). Nhưng nỗi

buồn không thể giấu, như mạch nước ngầm lan tỏa khắp miền thơ. Mỹ Dạ từng tâm sự: “Miền quê của thơ tôi là nỗi buồn. Thơ tôi đƣợc cấy trồng trên

nỗi buồn dằng dặc có từ kiếp nào”. Tình yêu chưa trọn, khát vọng không

thành, niềm vui tan biến, chỉ còn nỗi sầu biển khơi tích lại thành gia tài lớn của cái tơi trữ tình: “Em có nỗi buồn nhƣ tro/ Hoang lạnh cả thời thiếu nữ” (Anh đã nhìn thấy em). Nỗi buồn, với nồng độ đậm đặc đã làm chai lì cả xúc

cảm của một cái tôi vốn rất nhạy cảm: “Buồn đến nỗi, nỗi buồn nhƣ chẳng

có” (Buổi sáng trong vườn). Thậm chí, có lúc, cái tơi tưởng như chìm ngỉm

trong nỗi buồn đau tuyệt vọng: “Em chết trong nỗi buồn/ Chết nhƣ từng giọt

sƣơng/ Rơi không thành tiếng”, “Em chết trong nỗi buồn/ Chết lặng thầm âm ỉ đớn đau” (Tặng nỗi buồn riêng). Nỗi buồn đau như một thứ a xít bào mịn

niềm vui, sự tin tưởng và cả lịng ham sống. Có lúc, tưởng như nó đẩy cái tơi đến sát vực thẳm của tuyệt vọng. Cái tơi muốn xóa đi sự tồn tại của mình để trốn chạy nỗi buồn: “Nhiều khi muốn mình nhƣ chiếc bóng/ Tan trong màu

đêm/ Để khơng ai nhận ra/ Mình có mặt trong đời”. Ngay cả những nụ cười

cũng héo hắt: “Biết giấu nụ cƣời đi đâu/ Khi phải cƣời”, “Trời cho em nụ cƣời thật tƣơi/ Ai biết sau nụ cƣời/ Giọt nƣớc mắt đi về đâu” (Tặng nỗi buồn

riêng). Nỗi buồn và sự cơ đơn đồng hành cùng cái tơi trữ tình trong suốt hành trình kiếm tìm tình yêu và hạnh phúc. Chẳng phải sầu muộn vẩn vơ, nỗi buồn của cái tơi trữ tình trong thơ Mỹ Dạ được sinh thành từ cảm giác đơn côi, một mình của người phụ nữ nhiều gặp nhiều đa đoan, bất hạnh, của một trái tim giàu khát vọng lại hay bị thất vọng. Tình u, đó là nơi gặp gỡ, giao hòa của hai tâm hồn, là chốn đồng điệu của hai trái tim. Khi cung đàn tình yêu lạc điệu, thanh âm của nó là cơ đơn và dư âm của nó là nỗi buồn. Ta dễ hiểu vì sao, ngay ở giai đoạn đầu, Mỹ Dạ không chỉ khao khát tình u mà cịn băn khoăn kiếm tìm sự đồng điệu. Cái tơi tỏ ra rất nhạy cảm và chứa đầy sự linh cảm về một sự vênh lệch mơ hồ nào đó giữa hai tâm hồn (Anh đừng khen em,

Anh có tốt khơng). Ngay cả khi tình cảm đơi lứa thắm thiết khơng thể tách rời

tựa như mây- trời, cây- gió, lúa- đất, dẫu biết rằng anh lớn lao, cao cả nhưng vẫn trăn trở một câu hỏi: “Nhƣ lúa hỏi đất/ Anh có tốt khơng?/ Nhƣ cây hỏi

gió/ Anh có tốt khơng?/ Nhƣ mây hỏi trời/ Anh có tốt khơng?/ Trời anh mênh mơng/ Mây em bay lƣợn/ Gió anh bao la/ Cây em ve vuốt/ Đất anh sâu thẳm/ Lúa em cúi đầu/ Nhƣng sao vẫn hỏi/ Day dứt trong lịng/ Anh có tốt khơng?” (Anh có tốt khơng). Nó khác với băn khoăn của người phụ nữ trong thơ Xuân

Quỳnh: “Đốt lịng em câu hỏi/ u em nhiều khơng anh”. Tình yêu đã được khẳng định, cái tôi chỉ cháy lịng nghĩ đến độ sâu, chiều rộng của thứ tình cảm không dễ đo đếm này. Với Mỹ Dạ, dù đã khẳng định sự khăng khít của tình cảm, khơng cịn hồ nghi về người yêu nhưng vẫn day dứt không n một điều duy nhất: “Anh có tốt khơng?”. Bốn câu hỏi được lặp đi lặp lại đầy day dứt, nhức nhối. Không phải là vấn đề đạo đức, nhân cách, mà là chuyện hòa hợp giữa hai tâm hồn, chuyện đồng tình, đồng điệu. Nỗi băn khoăn ấy, cả đời Mỹ

Dạ khơng tìm thấy lời giải đáp. Bởi vậy, cái tôi ôm một khối cô đơn lớn trong suốt hành trình dằng dặc của kiếp người. Dù mải miết kiếm tìm nhưng vẫn khơng thể gặp được tri âm, cái tôi rơi vào tâm trạng u uất của một Bá Nha thiếu vắng Tử Kỳ: “Rƣợu cất trong hồn đã mấy nghìn năm/ Giọt hổ phách

suốt trong lóng lánh/ Đời đua chen mấy ai biết rƣợu/ Thôi đành nâng chén chạm trời xanh” (Rượu), “Trái tim em trong trắng/ Ai nhận ra” (Tặng nỗi

buồn riêng). Cả với anh, người sẽ đồng hành trong suốt cuộc đời, cái tơi cũng khơng thấy gì khác một cảm giác chênh vênh, lạc lõng đến hoang mang. Lạ lẫm, lạc loài trong thế giới của nhau, cái tôi rơi vào tâm thế mất phương hướng: “Trong xứ sở anh/ Em bị lạc/ Xứ sở hiếm hoi niềm vui/ Khơ khắt đến

nao lịng”, “Đến nhƣ anh- ngƣời bạn cùng đƣờng/ Vẫn bƣớc ngoài đời em/

Em lạc cả trong anh/ Lạc khơng tìm ra lối” (Tặng nỗi buồn riêng). Nó gợi ta

nghĩ đến nỗi cơ đơn trong thơ Xn Diệu khi tình cảm lứa đôi đang nồng say, thắm thiết nhất vẫn thấy cách xa hàng thế giới: “Anh là anh, em vẫn cứ là em/

Có thể nào qua vạn lí trƣờng thành/ Của hai thế giới chứa đầy bí mật” (Xa

cách). Bởi thế, nỗi buồn trong thơ Mỹ Dạ được đơm hoa từ sự cô đơn chất ngất của cái tôi khơng thể tìm được nguồn đồng cảm nào khác ngoài mình: “Nhiều khi/ Hát lên một giai điệu/ Rồi khóc/ Còn ai hiểu ta bằng ta/ Còn ai

yêu ta bằng ta/ Nhiều khi/ Hát lên một giai điệu/ Rồi cƣời/ Còn ai ghét ta bằng ta/ Còn ai thƣơng ta bằng ta” (Nhiều khi). Hát để rồi khóc, rồi cười, để

thấu tận cùng sự cơ đơn rợn ngợp, một mình cuồng quay cùng nỗi buồn đau trong vũ trụ của chính mình. Bởi thế, ta hiểu vì sao trong thơ Mỹ Dạ lại đầy ắp cảm giác lẻ loi một mình đến vậy: “Bây giờ chỉ một mình ta/ Một mình ta

với bao la một mình/ Bây giờ chỉ một trái tim/ Một mình tung hứng, một

mình vết thƣơng”, “Một mình lắng, một mình nghe/ Ơ kìa cái cõi-đi-về gang

tay!/ Một mình cho hết đêm nay/ Ta ngồi với chúa ôm đầy nhân gian” (Một

quỳnh một đóa/ Ngƣớc mắt soi nhau/ Buồn vui thấu cả” (Một quỳnh một ta),

“Đêm khuya vắng/ Tắc kè kêu tiếng một/ Ta một mình/ Tiếng một/ Một mình

ta” (Nguyện cầu). Một mình trở thành trạng thái khá phổ biến của cái tơi trữ

tình, chỉ mình soi thấu nỗi cô đơn của chính mình trong đơn độc, đớn đau:

“Nên mãi mãi/ Chỉ có em đối mặt/ Với chính mình/ Đơn độc qng đƣờng xa” (Anh đã nhìn thấy em). Trạng thái cô đơn của cái tơi trữ tình trong thơ

Mỹ Dạ thật mn hình mn vẻ. Một làn hương thoảng ngọt ngào tinh khiết bất chợt gặp trong đêm cũng đánh thức nỗi cô đơn thường trực của cái tơi trữ tình: “Chiếu chăn thấp thoáng cơn mê/ Đầu ta lại gối ấp kề tay ta/ Ƣớc làn

hƣơng ở trong nhà/ Để cơ đơn chẳng cịn là cô đơn” (Đi qua một làn hương).

Thiên nhiên trở thành nơi bám víu duy nhất để cái tơi bầu bạn và xoa dịu cảm giác cô đơn. Mang tâm trạng lẻ loi soi mình vào thiên nhiên, hoa cỏ hiện lên cũng đơn độc như người: “Sao không là hai/ Mà quỳnh chỉ một/ Rƣng rƣng

nỗi lòng/ Ứa ra từ gốc” (Một quỳnh một ta). Sự thương cảm vì thế mà được

nhân lên gấp bội, thương hoa và thương mình để rồi xa xót một ao ước: “Xin

cho một khắc/ Đƣợc hóa làm quỳnh/ Nở cùng đơn độc/ Để đời có đơi”. Mong

được có đơi, dù trong khoảnh khắc để hóa giải nỗi cơ đơn- đó là ước muốn thường trực của cái tơi trữ tình. Có khi, một trị chơi con trẻ cũng làm bừng lên khát khao ấy: “Ƣớc gì cầm đƣợc cơ đơn/ Ném thia lia để hóa buồn thành

vui” (Ném thia lia). Nhưng cơ đơn khơng thành hình, cũng khơng có khối nên

ước vọng mãi chỉ là vô vọng. Cô đơn đã hòa nhập và trở thành một phần của bản thể cái tôi trữ tình trong thơ Mỹ Dạ. Bởi thế, trong quan niệm của mọi người, cô đơn là đau khổ nhưng với cái tơi nữ sĩ: “Cơ đơn thành thói quen mẹ

biết gì đau khổ/ Bao vết thƣơng trái tim sẹo chai lì” (Viết về câu trả lời của

con), “Em tựa vào em đơn độc quen rồi” (Cho anh tựa vào em). Trái tim người phụ nữ ấy đã trở nên chai sạn trước nỗi cô đơn dằng dặc của một kiếp đa đoan. Nhưng có một điều đặc biệt, khi đối diện với khối cô đơn sừng sững,

con người không khỏi yếu đuối, lo sợ. Dù đã có lần cái tơi tự thú nhận về những phút giây yếu đuối rất phụ nữ của mình: “Trái tim mẹ yếu mềm có sẵn/

Can đảm tới đâu cũng phụ nữ thôi mà” (Viết về câu trả lời của con) nhưng

người đọc cũng không khỏi ám ảnh về một Mỹ Dạ đầy mạnh mẽ, kiêu hãnh trong tình yêu. Với nữ sĩ, “phụ nữ phải kiêu hãnh trong tình yêu”. Trong tình yêu, dù lúc tay trong tay hay khi một mình lẻ bóng, cái tôi Mỹ Dạ đều cố gắng tạo một tâm thế tồn tại đầy tự tin và tự chủ cho mình. Đó là thái độ ứng xử của người phụ nữ trước những ám ảnh cô đơn. Không chỉ một lần cái tôi tun ngơn về lịng kiêu hãnh khơng gì chinh phục được của mình: “Tình u

của em anh có thể đo/ Bằng ánh mắt dịu dàng, bằng bàn tay chăm chút/ Nhƣng lòng kiêu hãnh trong em anh không làm sao thấy hết/ Nhƣ trời xanh đo mãi khơng cùng!/ Tình u hỡi nhƣ con chiến mã/ Phi ngang tàng qua vuốt sắc thời gian/ Sẽ có ngày trong bão gió mịt mù/ Con ngựa chết gục đầu vào cát bụi/ Lòng kiêu hãnh vẫn mƣớt xanh nhƣ cỏ/ Dƣới mặt trời càng ánh ỏi thắm tƣơi/ Em muốn lòng kiêu hãnh trong em/ Mãi tƣơi tốt mặc thời gian thách đố” (Lòng kiêu hãnh). Với lịng kiêu hãnh của mình, cái tơi đang thách

thức với thời gian, với tình u cùng những trắc trở của nó. Dường như đó là nguồn sức mạnh nội tại của người phụ nữ để đối diện với sự cô đơn: “Khi em

sống ngang tàng cao thƣợng/ Em thấy mình nhƣ trời xanh/ Cánh chim anh không bao giờ bay hết/ Nhƣng nếu khi em yếu mềm hèn nhát/ Em chỉ là ngọn cỏ dƣới chân anh” (Khơng đề). Khơng ít người cho rằng ý nghĩa tồn tại của

một người phụ nữ chính là ở người đàn ơng họ u. Cũng chính vì thế mà biết bao hệ lụy của ái tình đã bóp nghẹt trái tim người phụ nữ trong đau đớn. Cái tôi Mỹ Dạ trong tình u ln muốn vượt qua cái yếu mềm thiên bẩm của trái tim nữ giới. Giữa hai cách thế sống “ngang tàng cao thƣợng” và “yếu mềm

hèn nhát”, không một chút đắn đo, cái tôi chọn cách ngẩng cao đầu, chọn làm

làm “ngọn cỏ dƣới chân anh”. Cái tôi dịu dàng ấy không ngờ lại thật mạnh mẽ trong tình yêu. Cái tơi ấy chỉ đi tìm ý nghĩa sự tồn tại trong chính bản thể mình, dù phải đối diện với nỗi sầu biển khơi và sự cô đơn chất ngất. Nữ sĩ đã mượn hình tượng cây mận để đối thoại và khẳng định sự kiêu hãnh đầy bản lĩnh của người phụ nữ trong tình u: “Cơ ấy là cây mận của anh/ Cắm rễ vào

đất đai của anh/ Tỏa bóng vào trời xanh của anh/ Em chẳng là cây mận của ai/ Em là cây mận của em/ Bám rễ vào đất đai thẳm sâu là nỗi buồn/ Và trời xanh là lòng kiêu hãnh” (Cây mận của em). Khơng phải ai cũng có được sự

tự tin như thế, một sự tự tin đầy đau đớn. Mạnh mẽ nhưng cũng đơn côi đến ám ảnh tội nghiệp bởi cái tơi chỉ có mình là điểm tựa của chính mình trước mọi bão giơng cuộc đời: “Cuộc đời em đơn thân đến nỗi/ Chƣa bao giờ em

tựa vào anh/ Và vì thế em âm thầm sống/ Tựa vào chính mình trĩu nặng đớn đau”, “Em tựa vào em- đơn độc quen rồi/ Em tựa vào em- gắng vững giữa đời”, “Em chênh vênh đối mặt chính mình/ Nào ai biết, đến anh cùng chẳng biết/ Em quằn mình nhƣ rễ giữa đất im” (Cho anh tựa vào em). Cô đơn là đau

khổ nhưng cô đơn cũng là sức mạnh, sức mạnh để tồn tại, sức mạnh tạo nên bản lĩnh để bao dung vị tha. Đặc biệt ở cái tôi phụ nữ nhân hậu như Mỹ Dạ, nhận về mình tất cả lo toan đau buồn, cái tôi phụ nữ trong thơ bà cứng cỏi vững vàng làm chỗ dựa cho những người thân yêu, cho cả người đàn ông vốn là trụ cột của gia đình: “Nƣớc mắt lặn vào trong cho anh thấy nụ cƣời/ Bệnh

tật lo toan giấu vào đêm trắng/ Em đứng thẳng ngƣời/ Cho anh tựa vào em” (Cho anh tựa vào em). Tư thế “đứng thẳng ngƣời/ Cho anh tựa vào em” khiến

người đọc phải nhìn nhận lại tầm vóc của cái tơi phụ nữ này trong tình u. Kiên cường, mạnh mẽ ngay cả trong những nghịch cảnh trớ trêu! Tình u và lịng bao dung nhân hậu đã khiến cái tôi trở nên lớn lao, cao cả khác thường.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật thơ Lâm Thị Mỹ Dạ (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)