Natasa – bản tính thiện thuần nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Triết lí tình yêu trong Những kẻ tủi nhục của F. Dostoevsky (Trang 46 - 51)

CHƢƠNG 2 : NHÂN VẬT DƢỚI GÓC NHÌN THIỆN ÁC

2.3. Natasa – bản tính thiện thuần nhất

Trong tác phẩm Những kẻ tủi nhục, Natasa có lẽ là nhân vật quan trọng nhất.

Cô đại diện cho tầng lớp bị sỉ nhục, lăng mạ, là cô gái với bản tính thiện thuần nhất. Trước tiên, Natasa hiện lên là một cô gái trong trắng mà phải chịu đựng những lời lẽ đầy xúc phạm. Trong tác phẩm, đây là nhân vật trực tiếp nhận những

lời lăng mạ, hạ nhục của Vancôpxki. Ngay từ khi giữa Natasa và Aliôsa chưa xảy ra chuyện gì, lão công tước đã dùng dư luận để lên án, bình phẩm về việc cô cùng gia đình đã dụ dỗ con trai lão với âm mưu đen tối. Đối với một tâm hồn trong trắng, thánh thiện như Natasa và gia đình trọng danh dự như gia đình cô, đây là điều thật khó chấp nhận. Sự xúc phạm này đã mang lại đả kích lớn đối với cô. Đặc biệt, khi Natasa và Aliôsa chính thức yêu nhau, quyết định chống lại phản đối của hai gia đình để đến với nhau, những sự lăng mạ, sỉ nhục đối với Natasa càng rõ nét hơn bao giờ hết. Điều này thể hiện rõ trong hai lần gặp mặt trực tiếp giữa Natasa và Vancôpxki. Những lời thô bỉ, tỏ ý khinh thường của Vancôpxki dành cho Natasa đã được bàn đến trong phần trước. Ở đây, chúng ta nhấn mạnh lại rằng, chính Natasa là người trực tiếp đón nhận những lời sỉ nhục, lăng mạ từ Vancôpxki. Và chính cô cũng là người trực tiếp đấu tranh với con người tàn ác, vô liêm sỉ ấy mặc dù chỉ mới ở mức độ là dùng lời lẽ phản bác. Do vậy, Natasa được coi là đại diện tiêu biểu cho cái thiện đấu tranh với cái ác trong tác phẩm này.

Trong tác phẩm Những kẻ tủi nhục, Natasa là cô gái mang một trái tim yêu thương bao la vô bờ bến. Chỉ có trái tim yêu thương ấy, Natasa mới có thể không oán trách Aliôsa bỏ rơi mình đi theo Cachia, không căm ghét người cha đã từ bỏ và nguyền rủa mình. Cô đã dùng yêu thương để đối xử với mọi người: bao dung, tha thứ cho Aliôsa; trở về với cha mẹ thân yêu; cảm mến và yêu thương Vanhia luôn ở bên cô; thương cảm cho số phận của Nenli; cảm thông và thấu hiểu tấm lòng của Cachia… Có thể nói, đối với tất cả mọi người, cô đều dùng tấm chân tình, trái tim thánh thiện và lòng bao dung để cư xử. Ở đây, ta nhận thấy một vẻ đẹp của cái thiện, cái mĩ mang dáng dấp của Đức mẹ ban phát tình yêu thương cho tất cả mọi người.

Trong đấu tranh với cái ác, chính Natasa cũng là người đấu tranh trực tiếp và quyết liệt nhất. Điều này được thể hiện thông qua những đối đáp, hành động vạch mặt bản chất của Vancôpxki - kẻ đại diện cho cái ác.

Trong tác phẩm miêu tả hai lần Natasa và Vancôpxki đối diện và đối thoại trực tiếp. Hai lần đối diện này giống như hai lần đối đầu giữa một bên là cái thiện

(Natasa) với một bên là cái ác (Vancôpxki). Phân tích hai lần đối đầu này, chúng ta sẽ thấy được sự đấu tranh quyết liệt với cái ác của Natasa.

Ở lần gặp mặt thứ nhất, khi cái ác chưa lộ nguyên hình và được ngụy tạo

bằng vẻ ngoài chân thành, Natasa dường như bị đánh lừa: “Trái tim cao thượng của

Natasa đã hoàn toàn bị chinh phục. Nối gót ông ta, cô cũng vội đứng lên khỏi ghế,

lặng im và xúc động vô hạn chìa tay cho ông ta”[7, tr. 213]. Cô còn ngây thơ nói

lên mong muốn được yêu quý con người đối diện với mình: “Tôi hy vọng sớm

được… yêu quý ngài…” [7, tr. 214]. Natasa ở đây còn mang nét ngây thơ, hồn

nhiên, dễ bị cái giả dối đánh lừa khiến cô không thể phân biệt được thiện - ác. Cô đối xử với tất cả sự chân thành và tấm lòng lương thiện của mình. Nhưng sau khi Vancôpxki ra về, bình tâm trở lại, Natasa mới mơ hồ nhận ra có điều gì đó không

bình thường: “… Em cũng thấy thế. Ông ta nói những điều ấy với vẻ thế nào ấy…

[7, tr. 221]. Vẻ “thế nào ấy” Natasa nhận ra ở con người Vancôpxki tuy không có gì rõ ràng nhưng cũng cho thấy một thái độ bắt đầu nghi hoặc. Và sự dự cảm, cảm giác ấy đã biến thành điều chắc chắn trong lần gặp mặt thứ hai.

Trước khi cuộc gặp gỡ chính thức diễn ra, Natasa đã hiểu toàn bộ âm mưu

đen tối của Vancôpxki. Cô tự nhủ: “Chính ông ta đã gây ra tất cả. Tối nay sẽ quyết

định điều đấy”[7, tr. 340]. Với thái độ sẵn sàng đối đầu với Vancôpxki ngay từ đầu

như vậy, trong suốt buổi gặp mặt và đối thoại, ta thấy Natasa hiện lên hoàn toàn là một con người khác. Cô trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết để đấu tranh với cái ác hãm hại mình và những người mình yêu thương.

Nếu như lần trước đây Natasa bị vẻ ngoài giả tạo của Vancôpxki đánh lừa, lắng nghe hắn nói một cách say sưa như bị mê hoặc thì giờ đây, cô lắng nghe những

câu sáo rỗng, giả tạo của hắn với một thái độ hoàn toàn ngược lại: “Cô lắng nghe

ông công tước với một nụ cười giễu cợt nhẹ nhàng trên môi” [7, tr. 341]. Không

dừng lại ở biểu hiện trên khuôn mặt, điệu bộ, cô còn thách thức bằng lời nói đầy khiêu khích: “Ngài muốn chứng minh rằng ngài sẵn lòng nói chuyện với tôi một

cách vô tư thẳng thắn? - Natasa hỏi, nhìn ông ta vẻ thách thức” [7, tr. 347]. Cô còn

ngài nghĩ rằng có thể chinh phục chúng tôi bằng những lời nói của ngài, và chúng tôi sẽ không nhận ra những ý đồ kín đáo của ngài. Ngài diễn giải mới kỳ cục! Chính ngài đã biết tất cả và hiểu tất cả. Aliôsa nói đúng. Mong muốn trước hết của ngài là chia rẽ chúng tôi. Ngài đã hầu như thuộc lòng từ trước tất cả những gì đã xảy ra ở đây, sau cái buổi tối thứ ba ấy, và tính toán tất cả rất rạch ròi. Tôi đã nói với ngài rằng ngài nhìn cuộc hôn nhân mà ngài đề cập đến một cách không nghiêm túc. Ngài bỡn cợt chúng tôi. Ngài đùa nghịch và có sẵn một mục đích định sẵn. Trò đùa của ngài rất được việc. Aliôsa đã rất đúng khi trách ngài đã nhìn mọi việc này như một màn kịch nhảm nhí. Ngược lại, có lẽ ngài phải vui mừng chứ đừng trách móc Aliôsa, vì anh ấy, do không nhận thức được gì hết, nên đã thực hiện tất cả những gì

mà ngài mong đợi ở anh ấy, lẽ thường lại còn thực hiện quá mức yêu cầu” [7, tr.

368 - 369]. Nhưng lão công tước lại tỏ ra như không hiểu chuyện gì khiến Natasa vô cùng tức giận: “Natasa kêu lên, mắt long lanh tức giận” [7, tr. 371]. Sự giả dối, cố gắng che giấu âm mưu của lão công tước khiến Natasa một lần nữa chỉ ra cụ thể

hơn mưu đồ đen tối của lão: “Chính ngài cũng nhớ rằng: Aliôsa đã không tuân lời

ngài. Suốt nửa năm ròng, ngài đã nỗ lực hết mình để lôi kéo anh ấy ra khỏi tôi. Anh ấy đã không ngả theo ngài. Và đột nhiên, đã đến lúc ngài không trì hoãn được nữa. Nếu bỏ mất cơ hội này thì cả cô dâu, cả tiền bạc - mà cái chính là tiền bạc, là tất cả

ba triệu đồng hồi môn sẽ tuột khỏi tay ngài” [7, tr. 372]. Vậy là, âm mưu chia rẽ

Natasa và Aliôsa vì tiền của lão công tước đã được vạch trần một cách rõ ràng, xác đáng. Những sự thật được Natasa đưa ra đầy thuyết phục với một thái độ dứt khoát, quyết liệt, không nhân nhượng. Đến đây, cô gái Natasa yếu đuối, mỏng manh dường như được tiếp thêm sức mạnh lạ kì. Đó phải chăng là sức mạnh của lòng căm ghét cái ác giả dối, là sức mạnh của sự căm phẫn khi tình yêu thương bị chà đạp, coi thường? Không dừng lại ở đó, Natasa còn tiếp tục vạch trần âm mưu của lão công tước trong lần gặp mặt trước: “- Tôi đang nói. - Natasa kiên quyết ngắt lời. - Trong buổi tối hôm ấy, ngài đã tự hỏi mình: “Làm gì bây giờ? Và đã quyết định: cho phép anh ấy cưới tôi, tất nhiên không phải ở trong thực tế mà chỉ trên lời nói, chỉ cốt là để cho anh ấy yên lòng. Còn thời hạn để tổ chức đám cưới thì, ngài nghĩ, có thể lùi

đến bao giờ chẳng được, trong khi có một tình yêu mới đã bắt đầu, ngài nhận thấy

như vậy. Và ngài đã xây dựng tất cả trên cái bước đầu của tình yêu mới đấy”[7, tr.

373]. Như vậy, với thái độ kiên quyết và lòng căm phẫn đối với cái ác, Natasa đã mạnh mẽ hơn để vạch trần bộ mặt giả tạo cũng như mọi âm mưu thâm độc, đen tối, xấu xa của lão công tước. Trong đó ta nhận ra sức mạnh của cái thiện thuần nhất đang đấu tranh với cái ác để đòi lại công bằng, công lí.

Trước những lời lẽ hùng hồn của Natasa, lão công tước không còn gì biện minh. Hắn liền quay sang “chơi bài ngửa”, đỉnh điểm là hành động dùng tiền để mua chuộc và hạ nhục Natasa. Nhưng hắn không hiểu một điều là cái xấu xa không bao giờ mua chuộc và chạm được đến cái thiện cao đẹp. Natasa đã đáp trả hành động bỉ ổi ấy của Vancôpxki bằng thái độ giận dữ tột đỉnh: “Đi đi. - Natasa thét lên. - Bước ngay cùng với số tiền của ngươi! Ta đã đi guốc trong bụng ngươi… Ôi, một

con người hèn hạ, hèn hạ!”[7, tr. 590]. Kết thúc, lão công tước bỉ ổi còn cố mạt sát

Natasa rồi chuồn thẳng với số tiền của mình; còn Natasa lên cơn sốt và rơi vào hôn mê. Sau cuộc đối đầu đầy căng thẳng với lão công tước, dường như Natasa bị kích động và không còn một chút sức lực. Hay nói cách khác, cô đã dùng toàn bộ nội lực của mình để đấu tranh với lão công tước, đấu tranh với cái ác giả tạo, nham hiểm. Trong tác phẩm, cô là người duy nhất trực tiếp lên tiếng vạch trần mọi âm mưu xấu xa của lão công tước, làm cho hắn phải “tái xanh vì căm giận” [7, tr. 590].

Trong cuộc đấu tranh với cái ác là lão công tước, mặc dù Natasa không thể làm cho hắn bị trừng phạt, nhưng cô đã thành công khi vạch trần được âm mưu của hắn và không để cho âm mưu ấy thành sự thực (âm mưu lừa dối cô và Aliôsa). Tình yêu thương đích thực có sức mạnh đấu tranh với cái ác, làm cho cái ác không thể xâm phạm vào chốn thiêng liêng của cái thiện. Vancôpxki cùng đồng tiền bẩn thỉu và âm mưu đen tối của hắn không thể nào vấy bẩn lên được sự cao quý, thánh thiện của Natasa. Kết thúc tác phẩm, lão công tước cô đơn, lạc lõng; còn Natasa được đoàn tụ bên gia đình yêu thương. Đây chính là triết lí hạnh phúc là kết quả của tình yêu thương đích thực, kết quả của cái thiện dám đấu tranh với cái ác đến tận cùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Triết lí tình yêu trong Những kẻ tủi nhục của F. Dostoevsky (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)