Thế giới thiên nhiên chiếc nôi tâm hồn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật thơ Lâm Thị Mỹ Dạ (Trang 77 - 80)

CHƢƠNG 2 : HÌNH TƢỢNG THẾ GIỚI

2.2. Ngôi nhà thiên nhiên, nơi trú ngụ của tâm hồn

2.2.2. Thế giới thiên nhiên chiếc nôi tâm hồn

Ngồi chính bản thân mình, cái tơi trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ dường như khơng có nhiều điểm tựa trong đời. Với một cái tơi tràn đầy mẫu tính trong thơ bà, con trẻ thực sự là thiên thần, là niềm hi vọng ngọt ngào nhất và trong cái nhìn của người mẹ chúng luôn ngây thơ, bé dại. Còn Anh- người yêu, người tình, hay người chồng, dù ở tư cách nào, với nữ sĩ đều là những kẻ tuy đồng hành nhưng luôn lạc nẻo trong nhau, những lối nhỏ đồng cảm lại thường là tuyệt lộ. Do vậy, nguồn an ủi, sẻ chia hiếm hoi, ít ỏi với nữ sĩ lại thường là thiên nhiên. Những lúc buồn tủi, cơ đơn nhất, con người thường tìm đến bầu bạn với cỏ cây, hoa lá: “Những lúc lòng buồn khổ/ Ta thƣờng đến bên ngƣời/

Ơi những vòm long não/ Thiên đƣờng xanh của tơi” (Có một đường long

não). Nếu thế giới tình yêu nhiều khi chỉ là một hoang mạc “hiếm hoi niềm

vui, khơ khắt đến nao lịng” thì thiên nhiên trong thơ lâm Thị Mỹ Dạ thực sự

là thiên đường xanh, nơi an bằng, chốn chở che nương náu của tâm hồn. Long não đan vịm xanh, kết mái nhà bình n- nơi cái tơi tìm được chốn nghỉ ngơi giữa đường đời mệt nhọc, đơn côi, hoặc khi thất vọng chán chường trên nẻo đường tìm kiếm một tình u và hạnh phúc đích thưc. Thiên nhiên như người bạn tri âm luôn thấu hiểu và sẻ chia mọi nỗi vui buồn của con người: “Tri âm

nào ai thấu/ Chỉ một vầng trăng xanh” (Hoa đá), “Đêm một mình ta/ Hoa

quỳnh một đóa/ Ngƣớc mặt soi nhau/ Buồn vui thấu cả” (Một quỳnh một ta).

khát vọng sống, phục sinh niềm hi vọng trong tâm hồn thi nhân: “Đêm trắng chạm vào tôi quá đỗi nhân từ”, “Khi kiệt sức đứng tựa vào đêm trắng/ Hi vọng vơi đi phút chốc lại nguyên đầy” (Đêm trắng còn xa). Vũ trụ bao dung

giúp cái tơi vượt thốt những chơng gai, hiểm hóc của thói đời để giữ mãi cái tươi xanh của tâm hồn: “Xin cảm ơn mây trắng/ Cho tơi lịng bao dung/ Xin biết ơn ngàn sao/ Cho hồn nhiên tinh nghịch/ Ánh trăng xanh lạ lùng/ Cho

dịu dàng tinh khiết” (Ngước nhìn trời cao). Soi mình vào thiên nhiên cái tơi

suy ngẫm và học hỏi những lẽ đời giản dị, tự nhiên mà minh triết đến khơng ngờ để vững tin vào chính mình dù biết: “Sống khác mình chẳng dễ/ Sống thật

mình khó sao”. Chỉ có trước thiên nhiên, cái tơi mới cảm nhận được cái bản

thể hồn nhiên ngun sơ của chính mình. Giữa khơng gian nước Nga ngát xanh, chủ thể trữ tình ngỡ ngàng nhận ra: “Và tôi/ Nhƣ một chiếc mầm/ Bật lên sau tuyết/ Ngơ ngẩn nhìn nƣớc Nga”. Hoa lá như một tín sứ dẫn hồn thơ

trở về tuổi xuân đã một đi không trở lại: “Hoa cho tôi thắm lại/ Tuổi xuân

mình đã phai” (Hoa Hà Nội). Từ những hạt cốm hương đồng thơm ngọt lưỡi,

nhân vật trữ tình cũng nhận ra bóng dáng một thuở thơ ngây chỉ cịn trong kí

ức: “Hạt cốm nhƣ gƣơng thần phản chiếu/ Bao mẩu đời bé dại vèo qua…”

(Cốm non). Chỉ trong thế giới thiên nhiên ấy, con người mới tìm được sự bình yên, che chở trong những lúc buồn khổ nhất. Thiên nhiên, vì thế là chốn thiên đường xanh của nhân vật trữ tình trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.

Hình tượng thế giới khơng phải là nét vẽ chủ đạo trong thơ Mỹ Dạ. Hiện thực xã hội chỉ được phác họa đôi nét, đặc biệt là sau chiến tranh thì hầu như vắng bóng. Khơng gian xã hội, khơng gian gia đình…đều nhường chỗ cho thiên nhiên, nơi nương náu của hồn thơ. Nhưng thiên nhiên cũng là hình ảnh phản chiếu cái tơi trữ tình trong thơ Mỹ Dạ. Điều đó cho thấy tư duy thơ

Mỹ Dạ thiên về hướng nội hơn là hướng ngoại. Nhà thơ có xu hướng khai thác sâu cái bản ngã và từ mình để nhìn ra nhân thế.

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ LÂM THỊ MỸ DẠ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật thơ Lâm Thị Mỹ Dạ (Trang 77 - 80)