Hiện thực chiến tranh ác liệt: sự sống và cái chết, tàn phá

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật thơ Lâm Thị Mỹ Dạ (Trang 63 - 70)

CHƢƠNG 2 : HÌNH TƢỢNG THẾ GIỚI

2.1. Hiện thực chiến tranh ác liệt: sự sống và cái chết, tàn phá

xây

Hình tượng thế giới trong thơ vừa là hình ảnh của hiện thực khách quan vừa là sự đồng hóa của cái tơi trữ tình vào ngoại giới. Bởi thế, soi chiếu vào đó, ta khơng chỉ thấy được một bức tranh chân thực về hiện thực cuộc sống mà còn cảm nhận được những nét riêng trong cảm quan của người nghệ sĩ qua cách nhìn đời. So sánh giữa hình tượng cái tơi và hình tượng thế giới trong thơ Mỹ Dạ, ta thấy có một sự thiên lệch nào đó. Hình ảnh của cái tơi được khắc họa rất đậm nét, cơng phu, cái tơi phác cả đời mình lên trang thơ, để nỗi lòng tràn ra đầu ngọn bút. Còn hiện thực đời sống lại ít khi được tỏa bóng vào thơ. Nhưng ở mỗi giai đoạn lại có sự khác biệt. Chặng đầu của thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, cái tôi công dân hăm hở dấn thân vào cuộc đời rộng lớn, hịa mình vào quần chúng cần lao để được cống hiến và hồn thiện cái tơi theo lí tưởng thời đại. Theo bước chân của cái tơi, hiện thực có dịp ùa vào thơ nữ sĩ. Đời sống những năm chống Mỹ được vẽ ra khá chân thực- chiến tranh ác liệt với

những mảng màu sáng tối, cái chết và sự sống, tàn phá và dựng xây. Ít miêu tả chiến tranh ở phía những trận đánh ác liệt, thơ Mỹ Dạ hầu như không thấy những bức tranh chiến trường rực lửa kiểu như: “Súng nổ rung trời giận dữ/

Ngƣời lên nhƣ nƣớc vỡ bờ” (Nguyễn Đình Thi) nhưng ta vẫn thấy được sự

khủng khiếp của chiến sự. Chiến tranh mang khuôn mặt gớm ghiếc của thần chết- kẻ đã làm biết bao máu đổ, xương rơi, nhà tan cửa nát. Có khi, sau một buổi chiều, bom đạn đã biến bao đứa trẻ thành mồ côi: “Chiều nay/ Những

ngƣời mẹ không bao giờ về nữa/ Giặc Mỹ bắn vào các mẹ/ Lúc còn cuốc đất trên nƣơng” (Chuyện của một cô bảo mẫu). Tác giả đã khái quát thành một

quy luật khủng khiếp: “Còn quân thù là còn trẻ mồ côi”. Nhà cửa bị tàn phá, giấc ngủ của con trẻ cũng dạt xuống hầm sâu, lời ru con vang lên trong bao hiểm nguy rình rập: “Nhà ta quân giặc đã đốt/ Mẹ ru con dƣới hầm sâu/ Khẩu

súng mẹ treo đầu cột/ Vì con sẽ hóa nhiệm màu” (Nói chuyện với con trước

giấc ngủ). Cả tiền tuyến và hậu phương đều bị bị bom cày đạn xới. Bởi thế, chiến trường không phải ở đâu xa xôi mà ngay trên mảnh đất quê hương: “Chiến trƣờng ở đây: chiến trƣờng ngay trƣớc mặt”. Không chỉ đối mặt với thiên nhiên khác nghiệt, con người trên mảnh đất miền Trung còn phải đương đầu với mưa bom bão đạn: “Nhà chúng tôi mấy lần bom giội cháy lại xây”,

“Sau những loạt B 52 mặt đất lặng im/ Chỉ có tiếng bàn tay là rõ nhất/ Tiếng xẻng cuốc cứu ngƣời thân, hầm sập/ Tiếng nƣớc giội vào lửa/ Tiếng mƣời đầu ngón tay buốt nhức/ Bới tìm ngƣời đã chết/ Tiếng chổi vén vun, tiếng lên đạn súng trƣờng”. Trên những con đường, cả gió cũng có mùi bom cháy. Màu

xanh của sự sống đang ngày càng bị hủy hoại, bóng mát trên mảnh vườn q cũng khơng cịn ngun vẹn: “Rốc-két xun hai đầu/ Mảnh vƣờn tơi ở giữa/

Bóng mát, bom thù ăn một nửa” (Bóng mát). Từ một hình ảnh bình dị, tác giả

đã giúp người đọc hình dung chiến tranh như một con quái vật ghê tởm ăn vẹt cả một nửa bóng râm, đang ngốn dần sự sống. Biết bao con người đã ngã

xuống, phần lớn họ cịn rất trẻ. Đó là chị Tâm, hi sinh trong một cuộc chạm trán sống còn với giặc: “Trận đánh diễn ra suốt một ngày quyết liệt/ Giặc tàn

ác dùng mìn định hƣớng/ Buộc vào sào đƣa qua miệng hầm sâu” để rồi: “Đất gầm lên rồi đất bỗng im lìm/ Chiếc hầm nổ tung chị vỡ thành ánh sáng/ Máu thịt chị đất đai tỏa rạng” (Một cuộc đời âm vang). Quân giặc cũng cướp đi

tuổi trẻ của người cậu thân yêu: “Ngƣời trinh sát Vệ quốc quân/ Lúc ngã

xuống tuổi vừa trịn mƣời tám” (Cây bàng). Cả cơ thanh niên xung phong đã

lấy thân mình “đánh lạc hƣớng thù, hứng lấy luồng bom” hay chàng trai trẻ bị quân thù cướp đi đôi mắt để vĩnh viễn chẳng thể nào nhìn lại được gương mặt người thương (Anh thƣơng binh kể chuyện)…tất cả đều là những mất mát khơng thể tránh khỏi khi đất nước cịn chìm trong khói lửa chiến tranh. Thế giới của chiến tranh là một cõi hủy diệt, không chỉ quê hương đất Việt, không chỉ nhân dân Việt Nam vô tội mà cả những người Mỹ đã bị đẩy vào chốn hung tàn đó. Khơng gian nghệ thuật thơ có khi vươn tới tận nước Mỹ để phản ánh sự khủng khiếp của chiến tranh. Bức tường đen giữa thủ đô Washington như vết thương lớn giữa lòng nước Mỹ mãi nhắc nhở ta về một nỗi đau không nguôi: “Bức tƣờng đen- những linh hồn chết/ Những cái tên- những con

ngƣời/ Những cuộc đời/ đã biến thành khói/ đã biến thành bụi/ đã biến thành gió/ đã biến thành sƣơng/ đã biến thành vết thƣơng/ Trong ngực bà- ngƣời mẹ Mỹ”. Bao chàng trai Mỹ đã bị lừa bởi những lời đường mật để lao vào

chiến tranh, “cõi bạt sầu vô cảm và tuyệt tự nhất của giòng giống con ngƣời” (Bảo Ninh). Họ đã đánh mất chính mình, như chú nai nhỏ bị ép vào rừng rậm nên hóa thành sói để: “Rồi có lúc cuối đƣờng tơi gục ngã/ Viên đạn ai găm

khuôn ngực máu đầy/ Xin hãy giở dƣới lần da chó sói/ Trái tim nai thắm đỏ

ngây thơ” (Khn mặt ẩn kín). Như vậy, đứng về phía sự sống và trên lập

trường nhân bản, tác giả đã khái quát chiến tranh là nỗi đau và mất mát không của riêng ai, dù ở bên nào trận tuyến. Ít khi quay cận cảnh chiến trường,

không đưa vào thơ máu chảy xương rơi, chủ yếu trong thế giới nghệ thuật thơ Mỹ Dạ là khơng gian hậu phương (có khi là mảnh vườn nhà, vùng quê gió lào cát trắng của mình) với sự tàn phá, hủy diệt của đạn bom quân thù. Cũng không cần nhiều, chỉ vài nét phác họa cũng đủ khiến ta hình dung được sự khốc liệt của chiến tranh.

Trong bức tranh hiện thực thời chiến, cái tôi háo hức dấn thân và nhập cuộc Mỹ Dạ dường như quan tâm đến xây nhiều hơn phá, nói cái hủy diệt của đạn bom cũng là để ngợi ca sự sống và tinh thần dựng xây của con người. Điều đó lí giải vì sao, trong thơ Mỹ Dạ, không gian hậu phương được chú trọng hơn tiền tuyến, không gian lao động sản xuất, khắc phục hậu quả chiến tranh được quan tâm nhiều hơn khơng gian chiến đấu. Vì thế, trong thơ bà, ta thấy quen thuộc hơn cả là những cánh đồng trong mùa gặt, biển trong mùa cá hay công trường ngày xây dựng… Nơi đâu cũng rộn lên khơng khí lao động khẩn trương, hăng say át cả đạn bom đang gào rú. Không gian vừa ánh lên vẻ thanh bình ngay giữa đạn bom vừa vui như một ngày hội: “Màu bom bi lẫn trong màu vàng của lúa/ Bom nổ chậm không làm ta sợ nữa/ Nào chị em mình gặt đi thơi” (Gặt đêm). Những cô gái đang giục giã nhau nhanh tay liềm tay

hái giữa mùa bội thu. Niềm vui đã về xây tổ nơi đây nhờ những người lao động cần lao: “Đồng lúa vàng tƣơi trải ra trƣớc mắt/ Và gƣơng mặt đẫm mồ

hôi ngƣời lao động/ Ở nơi ấy niềm vui đang xây tổ”. Giữa không gian đó, đẹp

nhất là những con người không quản ngại vất vả gian lao kiến thiết quê hương. Đó là cơ thợ gặt hay người thợ xây như một nghệ sĩ giữa công trường: “Tôi đi giữa thành phố bị chiến tranh tàn phá/ Những ngôi nhà, giàn giáo

mới mọc lên/ Gƣơng mặt ngƣời công nhân lấm đầy vơi vữa/ Thành phố ít cây nắng nhƣ tƣới lửa/ Những chiếc bay cứ múa lƣợn trên cao”. Đó cịn là người

thợ tàu cần mẫn vét những lá buồm mục nát, những mảnh tàu chìm, những mảnh bom để dịng sơng để thành những dòng vui: “Những ngƣời thợ tàu áo

đẫm mồ hôi/ Gƣơng mặt phơi dƣới trời màu phù sa đỏ chói”, “Những ngƣời thợ tàu theo công việc mải mê/ Dƣới nắng chang chang, mồ hôi tuôn chảy”.

Trên biển khơi, những người dân chài cũng đang mải miết kéo lưới, màu cá bạc trắng sáng cả trời đêm: “Kéo lƣới lên- màu trắng sinh sôi/ Đàn cá nhảy-

lao xao đàn cá nhảy/ Ào nhƣ gió là cá chuồn bay đấy/ Cá chuồn bay-mặt biển

trắng bay lên” (Đi trong đêm màu trắng). Những không gian lao động ngày

càng trải rộng và vươn xa để cái tôi công dân được hịa mình vào đội ngũ những người lao động bình dị mà lớn lao. Hoạt động của những con người cần lao ấy thường diễn ra trong một không- thời gian đặc biệt, trong đêm: “Ngã ba đƣờng bom dội đêm nay/ Sau loạt nổ tiếng gọi nhau chuyền đá”,

“Đêm nay tôi ở bệnh viện/ Những chiếc áo blu nhẹ nhƣ loài hoa riêng của

đêm/ Ánh điện khuya với bao ca mổ/ Những cặp mắt thức chong”, “Tổ gặt

con gái làng tơi đó/ Mƣời hai chiếc nón sáng đêm thâu”…Họ làm việc ngày

không ngơi tay, đêm chẳng chợp mắt. Đêm buông, mn lồi đều nghỉ ngơi, chỉ những con người đầy tinh thần trách nhiệm với dân, với nước vẫn miệt mài, cống hiến sức mình. Chọn khơng- thời gian đó để miêu tả khơng khí vui say lao động và chiến đấu trên quê hương vừa là miêu tả chân thực hiện thực khách quan vừa thể hiện thái độ nhập cuộc hết mình của cái tơi cá nhân Mỹ Dạ trong chặng đường đến với nhân dân. Nhưng đó khơng phải là bóng đêm mịt mùng bủa vây khắp khơng gian mà vẫn ánh lên những nguồn sáng khác. Đó có thể là ánh sáng tỏa ra từ vầng nón trắng như vành trăng trên thảm lúa vàng “Mỗi ngƣời đội một vành trăng nhỏ/ Chấp chới nghiêng trên thảm lúa

vàng”, hay từ ánh sao trên trời “Những chùm sao tụ lại/ Trời xanh thế, sao thì

trẻ mãi/ Đêm trực đƣờng sao rơi đầy mắt em”, từ vầng trăng đêm thâu “Khi

chiếc máy bay ngừng rít/ Mẹ bế con lên nhìn trời/ Nghe tiếng cƣời chú bộ đội/ Thấy trăng vòng chiếc thuyền thoi”, từ cát biển “Cát trắng quá nên đêm xuống chậm/ Hay Bảo Ninh mãi vẫn ban ngày”, từ cá bạc “Kéo lƣới lên- màu

trắng sinh sôi/ Đàn cá nhảy- lao xao đàn cá nhảy”…Như thế, đêm mà vẫn

như ngày. Đêm thực chất là sự kéo dài thời gian ban ngày để tăng năng suất lao động, để kịp cứu đường chi viện cho tiền tuyến, để tái thiết lại quê hương…Thêm một điều đáng chú ý nữa là dù viết về đêm nhưng không-thời gian trong thơ Mỹ Dạ lại thường có xu hướng vận động về phía ánh sáng, bình minh: “Biển gầm trong đêm sâu/ Để chân trời lại sáng”, “Đêm qua bom

nổ trƣớc thềm/ Sáng ra trời vẫn ngọt mềm tiếng chim”, “Suốt đêm thao thức buồm ơi/ Bình minh lên lại bồi hồi bình minh”…Nó thể hiện niềm tin, tinh

thần hướng tới tương lai của cái tôi công dân Mỹ Dạ.

Trong không gian lao động khẩn trương sôi nổi đang diễn ra trên khắp quê hương còn đầy ắp tiếng cười, vang ngân câu hát: “Tát nƣớc gầu giai, con

gái hát chung đôi/ Tiếng hát bay khắp bờ vùng, bờ thửa/ Tiếng hát quyện

vào tiếng lúa/ Cứ ngân nga theo nhịp cò bay”, “Ngày đêm/ Vang lên tiếng cuốc, tiếng đập đá, tiếng cười/ Các anh chiến sĩ hồn nhiên vui tƣơi/ Yêu cuộc

đời từ hai bàn tay chân thật/ Họ vừa làm vừa hát”, “Nó kéo lên khúc hát

khơng lời/ Bằng những ngón tay vơ hình của lá”, “Tiếng nói cười hơm nay/

Tơi thấy rõ đồn qn đang bƣớc/ những đơi mắt nhìn về phía trƣớc/ Và tiếng

rì rầm là đồn xe đang qua”, “Nghe tiếng cười chú bộ đội/ Thấy trăng vịng

chiếc thuyền thoi”, “Mồ hơi rơi nhƣ tiếng cười chín mẩy/ Bỏng làn da càng

dẻo bàn tay”…Những tiếng cười, điệu hát ấy là tiếng ngân của niềm vui, sự

vang vọng của niềm hạnh phúc tin yêu vào con người, cuộc đời. Chỉ khi tái hiện lại bức tranh cuộc sống thời chiến và khi viết về trẻ thơ, trang thơ Mỹ Dạ mới vang lên tiếng hát câu cười. Bởi lẽ, chỉ khi đó, cái tơi mới được đắm chìm trong niềm hạnh phúc thực sự.

Trong thế giới của chiến tranh, cái tơi trữ tình trong thơ Mỹ Dạ vẫn chăm chú hướng về phía sự sống vẫn đang ngày một sinh sơi ngay giữa bom đạn quân thù. Nó có thể tỏa ra từ một tiếng chim ban mai, từ một làn hương ổi

trong vườn nhà: “Đêm qua bom nổ trƣớc thềm/ Sớm ra trời vẫn ngọt mềm

tiếng chim/ Nghe hƣơng cây vội đi tìm/ Hái chùm ổi chín lặng im cuối vƣờn”

(Hương vườn). Trong khoảng cách thời gian ngắn ngủi đêm qua-sớm nay, ngay cạnh dấu tích sự hủy diệt của chiến tranh (bom nổ), vẫn thấy ngân lên hương vị và thanh âm của sự sống trong không gian thân thuộc vườn nhà (tiếng chim, hương ổi). Đặt các yếu tố trong tương quan đối lập như thế cái tưởng như nhỏ bé, mong manh vẫn vượt lên trên sức mạnh tàn phá khốc liệt, cái sống vẫn mạnh hơn cái chết. Từ sự vận động của không gian, thời gian, tác giả khẳng định sự sống là bất diệt. Ý thơ nhẹ nhàng nhưng lại chứa một thông điệp lớn với kẻ thù: “Phá đời khơng dễ đâu” (Xn Diệu). Hình tượng thế giới trong thơ Mỹ Dạ giai đoạn đánh Mỹ là bức tranh cuộc sống bị tàn phá dữ dội nhưng vẫn tràn trề nhựa sống. Bởi vậy, thật chẳng ngẫu nhiên khi thời gian nghệ thuật thường là mùa xuân, mùa của chồi non và lộc biếc: “Đất nhƣ

cô gái yêu/ Giấu bao lời chƣa nói/ Bỗng nhú những mầm non/ Khi nghe mùa xuân gọi”. “Tiếng mùa xuân” âm vang trong khắp trời đất, từ mùi thơm bánh

chưng ngày tết, tiếng gà nhảy ổ, tiếng suối xôn xao, nơi đâu cũng tưng bừng rạo rực: “Xuân ơi đến ngã nào/ Mà đâu cũng ríu rít/ Tiếng đàn chim rất

trong/ Tiếng đàn em rất ngọt/ Ƣớc nhƣ chim biết hót”. Không gian đất trời

vào xuân ngạt ngào hương vị, rộn rã thanh âm. Đó là tiếng ngân của sự sống đang trỗi dậy từng ngày mà không đạn bom nào cản phá được: “Bao năm rồi

đánh Mỹ/ Lòng tin vẫn y ngun/ Đạn bom khơng xóa đƣợc/ Nét mùa xuân hồn nhiên”. Trong tiếng mùa xuân, Mỹ Dạ còn nghe thấy lời quyết thắng của

dân tộc: “Lại khoác súng ra đi/ Cùng bạn bè đồng chí/ Nghe trận địa thử

súng/ Biết mùa xn nói gì”. Thời gian trong thơ Mỹ Dạ có khi là vào mùa

của sự sinh sơi (mùa xn), cũng có khi vào lúc sự sống chín ửng hiến dâng cho đời những vụ mùa bội thu. Đó là lúc không gian bừng lên màu vàng của lúa mùa đang chín rộ: “Tháng năm vàng chẽn lúa đồng/ Đẹp nhƣ câu hát từ

lòng đất lên”, cây trái sắp đền cơng lao người chăm bón, vun trồng: “Tháng năm nở quả thị nhà/ Cho ngàn cô Tấm bƣớc ra cõi đời”, “Mía vàng khắc đốt thời gian/ Bƣởi vàng nhớ quả bóng trịn tuổi thơ”. Chọn những khoảng thời

gian ấy, không gian bừng sáng những sắc màu tươi sáng mà chủ đạo là màu vàng và sắc xanh. Sắc xanh của chồi non, lộc biếc, của cỏ cây sinh sôi, của đất- trời- biển đang ánh lên vẻ biếc: “Mùa xuân rồi xanh dây bầu/ Trăng non

rồi xanh đêm thâu”, “Trời lên xanh bỡ ngỡ/ Đƣờng làng thơm bánh chƣng”, “Bông sen trắng, bông sen hồng/ Nở ra từ giữa xanh trong vòm trời”, “Trúc ơi tƣơi mát màu xanh/ Hồn trong nhạc sáo- âm thanh diệu kì”, “Biển có trời

thêm rộng/ Trời xanh cho biển xanh”, “Bên mộ chị có cây dƣơng mới lớn/

Nhƣ chiếc phong cầm xanh”…Màu xanh chính là hiện thân của sự sống đang

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật thơ Lâm Thị Mỹ Dạ (Trang 63 - 70)