Cái tôi khao khát hạnh phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật thơ Lâm Thị Mỹ Dạ (Trang 48 - 52)

CHƢƠNG 1 : HÌNH TƢỢNG CÁI TƠI TRỮ TÌNH

1.2. Cái Tôi cá nhân

1.2.2.2. Cái tôi khao khát hạnh phúc

Có thể nói rằng ngọn gió mát của tình u cũng đã thổi qua thơ Mỹ Dạ để cái tôi được nếm trải vị ngọt của những xúc cảm đắm say. Đó là hạnh phúc nồng nàn của những phút giây gặp gỡ sau bao xa cách mong ngóng. Cơ gái ấp ủ một ao ước, một dự định thật lãng mạn, đáng yêu: “Ngồi bên anh yêu dấu/ Đọc những vần thơ yêu” (Những câu thơ). Nhưng đến khi gặp mặt, tất cả kế

hoạch bị xáo trộn, bị thiêu hủy bởi ngọn lửa mãnh liệt của tình yêu: “Nhƣng

đến lúc gặp anh/ Em chẳng còn thuộc nữa/ Cái nhìn anh yêu thƣơng/ Đốt lòng em ngọn lửa/ Và bỗn dƣng em thấy/ Trong mắt anh đắm say/ Những câu thơ run rẩy/ Những câu thơ trốn chạy/ Những câu thơ cháy rồi”. Tình u

khơng bao giờ có kịch bản và khơng ai có thể đạo diễn được. Chính những người trong cuộc cũng không hiểu được ý định của thần ái tình. Có khi cái tơi trữ tình chìm đắm trong niềm hạnh phúc thật giản dị mà thiêng liêng-được người yêu tặng “bánh ngọt dáng trăng tròn”. Xúc động không phải chỉ bởi được nhận quà, một tặng phẩm đáng yêu mà bởi cô gái đã cảm nhận được những nét đẹp tinh tế, sâu sắc trong tâm hồn người yêu: “Bánh ngọt dáng

trăng tròn/ Mọi ngƣời đều biết vậy/ Vầng trăng trong hồn anh/ Chỉ riêng mình em thấy” (Chỉ riêng mình em thấy). Tình yêu sáng trong, dịu dàng, sự

tinh tế nhân hậu là vầng trăng tỏa rạng trong tâm hồn anh, chỉ cơ gái nhìn thấu, trân trọng và tự hào. Cơ cịn nghe được cả những lời khơng nói của tình u: “Em biết những lời u có ở trong anh/ Nhƣ ốc đảo xanh nằm trong sa

mạc/ Nhƣng trƣớc em anh lặng im nhƣ cát/ Chính điều này làm em u anh” (Khơng đề). Với sự đằm thắm, nữ tính, cái tơi trữ tình khám phá sự bí ẩn diệu

kì của người u và của thứ tình cảm ngàn đời vẫn bí ẩn này. Trong thuở ban đầu đầy si mê ấy, cái tơi nhìn đâu cũng thấy sự âm vang của tình yêu. Ngay cả vầng mặt trời thức dậy lúc bình minh cũng là lời tình yêu nồng cháy ngày lại ngày cơ gái ngóng trơng với niềm bâng khuâng vui sướng: “Mặt trời/ Mặt

trời/ Nhƣ một tiếng ngân/ Tỏa lan mãi giữa khơng gian vàng chói/ - Anh u em” (Mọc lên mỗi sớm). Rực rỡ, chói lịa nhưng lại rất đỗi bình dị, quen thân,

vừa xưa cũ muôn thuở nhưng lại mới mẻ mỗi ngày- đó là vầng mặt trời của thiên nhiên nhưng cũng là vầng thắm đỏ tưởng như là vĩnh cửu của tình u đơi lứa. Nhưng đó chỉ là vầng mặt trời của tuổi dậy thì mơ mộng nhớ nhung, khi đã là một thiếu phụ, cái tơi xót xa nhìn lại: “Đời ngƣời thống chốc tan

vào gió/ Hạnh phúc mong manh hƣơng ổi bay” (Đêm như ngân). Hương vị

của tình yêu dù ngọt ngào, êm dịu nhưng chỉ thoảng qua thoáng chốc. Hạnh phúc chỉ như một giấc mơ ngắn ngủi, như giọt nước hiếm hoi giữa sa mạc khơng đủ làm mát lịng mà chỉ khiến cơn khát càng thêm cồn cào. Đó chỉ là những xúc cảm của tình u thuở ban đầu. Cái tơi phụ nữ trong thơ Mỹ Dạ hầu như rất ít khi cảm nhận được hạnh phúc bình dị của mái ấm gia đình như trong thơ Xuân Quỳnh. Cả trong xa cách, cái tôi người vợ trong thơ Xuân Quỳnh vẫn được an ủi bởi sự ấm áp của trái tim yêu ngập tràn hạnh phúc: “Khi anh vắng bàn tay em biết nhớ/ Lấy thời gian đan thành áo mong chờ/

Lấy thời gian em viết những vần thơ/ Để biết rằng chúng mình khơng cách trở”. Còn với Mỹ Dạ, càng ở những chặng thơ sau ta càng thấy rõ hơn bóng

dáng một kẻ hành nhân cơ độc trong hành trình kiếm tìm tình yêu.

Khát vọng tình yêu được gửi gắm trong hình ảnh người tình lí tưởng mà cái tơi phụ nữ trong thơ Mỹ Dạ vẫn ấp ủ trong tim và ước ao gặp gỡ. Đó là người đàn ơng mang vẻ đẹp diệu kì: “Hãy để cho trí tƣởng tƣợng em/ Bay nhƣ

lá xuống mặt anh kì diệu/ Khn mặt đẹp làm thánh thần gục ngã/ Nét mơ màng nhƣ một gã lãng du” (Người tình hư ảo). Một con người lớn lao, tinh

tế, nhân hậu, bao dung, tốt lành và bản lĩnh: “Tƣởng tƣợng một ngƣời/ Hồn

xanh nhƣ cỏ/ Tâm rộng nhƣ trời/ Cho tôi bé nhỏ/ Thả đời rong chơi/ Tƣởng tƣợng một ngƣời/ Lặng im nhƣ tƣợng/ Khổ đau vui sƣớng/ Giấu tận đáy lịng/ Thơng minh tinh tế/ Lặn vào bên trong/ Tƣởng tƣợng một ngƣời/ Tấm lòng

cao cả/ Khi tơi vấp ngã/ Ngƣời ấy đỡ dìu/ Ngực ngƣời tơi tựa/ Mn ngàn tin u/ Hoang mạc khô cằn/ Ngƣời nhƣ ốc đảo/ Cho bao khô khát/ Tan vào dịu êm/ Tƣởng tƣợng một ngƣời/ Tốt nhƣ là đất/ Nhận bao cay đắng/ Vẫn cho ngọt lành/ Quả ngƣời tôi hái/ Hồn đầy nụ xanh/ Tƣởng tƣợng một ngƣời/ Bao dung- bản lĩnh/ Cho tơi úp mặt/ Khóc to một lần/ Khóc nhƣ trẻ nhỏ/ Chẳng cần giấu quanh” (Ừ thôi, tƣởng tƣợng). Cái tôi bé nhỏ, đơn côi đến tội nghiệp

cứ phải tỏ ra mạnh mẽ, oằn mình gánh chịu bao cay đắng ấy khao khát biết chừng nào một vòng tay tin cậy để ùa vào, một bờ vai vững chãi để tựa nương, một tấm lòng rộng mở để được chở che và chia sẻ. Và hơn hết, người phụ nữ trong thơ Mỹ Dạ mong muốn có một tâm hồn đồng cảm, không chỉ thấu hết vui buồn mà còn vượt qua những vướng trở để nhận ra chân giá trị của bản thân cũng như tình yêu của mình: “Bây giờ/ Những ngày tháng xanh

tƣơi dần vắt cạn/ Đôi mắt quầng thâm bóng tối đậm dần/ Nhƣng em biết trong cái nhìn nhân hậu/ Anh vẫn thấy em tƣơi mới thuở ban đầu/ Bây giờ trên má em/ Nếp nhăn dần lộ rõ/ Trên tóc em/ Sợi bạc dần chốn chỗ/ Giọng nói chỉ cịn những âm buồn/ Và tiếng hát tắt chìm than đá/ Nhƣng em biết/ Chỉ có anh/ Nhìn thấy em/ Sức sống vẫn nguyên đầy/ Nửa chìm khuất mặt trăng/ Những xúc cảm sau màn sƣơng phủ kín/ Anh nhận ra em với tất cả sắc màu” (Anh đã nhìn thấy em). Khơng có được sự đồng điệu trong đời, cái tơi

đành tìm trong mộng tưởng để an ủi chính mình. Người u, theo quan niệm của nữ sĩ, khơng chỉ là chốn nương tựa, chở che mà còn là nơi để cái tơi tìm về với bản thể đích thực của mình. Bởi thế, cái tơi ln ao ước: “Ƣớc gì/ Anh

là dịng sơng/ Cho em soi thấy mình nhƣ trời cao rộng/ Ƣớc gì/ Anh là dịng sơng/ Để tận cùng anh em gặp chính mình” (Tơi thấy mình). Đó là chỗ sâu

sắc nhất của cái tơi tình u trong thơ Mỹ Dạ. Tình yêu là phần sâu thẳm nhất trong bản ngã của con người, khám phá tình yêu cũng là hành trình kiếm tìm bản ngã của chính mình. Cái tơi trữ tình trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ hăm hở

dấn thân vào con đường đó với một khát vọng mãnh liệt: “Nỗi khát chờ xoáy lốc tim em”. Nhưng hi vọng rồi thất vọng để trở thành vô vọng, khát vọng ấy

chỉ là ảo tưởng, một giấc mơ hoa có bay mà khơng đậu. Hãy nhìn lại những nhan đề thơ Mỹ Dạ dù tác giả khơng phải là người kĩ tính lựa chọn: Làm gì có

biển, Ừ thơi tƣởng tƣợng, Ngƣời tình hƣ ảo cũng thấy được sự vỡ tan của

những ảo ảnh tình u. Cái tơi tự ru mình trong những giấc mơ êm ái để vùi lấp nỗi cô đơn rồi lại dằn lịng thức tỉnh mình khỏi những miền không thực trong nỗi thất vọng đớn đau đến thẫn thờ: “Tƣởng tƣợng một ngƣời/ Ừ thôi tƣởng tƣợng”. Cái tơi xót xa chấp nhận và đối diện với sự thực phũ phàng:

“Anh đã nhìn thấy em/ Anh khơng có thực/ Mong đƣợc sẻ chia/ Em ao ƣớc

thơi mà/ Nên mãi mãi/ Chỉ có em đối mặt/ Với chính mình/ Đơn độc qng đƣờng xa”, “Làm gì có biển mà đi/ Sơng đành chua xót thầm thì cùng sơng”, “Giấc mơ đẹp-Vịnh Hạ Long có thể/ Nhƣ là anh mãi mãi chẳng thể gần”, “Thôi đành vậy, em đành thành sa mạc/ Cúi chào anh/ Cơn mƣa cuối chân trời/ Vịnh Hạ Long nhƣ ngƣời tình hƣ ảo/ Một ngƣời u khơng có thật trong đời”. Giấc mơ tan biến, chỉ cịn lại sự nuối tiếc khơng ngi: “Tôi thiếu phụ chẳng làm sao trôi đƣợc/ Tiếc thời thiếu nữ chẳng gặp mƣa” (Mưa Sài Gịn).

Đến với thơ tình Lâm Thị Mỹ Dạ, khơng ít người đọc có chung cảm nhận: cái tôi người phụ nữ trong thơ mang dáng vẻ của một kẻ bộ hành đơn độc trên sa mạc khơ khát, mỏi mắt kiếm tìm nguồn nước trong mát, ngay khi tưởng như gục ngã vì tuyệt vọng lại thấy thấp thoáng xa xa một ốc đảo xanh tươi. Nhào tới trong niềm hân hoan vui sướng, cái tơi mới đau đớn nhận ra đó chỉ là ảo ảnh trên nền cát bỏng. Khát càng thêm khát nhưng vẫn cố dấn thân vì sự vẫy gọi của những đốm hi vọng tưởng tượng phía trước. Hạnh phúc là niềm mong mỏi chung của mọi kiếp người trên cõi đời này nhưng với cái tôi trữ tình trong thơ Mỹ Dạ, đó là niềm khắc khoải khơng ngi, là cơn khát không bao giờ được thỏa nguyện. Bởi thế, những trăn trở của cái tơi giàu khát vọng về

một người u lí tưởng mãi cịn nhức nhối: “Làm sao anh đủ sâu/ Để em soi

hết bóng/ Làm sao anh đủ rộng/ Che mát cho đời em/ Làm sao anh đủ cao/ Để thấy em cho hết” (Nhỏ bé tựa búp bê). Trong cấu trúc lặp mang tính chất

nghi vấn, hồi nghi “làm sao…” đã chứa đựng cả một sự thất vọng não nề. Có lẽ khơng tồn tại một con người có thực nào ngang tầm với ước mơ, khát vọng lớn của người phụ nữ trong thơ tình Lâm Thị Mỹ Dạ. Bởi thế, không phải bằng lí trí mà với những trải nghiệm cuộc đời, cái tơi tự nhủ mình: “Này tơi ơi có phải/ Làm một ngƣời đàn bà/ Ngƣời ta phải nhỏ bé/ Nhỏ bé tựa búp bê/ Mới dễ dàng hạnh phúc”. Phải tự thu mình lại, hạn chế những khát vọng lớn

lao, an phận với những khuôn phép và giới hạn, phải “nhỏ bé tựa búp bê” mới mong có được chút ít hạnh phúc nhỏ nhoi. Nhà thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát cũng từng ngậm ngùi về thứ nghịch lí đời thường này: “Em chỉ thấy phần

nhiều những ngƣời đàn bà ngơ ngác/ Thƣờng gặp may hơn những kẻ thông minh”. Biết thế nhưng không phải ai cũng chấp nhận sống thế. Cái tơi ln

hướng tới điều tuyệt đích trong tình u chưa bao giờ ngi đam mê và khát vọng, dù vẫn biết giới hạn của bản thân mình. Cái tơi ấy đã sống hết mình cho tình yêu, “đến nỗi vắt kiệt chính bản thân mình”, gieo bao niềm tin và hi vọng, cần mẫn, chăm chút chỉ để nhận về sự cô đơn, cằn kiệt, hoang vắng. Nhưng cái tôi vẫn can đảm đối diện với những ảo tưởng của mình: “Trên cánh đồng của chính mình/ Tơi gieo vãi bón chăm và thu lƣợm/ Ngỡ mùa sau thành cây trái vàng mơ/ Nhƣng ngoảnh lại/ giật mình/ hoang vắng/ Bởi tơi đã gieo tôi cằn kiệt đến không ngờ” (Không đề). Hi vọng và ảo tưởng đã cùng

đồng hành và đều là hiện thân của cùng một khát vọng yêu cháy bỏng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật thơ Lâm Thị Mỹ Dạ (Trang 48 - 52)