Cái tôi trong những suy tƣ về bản thể

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật thơ Lâm Thị Mỹ Dạ (Trang 52 - 58)

CHƢƠNG 1 : HÌNH TƢỢNG CÁI TƠI TRỮ TÌNH

1.2. Cái Tôi cá nhân

1.2.3. Cái tôi trong những suy tƣ về bản thể

Dường như với Lâm Thị Mỹ Dạ, con đường thơ cũng chính là hành trình cái tơi đào sâu vào bản ngã của mình trong những suy tư, trăn trở. Người đọc

nhận ra một điều, trong thơ mình, nữ sĩ dù vơ tình hay hữu ý đã khơng ít lần tự họa về cái tơi của mình. Đó là một cái tơi nữ tính, ý nhị, kín đáo: “Buồn lo lặn vào trong mắt/ Nụ cƣời cứ nở trên môi” (Một thời con gái), “Khổ đau vui sƣớng/ Giấu tận đáy lịng/ Thơng minh tinh tế/ Lặn vào bên trong” (Ừ thôi

tưởng tượng). Duyên thầm của người phụ nữ trong thơ (và có lẽ cả trong đời) cũng vì thế mà dịu dàng tỏa hương, làm nao lịng khơng ít người ái mộ. Sự tiết chế xúc cảm, điều hòa tâm trạng cùng với sự dịu dàng đầy bản lĩnh ấy chắc chắn sẽ đem lại tâm thế an bằng cho cái tôi trước mọi thăng trầm của cuộc sống. Nhưng đó lại chỉ cách ứng xử của cái tơi trước người khác và với người khác. Còn trong sâu thẳm của cái tơi ấy đầy sóng gió với những day dứt, trăn trở không ngi. Khơng cịn giới hạn trong những tâm tình riêng của phái nữ cái tôi vươn tới nỗi băn khoăn về bản thể trong tư cách một con người. Nếm trải vị đắng của nỗi cô đơn cũng là lúc nữ sĩ suy tư về kiếp người. Câu hỏi lớn về tồn tại được nêu ra đầy nhức nhối: “Sao không là đất/ Thấm

đẫm bao mồ hôi nƣớc mắt/ Sao không là trời/ Giông bão cuồng say rồi tắt/ Sao ta là con ngƣời” (Nhiều khi). Những kết cấu mang tính truy vấn được lặp

lại “Sao không là”, “Sao là” thể hiện tư thế của cái tôi đang ráo riết cật vấn lương tâm, truy xét bản thân mong tìm ra ý nghĩa sự tồn tại của chính mình. Cái tơi như đang dằn vặt mình, vật vã trong những đau đớn khôn cùng, giữa miền cơ đơn thăm thẳm, khơng thể tìm một chiếc cọc nhỏ để neo giữ niềm tin. Đó là niềm bi phẫn của cái tôi luôn mong muốn được cháy hết mình, khát khao u và được u song ít khi thỏa nguyện. Khơng chấp nhận cuộc sống tầm thường, nhạt nhẽo, vơ vị và vơ ích, nữ sĩ thường tự dằn vặt mình để tìm một lí tưởng sống: “Nhiều chuyện quá/ Nhiều lo nghĩ quá/ Đôi khi ngẩn ra/

Mặt nhƣ hóa thạch/ Làm đá/ Có n khơng?” (Nguyện cầu). Dường như đó

cũng là kết quả của những ám ảnh thường trực của cái tôi khi chứng kiến bản thể của mình đang trơi dạt về một miền xa lắm. Cảm giác thất lạc bản thể ln

hiện hữu: “Em đâu cịn là em/ Tiên nữ trong cây/ Trinh nữ trong gai/ Ánh cầu

vồng anh đuổi bắt”, “Em đã thành ngƣời đàn bà khác/ Bông hoa xanh nụ tầm xuân đã khác” (Nụ tầm xuân đã khác), “một ngày đi qua/ một ngày ta dần mất ta/ từng chút, từng chút một…” (Ngày hôm qua, ngày hôm nay), “Em đâu cịn là em” (Tặng nỗi buồn riêng), “Có ai đi qua mùa xn/ cho tơi làn hƣơng tinh khiết/ cho tơi cái nhìn xanh biếc/ xa xƣa tơi đánh mất rồi” (Bao

nhiêu đêm trắng). Nữ sĩ thảng thốt nhận ra rằng, thời gian chính là một thứ kẻ thù của con người, thời gian ăn mòn sự sống con người: “Tôi nhƣ cốc cà phê

đắng chát/ Thời gian uống tôi/ Từng giọt/ Từng giọt” (Thời gian uống tôi).

Mỗi ngày sống là mỗi ngày con người tiến gần hơn với cái chết, với sự hủy hoại bản thể của mình. Một phần bản thể của con người đang rơi đều đều theo từng nhịp tích tắc của chiếc đồng hồ thời gian. Nhận thức được điều đó, cái tơi khơng khỏi đau đớn đến bàng hồng: “Thời gian uống tôi/ Thời gian uống

tôi/ Thời gian uống tôi/ Trời ơi/ Thời gian uống tôi”. Kết cấu “Thời gian uống tôi” được lặp lại 4 lần như sự cuống qt của cái tơi muốn chạy thốt sự truy

đuổi ráo riết của thời gian. Nhịp điệu của chiếc đồng hồ trở thành một nỗi ám ảnh lớn bởi lẽ nó nhắc nhở rằng mỗi ngày ta đang chết dần từng chút một: “Nhịp điệu đều đều/ chiếc đồng hồ tích tắc/ ta tự sát bằng thời gian/ không

màu, không vị, không đớn đau!” (Ngày hôm qua, ngày hôm nay). Triết lí

nhân sinh này khơng phải là phát hiện mới của Lâm Thị Mỹ Dạ mà đã được nhà Phật chỉ ra cho chúng sinh từ mấy nghìn năm trước. Nhưng nữ sĩ đã cảm nghiệm nó bằng chính tâm hồn mình, lấy chính sự tồn tại của mình làm chứng nghiệm. Cũng có khi, cái tôi rơi vào trạng thái dằn vặt đau đớn vì mình tự đánh mất chính mình: “Em khơng cịn là em/ Ai đánh mất em/ Hay chính em

đánh mất?” (Tặng nỗi buồn riêng), “Em vùi chơn tuổi trẻ của mình/ Trên tháng ngày khô cứng”, “Trách chi em, trách chi đời đen bạc/ Khi chính mình lắm lúc tự vùi chơn” (Nụ tầm xuân đã khác), “Mình tự chơn mình ngu ngốc

làm sao” (Người đàn bà mặc áo choàng đen), “Cho tơi cái nhìn xanh biếc/ Xa xƣa tơi đánh mất rồi” (Bao nhiêu đêm trắng). Cả những lúc, cái tôi phủ nhận

sự tồn tại của bản thân: “Và ta/ Cũng nhƣ mƣa/ Xóa đi chính mình” (Mưa) hoặc mong muốn hòa tan cái bản thể đầy đau khổ, cô đơn vào miền vô cùng quên lãng: “Nhiều khi muốn mình nhƣ chiếc bóng/ Tan ra màu đêm/ Để khơng

ai nhận ra/ Mình có mặt trong đời” (Tặng nỗi buồn riêng). Cảm giác xót xa,

nuối tiếc chất nặng trong lịng: “Đơi khi giật mình/ Xót một cơn mƣa đã chết”

(Nụ tầm xuân đã khác), “Tiếc nuối cũng đành thơi/…/ Cịn đâu những câu thơ trinh nữ/ Suốt một đời ánh ỏi sống bên ta” (Ngoảnh lại). Cái bản thể đích

thực của nữ sĩ dường như đã nằm lại ở thời quá khứ, ở cái thuở một đi không trở lại. Bởi thế, cái tôi phải “ngoảnh lại” thời dĩ vãng để tìm lại chính mình: “Có buổi sáng hồn nhƣ bơng tỉ muội/ Ta lạ lùng tìm lại ta xƣa” (Buổi sáng trong vườn). Cái tơi tự mình làm một cuộc hành trình ngược thời gian để tìm lại những gì đã mất trong một thời tuổi trẻ vơ ưu với một khoảng cách khơng dễ gì vượt qua: “Quay ngƣợc chiều thiếu nữ/ Em đã thành thiếu phụ”, “Tuổi

trẻ xa nhƣ nắng đã lên ngàn”, “Bây giờ xa/ Đã quá xa rồi/ Thời trẻ dại”. Và

dường như vẫn chưa thỏa nguyện, cái tơi trữ tình tiếp tục chặng đường dài ấy với những khoảng không gian khác nhau, ở thế giới thực tại và trong những giấc mơ: “Đêm qua/ Tôi mơ thành tôi/ Tôi mơ thành chim/ Tôi mơ thành giấc

mơ” (Đề tặng một giấc mơ). Những dạng thức hóa thân của cái tơi trong giấc

mơ chính là những thể nghiệm để tìm lại bản thể của mình đã đánh mất trong đời thực. Người thơ chấp nhận rũ hết mọi ràng buộc, tháo gỡ mọi vướng bận, bỏ lại mọi điều tục lụy, giữ cái nhìn an nhiên, tự tại trước mọi vui buồn, phúc họa, danh vọng, tuổi tác thường tình để tìm về với nguyên bản cái tôi: “thả

trăng cho rằm/ thả mây cho gió/ thả xanh cho cỏ/ tôi về với tôi/ thả ngƣời thục nữ/ hồn nhiên nói cƣời/ thả ngƣời tục lụy/ danh vọng đua đòi/ thả hết thả hết/ tôi về với tôi/ thả thời thiếu nữ/ khuất vào xa xăm/ thả chùm tóc bạc/

trắng cả ngàn năm/ Ai đem nụ cƣời/ chạm vào nƣớc mắt/ niềm vui có màu/ nỗi buồn trong vắt/ tơi về với tôi/ thơ nhƣ máu thắm/ tan vào hƣ vô/ đời bao phúc họa/ gieo gặt bất ngờ/ mỏi không thể nghỉ/ đau khơng cịn kêu/ ngƣời im nhƣ bóng/ tơi về với tơi”. Dường như có một sự thơng suốt, một sự giác ngộ

nào đó trong cái tơi khi đã là một người phụ nữ luống tuổi, trải hết sự đời, thấu hết lẽ đời. Bởi thế, những thứ mà người đời cho là hệ trọng, những thứ mà trước kia nhất thiết phải có giờ đã trở thành phù vân, hư ảo, là vật ngoài thân. Cái tơi chỉ cịn một ước vọng, một mục đích là trở về với bản ngã, với chân tâm của chính mình. Sự từng trải đã mang lại cho cái tơi cái nhìn thấu tỏ ấy, nhưng bên cạnh đó chúng ta khơng thể phủ nhận ảnh hưởng của tinh thần phật giáo. Phật giáo quan niệm, con người vì chạy theo dục vọng, chỉ chú trọng đến danh vọng, địa vị, tiền tài hay tình ái mà lâm vào bể khổ, không nhận ra vui- buồn, sướng- khổ, phúc- họa, trẻ- già, mạnh- yếu trong cuộc đời là vô thường, hư ảo. Bởi lẽ sắc là khơng, khơng là sắc. Chỉ khi nào thốt khỏi sự ràng buộc của những thứ ngồi thân, sống với bản ngã đích thực của mình, con người mới thoát khỏi bể khổ trầm luân để an nhiên tự tại. Cái tơi trữ tình trong thơ Mỹ Dạ cũng từng bước thức nhận được điều đó: “Vì hƣơng ta mãi đi vịng/ Làm sao cầm đƣợc có-khơng mà về” (Đi qua một làn hương), “Lặng yên xanh/ Giấu lịng mình xao động/ Bởi biết đời/ Sắc sắc-khơng khơng” (Đi

cùng sơng Hương). Vì thế, cái tơi khao khát tìm lại bản ngã đích thực của mình mà một lúc nào đó trong cuộc sống bộn bề lo toan đã vơ tình đánh mất. Vậy đâu là bản ngã của cái tôi trong thơ Mỹ Dạ?

Gạt hết mọi phiền tạp, cái tôi trở về với con người thật của mình- hồn nhiên, trong sáng, thánh thiện như con trẻ, chưa nhuốm một chút bụi trần ai, chưa vướng một chút lo toan, tính tốn. Cái tơi dường như muốn reo lên khi gặp lại chính mình: “may có đứa bé/ cịn ở trong hồn/ cái nhìn xanh biếc/

với cái nhìn xanh biếc tinh khôi, với trái tim thơ dại ấy là hình ảnh của cái bản ngã chân chính mà cái tơi trữ tình vừa nhận ra, đó là phần thơ trẻ, trắng trong cịn sót lại trong tâm hồn con người đã trải qua bao biến cải của đời. Cái tơi hồn nhiên nhi nhiên chính là bản thể của con người nữ sĩ thường được định danh trong thơ là tính chất trẻ con với các cách gọi khác nhau: “Tuổi thì lớn

mà tính cịn trẻ nít” (Cốm non), “Ta gập lƣng lặng lẽ giữa đời thƣờng/ Tóc điểm bạc mà hồn cịn con nít” (Buổi sớm trong vườn), “Đi dọc sơng Hƣơng/

Đi cùng sông Hƣơng/ Tôi nhƣ đứa trẻ con bị lạc/ Ngu ngơ trôi/ Quên cả phố

nhà” (Đi cùng sơng Hƣơng), “may có đứa bé/ cịn ở trong hồn/ cái nhìn xanh biếc/ lung linh cội nguồn/ trái tim thơ dại/ tôi về với tôi” (Tôi về với tôi), “Cốm xanh ơi, ƣớc chi ngƣời có phép/ Khi chạm vào ngƣời, ta hóa trẻ con”

(Cốm non) . Và cũng bởi thế, khi “Đề tặng một giấc mơ”, nữ sĩ đã khẳng định: “Chú bé là ai/ Chú bé là tơi”. Hóa ra, bản ngun đích thực của con

người chỉ tồn tại trong thuở thiếu thời, khi mỗi người trong chúng ta còn là con trẻ, về sau nó rất dễ bị sai lạc và có khi thất lạc. Ta bỗng hiểu vì sao Mỹ Dạ xót xa đến vậy khi ngày một xa thời tuổi trẻ khơng gì lấy lại được. Và sau này, dù còng lưng gánh những lo toan nhân thế, dù cho tóc bạc da mồi, cái tơi ấy vẫn mong giữ mãi được chất trẻ nít trong hồn, cái phần nguyên sơ trời đất ban tặng mà tác giả gọi là “hồn thiên nhiên”: “Với trái tim vang vọng/ hồn

thiên nhiên trong lành” (Thiên thạch). Với bản ngã ấy, cái tôi giữ mãi được sự tươi trẻ của tâm hồn dù thân phàm có cỗi già theo năm tháng: “Ta thành trái mà hồn cịn nhƣ lá/ Cứ xanh hồi chồi biếc thuở non tơ” (Ngoảnh lại).

Bản ngã ấy đã khiến cho hồn thơ Lâm Thị Mỹ Dạ luôn mang vẻ đẹp dịu dàng, trong suốt, mát lành. Nói cách khác, đó là chất thơ riêng của hồn thơ Mỹ Dạ, thứ men say làm ngây ngất bao người. Ai đó tường nói rằng: thơ là tuổi thơ của nhân loại có phải bởi vì thơ đã giúp con người tìm lại tuổi thơ, tìm lại bản ngun của chính mình? Với Mỹ Dạ, thơ quả là một hành trình để xác nhận,

kiếm tìm và gìn giữ bản thể của mình để vượt lên trên tất cả những tầm thường, giả dối tự tin khẳng định một điều: “Thƣa rằng tôi vẫn là tôi/ Trăm năm trọn nghĩa thƣơng đời trƣớc sau/ Hồn nhƣ cát trắng nên màu/ Qua bao nƣớc mắt khổ đau vẫn là/ Một màu trời đất sinh ra/ Thanh thản trắng- trắng

nhƣ là vơ ƣu” (Thưa rằng). Mình vẫn là mình, nặng tình sâu nghĩa, trong

sáng, tinh khôi vững bền dù khổ đau hay hạnh phúc. Ngay cả trong đơn độc, đớn đau không được ai thấu hiểu, cái tôi vẫn bảo tồn cái bản thể của mình: “Trái tim em trong trắng/ Ai nhận ra” (Tặng nỗi buồn riêng). Nó giữ cho cái tơi thái độ tự tin, an bằng, thanh thản giữa cuộc đời: “Thƣa rằng tôi vẫn là tôi/ Cây cau trăm đốt giữa trời còn xanh”.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật thơ Lâm Thị Mỹ Dạ (Trang 52 - 58)