Tình yêu và sự trả nghĩa qua tuyến truyện Nenli Vanhia

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Triết lí tình yêu trong Những kẻ tủi nhục của F. Dostoevsky (Trang 29 - 34)

CHƢƠNG 1 : KẾT CẤU TÁC PHẨM ĐA TUYẾN

1.4. Tình yêu và sự trả nghĩa qua tuyến truyện Nenli Vanhia

Sau khi chứng kiến cảnh ông cụ Xmít qua đời và chuyển đến ở trọ tại chính nơi ông cụ đã từng ở trước đó, Vanhia tình cờ biết đến cô bé Nenli – cháu gái cụ Xmít. Sự tình cờ này đã tạo nên một mối quan hệ đặc biệt và tạo thành sợi dây kết nối tự nhiên mọi diễn biến, tình tiết trong tác phẩm.

Nhân vật Nenli được khắc họa là một cô gái nhỏ tuổi nhưng sớm chịu nhiều vất vả, đau khổ, cho nên từng trải. Ban đầu, cô bé hiện lên đầy chai sạn, tổn thương (phần này sẽ được làm rõ ở chương 2 của luận văn). Nhưng cuối cùng, cô bé đã cho chúng ta thấy một tình yêu ngây thơ, thuần khiết, mang nét chủ động và táo bạo. Bên cạnh đó, ta còn nhận ra trong tình yêu này không đơn thuần là tình yêu mà còn có cả sự trả nghĩa của Nenli đối với Vanhia.

Đầu tiên, Nenli tỏ ra xa cách với Vanhia, dường như khó chịu với sự quan tâm của anh. Nhưng những biểu hiện của nó thì nói lên điều hoàn toàn ngược lại.

Chính Vanhia là người nhận ra được điều này: “Tôi bật dậy khoác áo bành tô, vớ

lấy mũ cát-két, nhưng định bước đi thì bất chợt Êlêna1 đã gọi giật tôi lại. Tôi rất

ngạc nhiên: phải chăng con bé chỉ giả vờ ngủ?”[7, tr. 286] hay:“Dù Êlêna cứ làm

ra vẻ như không muốn trò chuyện với tôi, nhưng những tiếng gọi tôi khá liên tục, ý muốn được tôi giải đáp tất cả những băn khoăn thắc mắc, đã nói lên một điều

ngược lại, và tôi phải thú thật là điều ấy làm cho tôi rất vui”[7, tr. 286]. Lúc này,

Nenli đã có cảm tình với Vanhia và mong muốn nhận được sự quan tâm đặc biệt

hơn nữa. Nhưng nó lại giấu giếm: “Con bé đỏ bừng mặt và mở mắt tròn xoe nhìn tôi

một lúc... Con bé tỏ ra hết sức ngạc nhiên và đồng thời cảm thấy nó có vẻ rất xấu hổ. Nhưng mắt nó thì lấp lánh một nét dịu dàng, thân ái. Thấy nó vẫn làm thinh, tôi liền quay vào bàn. Hành động của tôi rõ ràng làm cho nó ngạc nhiên. Tuy nhiên nó

vẫn cố hết sức kiềm chế và cứ ngồi mắt dán xuống đất” [7, tr. 298 - 299]. Sự giấu

giếm của Nenli dường như không thành công, vẫn lộ ra “vẻ rất xấu hổ”. Nét xấu hổ ấy vừa ngây thơ lại vừa nữ tính, cho thấy sự dịu dàng, đầy yêu thương bên trong nhân vật. Đồng thời, nó đánh dấu bước chuyển trong thái độ của Nenli, cho thấy cô bé đã bắt đầu cảm nhận được lòng tốt của Vanhia.

Càng đi sâu theo diến biến của tuyến truyện, ta nhận thấy tình yêu mãnh liệt gắn liền với lòng biết ơn, sự cảm kích của Nenli được thể hiện ngày càng rõ nét và trực tiếp hơn. Chính cô bé là người chủ động nói lên tình cảm dành cho Vanhia.

Có lúc, Nenli không hề giấu giếm tình cảm, biểu lộ nó một cách tự nhiên,

trực tiếp bằng lời nói: “Em yêu ông… em không kiêu ngạo đâu. - Nó thốt lên. - Hôm

qua ông bảo là em kiêu ngạo. Không, không phải… em không thế đâu… em yêu

ông. Chỉ có mình ông là yêu em…” [7, tr. 325] và bằng cả hành động: “Con bé sụp

xuống trước đầu gối tôi, rối rít hôn tay, hôn chân tôi…” [7, tr. 326]. Đây có thể

được coi là những lời tỏ tình - vừa xúc động lại vừa đáng ngạc nhiên của cô bé

Nenli. Đáng ngạc nhiên vì đây là lời của một người con gái nói với người con trai, cho thấy sự táo bạo đến quyết liệt. Còn xúc động là bởi hoàn cảnh và tình cảm chân thành, mãnh liệt của người trong cuộc. Đến đây, ta có cảm giác như bao nhiêu dồn nén, tích tụ tình cảm của cô bé Nenli đáng yêu và đáng thương đã bật lên thành những lời chân thành, mạnh mẽ nhất. Nó cho thấy con người nhỏ bé kia mang trong mình một khát vọng yêu thương thật mãnh liệt. Trong khát vọng yeu thương ấy còn xen lẫn cả lòng biết ơn vô bờ với người đã yêu thương, cứu giúp mình. Nenli bật lên

những lời bộc lộ tình cảm thật táo bạo, để rồi sau đó cô bé vô cùng xấu hổ: “Nó còn

khóc mãi không thôi, úp mặt vào gối, xấu hổ không dám nhìn tôi, nhưng vẫn ghì

chặt tay tôi trong bàn tay bé bỏng và không buông rời nó khỏi trái tim mình” [7, tr.

326]. Sự xấu hổ này một lần nữa cho ta thấy nét nữ tính đáng yêu của nhân vật. Nó chứng tỏ cô bé Nenli không còn là trẻ con mà đã trở thành một thiếu nữ với những xúc cảm yêu thương thực sự. Thế nhưng, hành động của Nenli ở đây lại có nét gì như còn sự ngây thơ đến đáng yêu của trẻ con khi ghì chặt tay của Vanhia như sợ sắp tuột mất. Nét ngây thơ ấy của Nenli còn được thể hiện rõ hơn trong lời nói chân

thành với Vanhia: “Mẹ em vẫn gọi em như thế… Và không một ai khác gọi em như

vậy, không bao giờ, ngoài mẹ em… Và em cũng không muốn ai gọi em như thế ngoài mẹ em… Nhưng em muốn ông gọi… Em sẽ luôn luôn yêu ông, yêu ông mãi

mãi…”[7, tr. 327]. Điều mong muốn được người mình yêu thương gọi bằng cái tên

mà người mẹ hằng gọi một cách âu yếm của Nenli cho thấy đây là một cô bé vừa trẻ thơ, vừa đáng yêu. Còn lời khẳng định tình yêu mãi mãi của cô bé cho thấy một tình cảm thật thánh thiện, trong sáng còn pha nét hồn nhiên, ngây thơ. Tất cả tạo nên một tình cảm thật đặc biệt mà thiêng liêng.

Tình yêu của Nenli quả thực còn nhiều nét ngây thơ, hồn nhiên nhưng vẫn hiện lên vô cùng chân thành. Hay có lẽ chính nét hồn nhiên của tuổi tác đã làm em có những lời thể hiện tình cảm thật tự nhiên mà táo bạo vô cùng. Nenli không hề

che giấu tình cảm thực sự của mình: “Vừa buồn lại vừa không buồn. Buồn vì vắng

ông lâu quá... Con bé vừa nói vừa đưa mắt nhìn tôi đầy lưu luyến”[7, tr. 394], “Đến

Trong những ngày mới ốm, nó đối xử với tôi hết sức dịu dàng và âu yếm, dường như nó luôn nhìn tôi không thỏa, không rời tôi ra, luôn giữ chặt tay tôi trong bàn tay nóng bỏng của mình và buộc tôi phải ngồi cạnh nó. Nếu thấy tôi cau có hoặc lo âu, nó liền cố gắng làm cho tôi vui, trêu đùa, chòng nghẹo và luôn tươi cười với tôi. Rõ ràng nó cố nén nỗi đau riêng của mình lại. Nó không muốn tôi làm việc đêm

hoặc ngồi trông nó và tỏ ra buồn rầu khi thấy tôi không nghe lời nó…” [7, tr. 159].

Cô bé bắt đầu có biểu hiện “đặc trưng” và rõ ràng hơn của người phụ nữ đang yêu,

đó là sự ghen tuông:“Thỉnh thoảng tôi đọc thấy vẻ lo âu trên gương mặt nó. Nó bắt

đầu hỏi han và dò la xem vì sao tôi buồn và tôi đang nghĩ gì trong đầu. Nhưng thật lạ lùng, mỗi khi nhắc đến Natasa là nó lập tức im bặt và bắt đầu lảng sang chuyện khác. Hình như nó tránh nói đến Natasa và điều ấy khiến tôi ngạc nhiên. Lúc nào tôi về thì nó rất mừng. Còn hễ tôi cầm lấy mũ là nó lại nhìn tôi rầu rĩ và tiễn theo

tôi bằng ánh mắt và có gì lạ lùng như trách móc” [7, tr. 519]. Ở đây, ta dễ dàng

nhận ra sự ghen tuông, hờn dỗi của một cô gái đang yêu chứng kiến người mình yêu thương quan tâm đặc biệt đến một cô gái khác. Hơn ai hết, Nenli là người biết rõ tình yêu của Vanhia dành cho Natasa. Chính vì vậy mà cô bé quay sang trách móc, hờn dỗi, ghen tuông... Đây hoàn toàn là những tình cảm rất đời thường và dễ hiểu. Nó cho thấy sự trưởng thành dần của Nenli trong mối tình với Vanhia. Và từ những tình cảm ấy, Nenli rơi vào trạng thái đầy mâu thuẫn. Đó là sự mâu thuẫn giữa tình

cảm yêu thương cháy bỏng bên trong với vẻ gắt gỏng, xa cách bên ngoài: “Thái độ

kỳ quặc, thất thường và đôi lúc như căm thù tôi ở nó kéo dài cho đến tận cái ngày

nó thôi không ở với tôi nữa” [7, tr. 524] hay: “Tuy nhiên, đôi lúc bỗng nhiên nó lại

có những phút âu yếm tôi như cũ. Thái độ âu yếm của nó vào những phút ấy hình như lại tăng gấp bội, nhưng thông thường những lúc như vậy nó đều khóc dấm dứt. Nhưng những phút ấy đi qua rất nhanh, nó lại âu sầu như cũ, lại nhìn tôi thù ghét, hoặc đỏng đảnh thất thường như với ông bác sĩ, hoặc đôt ngột nhận ra rằng tôi không thích trò nghịch ngợm nào đó của nó, liền phá lên cười và hầu như bao giờ

mọi sự mâu thuẫn ấy đều cho thấy bên trong em là một tình yêu, một khao khát yêu thương đến cháy bỏng.

Sự trưởng thành của Nenli trong tình yêu được thể hiện khi em quyết định

rời khỏi Vanhia với bức thư để lại viết rằng: “Em rời xa ông và không bao giờ trở

lại với ông nữa. Nhưng em rất yêu ông... Nenli trung thành của ông” [7, tr. 532].

Lời khẳng định của Nenli trong bức thư để lại có một sự nghiêm túc giống như lời của một người đã thực sự trưởng thành. Và cho đến những giây phút cuối đời, Nenli

vẫn dành trọn tình cảm cho Vanhia với một sự nghiêm túc, trưởng thành: “Thế này,

anh Vanhia ạ, - Nenli nói chỉ còn hai chúng tôi. - Em biết là mọi người cho rằng em sẽ đi với họ. Nhưng em không đi đâu, bởi vì em không thể đi được, bây giờ em sẽ ở

lại với anh, và em cần nói với anh điều ấy” [7, tr. 654], “Nhưng tuy thế em vẫn

không thể xa anh được đâu, anh Vanhia ạ! - Nó nói và ghì áp gương mặt nó vào

mặt tôi. - Dù ông không còn nữa thì em vẫn không thể xa anh”[7, tr. 657] và: “Em

sắp chết rồi, rất nhanh thôi, và em muốn nói để anh mãi nhớ đến em. Em sẽ kỷ niệm cho anh vật này (và nó giơ cho tôi xem một chiếc bùa lớn mà nó đang đeo trước ngực cùng với cây thánh giá). Đây là vật mẹ em đã để lại cho em lúc sắp chết. Vậy khi nào em chết anh hãy cầm lấy chiếc bùa này, cất đi và hãy đọc những gì trong đó”[7, tr. 675 - 676].

Trong khi nhân vật Nenli yêu Vanhia thật lòng, mãnh liệt thì Vanhia lại chỉ thương em như một người em gái. Trong mối quan hệ với Nenli, Vanhia trước hết là người có ơn, tốt bụng, đối xử tốt với cô bé. Chính anh là người duy nhất yêu mến và đối xử tử tế với Nenli. Ngay từ lần đầu gặp gỡ, Vanhia đã có ấn tượng với cô bé

Nenli: “Tôi ra sức thuyết phục nó và chính mình cũng chẳng hiểu do đâu mà con bé

lại cuốn hút tôi đến thế. Trong tình cảm của tôi còn có cái gì khác nữa chứ không phải chỉ mỗi lòng thương hại. Nét bí ẩn của câu chuyện chăng, hay ấn tượng mà cụ già Xmít gây nên, hay lại là cái thói cuồng nhiệt trong tâm trạng đặc biệt của tôi, - tôi chẳng rõ nữa, chỉ có điều con bé có một cái gì đó hấp dẫn tôi đến không cưỡng

nổi”[7, tr. 227]. Tuy nhiên, đó là một ấn tượng không rõ ràng và chính người trong

Về sau, ta nhận thấy Vanhia thực sự rất quan tâm tới Nenli: “Em không có tất

ư? - Tôi hỏi - Em làm sao đi chân không trong lúc ẩm ướt và giá rét như thế này?

[7, tr. 229], Lạy chúa tôi, em sống với ai kia! Em phải xin họ lấy đôi tất, nếu không

thì nên bỏ mà đi quách”[7, tr. 229] hay:“Thế này thì em đến ốm mà chết mất thôi!

[7, tr. 229]. Sự quan tâm này có lẽ xuất phát từ tình thương đối với một số phận bất hạnh, nhưng cũng có một phần là bởi ấn tượng đặc biệt khi gặp lần đầu tiên.

Yêu mến và thương Nenli, nhưng chính Vanhia cũng là người vô tâm, không nhận ra tình cảm đặc biệt của cô bé. Trước những hành động đầy táo bạo và tình cảm mãnh liệt của Nenli, thái độ, phản ứng duy nhất của Vanhia chỉ là cảm thấy

ngạc nhiên và khó hiểu. Thậm chí, khi Natasa nói rằng “đấy là bước đầu của tình

yêu phụ nữ”, Vanhia liền gạt phắt đi: “Thế nào Natasa, thôi đi! Nó chỉ là con nhóc!

[7, tr. 548]. Trong mắt Vanhia, Nenli chỉ là một đứa trẻ. Anh coi những gì cô bé thể hiện chỉ là tính bột phát của trẻ thơ, vô tình đã không nhận ra được tình yêu thực sự cháy bỏng của một tâm hồn.

Qua phân tích trên có thể thấy rằng, tình yêu của Nenli dành cho Vanhia trong tuyến truyện này thực sự là một tình yêu vô cùng đặc biệt. Có lúc nó tuôn trào mạnh mẽ, nhưng có lúc lại như che giấu mà vẫn vô cùng mãnh liệt. Song có lẽ, nổi bật nhất là sự chủ động, táo bạo và quyết liệt nhưng vẫn hồn nhiên, thánh thiện đến đáng yêu, đáng trọng. Tuy nhiên, tình yêu của cô bé ở đây còn đặc biệt ở chỗ nó không phải là một tình yêu nam nữ thường tình. Tình yêu của Nenli dành cho Vanhia có lẽ là toàn bộ tình cảm của cô bé có, bao gồm trong đó tình yêu đối với người mẹ đã qua đời mà cô từng hết mực tôn thờ, thương yêu và cả niềm khao khát yêu thương với cả cuộc đời đã hành hạ, gây ra bất hạnh cho em. Trong tình yêu của Nenli, ta nhận thấy vừa có sự bồng bột của cảm xúc lại vừa có sự lắng sâu của lòng biết ơn, cảm phục tài năng... Ở đây, tình yêu của Nenli là một tình yêu không vụ lợi, chỉ cho đi mà không yêu cầu nhận lại. Và một lần nữa ta nhận thấy rằng, người phụ nữ trong tình yêu có vai trò chủ động và yêu thương mãnh liệt, táo bạo như thế nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Triết lí tình yêu trong Những kẻ tủi nhục của F. Dostoevsky (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)