Biểu tƣợng trái tim

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật thơ Lâm Thị Mỹ Dạ (Trang 89 - 91)

CHƢƠNG 2 : HÌNH TƢỢNG THẾ GIỚI

3.1. Hình ảnh và biểu tƣợng

3.1.2.1. Biểu tƣợng trái tim

Trong các tập thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, hình ảnh trái tim xuất hiện khá nhiều. Trong số 44 bài thơ đã có 82 lần hình xuất hiện ảnh trái tim nữ sĩ với những dạng thức rất phong phú: trái tim cỏ xanh của Attila Józef, trái tim nai

thắm đỏ dƣới lần da chó sói của những ngƣời lính Mỹ bị lừa gạt tham chiến, một trái tim sinh nở truyền yêu thƣơng đến muôn đời của ngƣời mẹ nữ sĩ, trái tim kiên tâm ngƣời thợ, trái tim mùa xuân…Nhưng nổi bật hơn tất cả là trái

tim của cái tơi trữ tình, chun chở những khổ đau cùng khát vọng của người đàn bà làm thơ.

Từ ngàn đời nay, cả phương đông và phương tây đều coi trái tim là biểu tượng của tình yêu thiêng liêng và thắm thiết của con người. Biểu tượng này đã đi vào đời sống văn hóa, nghệ thuật tạo tác những hình tượng nghệ thuật cịn mãi với thời gian. Riêng trong thơ ca, những vần thơ yêu hay nhất cũng thường gắn với hình ảnh quen thuộc này. Trong thơ tình Tago, trái tim chính là biểu tượng của tình u đầy bí ẩn, thẳm sâu đến khôn cùng: “Nhƣng em ơi,

trái tim anh lại là tình u/ Nỗi vui sƣớng, khổ đau của nó là vơ biên./ Những địi hỏi và sự giàu sang của nó là trƣờng cửu/ Trái tim anh cũng ở gần em nhƣ chính đời em vậy/ Nhƣng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu” (Bài số 28,

Thơ Dâng). Người Việt chúng ta quen hơn với những vần thơ nồng cháy của Xuân Quỳnh cùng một trái tim hiến dâng đến tận cùng cho tình yêu bất diệt:

“Em trở về đúng nghĩa trái- tim- em/ Là máu thịt đời thƣờng ai chả có/ Sẽ ngừng đập lúc cuộc đời khơng cịn nữa/ Nhƣng biết yêu anh cả khi chết đi

rồi” (Tự hát). Còn trong thơ Mỹ Dạ, biểu tượng trái tim mang một nội hàm

nghĩa rộng hơn. Nó là hình ảnh tượng trưng cho người phụ nữ với những nỗi niềm về thân phận và tình yêu. Nguyễn Thị Thúy Vinh cũng từng cho rằng: “Trong thơ Mỹ Dạ, hình ảnh trái tim thường gắn liền với số phận người phụ nữ đa đoan, bất hạnh”. Nhìn ở một góc độ nào đó, trái tim chính là một trong

những hiện thân của cái tơi trữ tình. Trước hết, trái tim chính là tiếng nói của tâm hồn, trong sáng, dịu dàng, hồn nhiên, đầy nữ tính: “Trái tim em còn trẻ

dại/ Trắng trong” (Tặng nỗi buồn riêng), “Trái tim dịu dàng/ Dịu dàng đến

tận cùng trong suốt” (Tơi thấy mình), “Trái tim khơng gìn giữ/ Cứ đỏ tràn

lên môi” (Hoa đá), “Trái tim dịu dàng, trái tim đằm thắm” (Nói với trái tim).

Qua bao khổ đau, cay đắng vẫn nguyên đầy một sức sống: “Trái tim cỏ xanh

dịu dàng đến nỗi/ Bao khổ đau cũng hoa biếc nõn nà” (Tưởng nhớ Attila

Józef với bài thơ “Trái tim trong trắng”), trải bao thời gian cũng chẳng cỗi già, vẫn nặng sâu tình đời: “Chỉ cịn đây một trái tim/ Trẻ trung nồng ấm của

mình cho ta/ Khơng mệt mỏi, chẳng cỗi già,/ Qua bao tuổi vẫn thiết tha yêu đời” (Tuổi anh). Qua hình ảnh trái tim ấy, người đọc một lần nữa gặp lại cái

tơi trữ tình với tâm hồn biếc xanh, trong sáng, thiết tha tình người, tình đời. Nhưng, cái tơi ấy lại luôn rơi vào bi kịch không được thấu hiểu: “Nào phải chi mình xấu xa/ Trái tim em trong trắng/ Ai nhận ra?” (Tặng nỗi buồn

riêng). Câu hỏi thốt ra đau đớn như chứa đầy nước mắt của nỗi cô độc thẳm sâu và sự tuyệt vọng não nề. Sự vơ tâm, vơ tình của người đời hay là sự lạc điệu của những tâm hồn khơng tìm ra nguồn đồng cảm để trái tim trong trắng mãi rỉ máu cô đơn? Cô đơn không phải là trạng thái nhất thời mà thường trực đến mức trở thành thói quen: “Cơ đơn thành thói quen mẹ biết gì đau khổ/ Bao vết thƣơng trái tim sẹo chai lì” (Viết về câu trả lời của con). Những vết

thương đã thành sẹo chai lì đã chính là dấu ấn của những nỗi đau chất chồng, dằng dặc mà người phụ nữ đã gánh chịu trong cuộc đời. Đó là trái tim đầy thương tổn của cái tôi nữ sĩ trên hành trình kiếm tìm tình yêu và hạnh phúc. Trái tim của người phụ nữ ấy thật đa đoan: “Em là nơi bắt đầu, là nơi kết

thúc/ Nhƣng chẳng bao giờ có biên giới trong em/ Em sinh ra để làm ra, để

chứng kiến/ Và để chứa đựng/ Nỗi buồn, tình thƣơng và hạnh phúc/ Khơng

khơng nóng bức bằng em” (Nói với trái tim). Mênh mông mà thẳm sâu, dữ dội, mãnh liệt mà rất đỗi dịu dàng bao dung, ấy là trái tim, là cái tôi Mỹ Dạ trước cuộc đời và cả trong tình yêu. Thâu gộp trong mình những điều tưởng như mâu thuẫn, trái tim nữ sĩ chính là giao điểm của những con sóng đối nghịch nên có một sức rung chứa lớn lao. Bởi thế, đó chính là nơi nương náu của thứ tình u đầy phức tạp và bí ẩn: “Nhƣ bất ngờ núi lửa/ Đột ngột sao

băng/ Rực rỡ chói lên mạnh mẽ/ Rồi tất cả lại trở về im lặng/ Nỗi im lặng của

trăng non và lá xanh” (Khơng đề). Vơ tình phát hiện ra “trái tim mình nhƣ

dáng lƣỡi cày” người thơ băn khoăn cật vấn chính mình: “Sao em lại mang dáng lƣỡi cày/ Để đau buồn chạm vào em là buốt nhói/ Để tình u chạm vào em là tốt tƣơi”, và trăn trở khơng chỉ một lần: “Ơi, trái tim/ Sao em lại mang dáng lƣỡi cày/ Để suốt đời không bao giờ yên ổn/ Để suốt đời cày lên/ Cày lên/ Đớn đau và hạnh phúc” (Nói với trái tim). Có lẽ chưa có ai từ hình dáng

trái tim lại có liên tưởng độc đáo như Mỹ Dạ. Chính vì với trái tim“mang

dáng lƣỡi cày” nên cả đời người phụ nữ ấy không bao giờ yên ổn. Trạng thái

phổ biến của nó là “buốt nhức”, sự đau đớn triền miên vì yêu, vì giận, vì nhớ, vì khao khát khơng ngi. Nhưng cái tôi nữ sĩ chấp nhận sự thao thức khơng ngủ n đó: “Thì tơi chẳng bao giờ đổi/ Trái tim buốt nhức này/ Lấy một trái

tim bình n khác” (Nói với trái tim). Cái tơi chấp nhận thương tổn để sống

hết mình cho tình yêu. Biểu tượng trái tim là hình ảnh biểu tượng của thân phận người phụ nữ đa đoan nhưng kiên cường với một tình yêu thiết tha với con người và cuộc đời.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật thơ Lâm Thị Mỹ Dạ (Trang 89 - 91)