CHƢƠNG 1 : HÌNH TƢỢNG CÁI TƠI TRỮ TÌNH
1.2. Cái Tôi cá nhân
1.2.4. Cái Tôi nghệ sĩ
Bên cạnh nỗi niềm chung, riêng như bất kì ai khác trên đời, trong một người cầm bút còn tồn tại một tư cách của người nghệ sĩ với những băn khoăn, trăn trở đặc thù của giới mình. Lâm Thị Mỹ Dạ là một thi sĩ, hơn nữa lại là một người phụ nữ làm thơ nên cũng đầy ắp những nỗi niềm tâm sự. Cũng như những người nghệ sĩ chân chính khác, thi nhân tin tưởng vào sức mạnh, sứ mệnh thiêng liêng và sức sống bất diệt của thơ ca. Nghệ thuật nói chung bao gồm cả thơ ca là hiện thân của cái đẹp giữa cuộc đời, có khả năng cảm hóa và chiến thắng cả cái xấu, cái ác bởi lẽ: “Cái ác và thời gian sẽ khuất
phục cúi đầu/ Trƣớc vẻ đẹp tinh ròng thuần khiết” (Về bức tranh Giấc ngủ
người du mục của Henri Rousseau). Thơ ca có khả năng cổ vũ, động viên làm điểm tựa tinh thần cho con người vững tin khi đối mặt với khó khăn vất vả. Mỹ Dạ từng đánh giá thi phẩm “Đợi anh về” của Xi-mô-nốp là “Bài thơ
không năm tháng” bởi lẽ, nó đã thành một nguồn sức mạnh lớn lao cho bao
người lính “Có tên và khơng tên/ Vững lòng trong chiến trận”. Hơn thế nữa, bài thơ ấy đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần
công chúng tựa như nước mát, ánh sáng và khí trời: “Và bài thơ của anh/
Trong vắt nhƣ dịng suối/ Cho ngƣời ngi cơn khát/ Cần thiết tựa khí trời/
Cho phập phồng nhịp thở/ Nhƣ mặt trời rực rỡ/ Xua bóng tối lùi tan” (Bài
thơ không năm tháng). Phải chăng, đó cũng là chức năng chung của thơ ca chân chính trong đời sống con người? Thơ đã gắn bó chặt chẽ và trở nên thiết yếu với con người nên cái tôi thi nhân đã từng tuyên bố: “Tơi khơng tin thơ có
ngày tận thế”. Cùng với sự phát triển của khoa học cơng nghệ, thế giới giải trí
ngày càng rộng mở với đa phương tiện, đa chức năng rất phong phú và hấp dẫn trong khi quỹ thời gian của con người thời cơng nghiệp ngày càng ít ỏi, hạn hẹp với bộn bề lo toan nên thơ ca liên tiếp bị lấn sân, ép sân. Khơng ít người đọc dường như cũng tỏ ra ghẻ lạnh với người bạn cố tri này. Thế nên đã từng có ý kiến: thơ ca sắp đến ngày tận thế, thi nhân nên gác bút vì đã có người máy làm thơ. Mỹ Dạ kiên quyết bác bỏ điều này và khẳng định giá trị của thơ ca chân chính mà tác giả gọi là thơ thi nhân: “Tơi khơng tin thơ có ngày tận thế/ Dẫu ngƣời máy làm thơ thống chốc nghìn bài/ Thơ không trái tim vứt vào sọt rác/ Thơ thi nhân chẳng dễ đâu nào”, “Tơi khơng tin thơ có ngày tận thế/ Dẫu sách thơ ế ẩm chẳng ai nhìn/ Ngƣời hiện đại model, bấm nút/ Và ngƣời đói cần ăn hơn bất cứ cần gì”. Thơ ca khơng thể vắng bóng khi
nào con người cịn phải đối mặt với đói khổ, chiến tranh, chết chóc; hạnh phúc và tình u cũng khơng cịn vẹn nguyên giá trị nếu thiếu tiếng thơ ngân: “Tơi khơng tin thơ có ngày tận thế/ Nạn đói, chiến tranh cày xới châu Phi/
Bao trẻ em phơi đời trong khô khát/ Những bộ xƣơng gầy hấp hối lần đi…”,
“Tơi khơng tin thơ có ngày tận thế/ Khi trẻ con từng đứa nở ngọt ngào/ Đôi
lứa yêu nhau nụ hơn có cánh/ Hóa thiên thần bay lƣợn giữa ngàn sao”. Như
vậy, thơ sẽ không chết, không bao giờ chết. Thơ ca sẽ trường tồn cùng trái đất, đồng hành cùng con người qua mọi hạnh phúc, khổ đau: “Nếu thế giới
cầu xanh biếc/ Quay dịu dàng giữa vũ trụ tình u”. Cái tơi nghệ sĩ trong thơ
Mỹ Dạ đã có một niềm tin mãnh liệt vào sức sống bất diệt của thơ như thế đó. Thơ ca là nơi ngự trị của cái Đẹp, với nữ sĩ, đó là chốn cao sang thánh thiện (Thơ cao sang thánh thiện của tôi ơi). Bởi thế, nó trở thành mục đích và lẽ sống của cái tôi Mỹ Dạ: “Vì cái đẹp/ Vì thơ/ Ta sống” (Nguyện cầu). Thi nhân mong muốn giữ mãi cái tươi non của tâm hồn, sự trinh nguyên của cảm xúc, những rung động tha thiết của trái tim để tận hiến cho thơ. Lo sợ trước sự đóng băng của tâm hồn, cái chai lì của xúc cảm, cái tôi thi sĩ từng nguyện cầu: “Tâm hồn ơi/ Đừng hóa thạch/ Xin đừng…”, “Trái tim đừng phút nào
tĩnh vật/ Mà thiết tha đời nhƣ ngọn cây”. Sống hết mình cho thơ, ấy là lí
tưởng của cái tơi thi nhân. Nhưng để làm được điều đó khơng phải là chuyện dễ dàng nhất lại là với một người phụ nữ làm thơ, rong ruổi đi tìm cái đẹp qua mọi cay đắng buồn vui của cuộc đời: “Những thân phận tơ trời/ Thân phận
gió/ Thân phận hƣơng hoa/ Thân phận hạt mƣa/ Mỏng manh thế làm sao mang vác/ Nghiệp thơ ca nặng nợ từ xƣa” (Thân phận tơ trời). Người phụ nữ
vốn mỏng manh yếu đuối là vậy (như tơ trời, gió, hương hoa, hạt mưa) lại gánh trên lưng thiên chức nặng nề của nghiệp thơ ca. Nỗi niềm ấy, liệu mấy ai thấu tỏ: “Phụ nữ làm thơ trăm cái khổ/ Thấm vào trong nhƣ cát chẳng thấy
gì/ Thấm vào hết/ Thấm vào cho ịa vỡ/ Cảm xúc thơ/ Nức nở phận mây tơ” (Thân phận tơ trời). Tất cả lặn vào trong góc khuất tâm hồn. Người phụ nữ
làm thơ, họ đồng thời cũng làm mẹ, làm vợ- một điểm tựa không thể thiếu trong mỗi gia đình. Thiên chức của người phụ nữ có khi mâu thuẫn với thiên chức người nghệ sĩ. Bởi thế, cái tôi Lâm Thị Mỹ Dạ khơng khỏi có lúc rơi vào bi kịch. Để làm trịn bổn phận của người vợ, người mẹ, cái tơi tự đóng khung mình trong khơng gian gia đình chật hẹp với “Chuyện đời thƣờng/ Chuyện bệnh tật thuốc thang”. Cái tôi phải tự chế tỏa con người nghệ sĩ của mình.
trong kí ức: “Những vùng đất chỉ cịn trong trí nhớ/ Trùng điệp cao ngun/ Xanh thẳm biển mơ màng”. Nhưng, như thế, thơ ca- lí tưởng, mục đích sống
của thi nhân lại trở thành một thứ cao xa quá tầm với: “Tôi ngụp lặn giữa tháng ngày chật hẹp/ Thơ trên cao- tầm tay với chênh vênh”. Nữ sĩ ý thức sâu
sắc rằng người nghệ sĩ phải dày công khám phá, phải đổ bao tâm huyết để tìm ra ngơn ngữ thơ ca đích thực: “Đi cuối đất cùng trời mới tìm ra ngơn ngữ/ Ngôn ngữ thơ đau đáu những đêm trƣờng”. Khơng thể tìm ra ngơn ngữ- đơi
cánh của thơ nên những tứ thơ cứ mãi bị nhốt trong tâm trí. Những tứ thơ đang vẫy vùng đòi được phóng sinh để tung cánh trên bầu trời cao rộng: “Những tứ thơ/ Nhƣ những con chim/ Trong lồng/ Nức nở/ Những con chim/
Vẫy vùng/ Đập cửa”. Trái tim thi nhân buốt đau khi biết mình bất lực. Cái tôi
nghệ sĩ tự giày vị mình bởi một nỗi băn khoăn, trăn trở: “Ôi làm sao/ Mở
cánh cửa thi ca!?”. Nỗi niềm ấy từng được thi nhân giãi bày với bạn đọc:
“Cái khổ của ngƣời làm vợ, làm mẹ là cái khổ của thân xác đồng hành cùng
hạnh phúc, là cái khổ, niềm hạnh phúc có thể chia sẻ đƣợc. Cịn cái khổ cũng nhƣ hạnh phúc của ngƣời làm thơ là tự biết mình, khơng ai chia, khơng ai gánh, tìm kiếm, trăn trở, dằn vặt khơng ngi”. Bởi thế, có lúc mỏi mệt, tuyệt
vọng, thi nhân đã giương lá cờ trắng đầu hàng thơ. Là người nghệ sĩ luôn mong mỏi được sáng tạo và cống hiến hết mình cho thơ ca nhưng Mỹ Dạ đồng thời cũng có thái độ rất nghiêm khắc với bản thân mình. Khơng chấp nhận thứ thơ hời hợt, nhạt nhẽo, địi hỏi rất cao ở bản thân mình, nữ sĩ khơng khỏi rơi vào trạng thái tuyệt vọng: “Trƣớc thơ/ Tôi trắng sa mạc/ Và tuyệt
nhiên/ Khơng cịn khát”, “Thơ cao sang thánh thiện của tôi ơi/ Tôi sa mạc mênh mơng hoang lạnh/ Tự thiêu mình/ Giơ cao lá cờ trắng/ Trƣớc thơ”. Đó
là thái độ của một người nghệ sĩ có trách nhiệm với mình và với nghề, thật đáng trọng!
Như vậy, cái tơi trữ tình là hình tượng trung tâm trong thơ Mỹ Dạ. Cái tơi được nhìn nhận trong nhiều góc độ nhưng nổi bật hơn cả là con người cá nhân với nỗi niềm riêng về gia đình, tình u và hạnh phúc. Đó cũng là đặc điểm chung của các nhà thơ nữ, đặc biệt là những cây bút trưởng thành từ kháng chiến chống Mỹ.