Ông Ikhmênhep và ông Xmí t đấu tranh giữa sự tàn nhẫn và tình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Triết lí tình yêu trong Những kẻ tủi nhục của F. Dostoevsky (Trang 51 - 56)

CHƢƠNG 2 : NHÂN VẬT DƢỚI GÓC NHÌN THIỆN ÁC

2.4. Ông Ikhmênhep và ông Xmí t đấu tranh giữa sự tàn nhẫn và tình

yêu thƣơng

Trong tác phẩm Những kẻ tủi nhục, ông già Ikhmênhep và ông Xmít (ông của cô bé Nenli) là hai nhân vật đồng dạng. Ở hai nhân vật này, ta có thể tìm thấy nhiều điểm tương đồng, đặc biệt là khi đặt trong mối tương quan tình cảm với con gái của họ.

Trước tiên, hai nhân vật đều là những người yêu thương và chiều chuộng con gái hết mực. Đối với họ, những cô con gái giống như bảo vật cần đặc biệt giữ gìn. Cụ thể, ông già Ikhmênhep luôn quan tâm, lo lắng kịp thời và phát hiện những biến

đổi bất thường trong tâm trạng của cô con gái bé bỏng Natasa: “Natasenca1, con bé

bỏng của bố, con gái yêu của bố, con làm sao thế! - Cuối cùng, ông kêu lên, nước mắt tuôn ròng ròng - Vì sao con buồn? Sao con lại khóc suốt ngày đêm? Chính bố đã thấy hết cả, đêm bố không ngủ được. Bố thức dậy và lắng nghe từ phòng con!… Kể hết cho bố đi con, Natasa, giãi bày cho ông bố già nua của con đi, và bố mẹ

sẽ…” [7, tr. 79]. Ông lo lắng cho con gái đến mức cũng không thể ngủ được. Ông

còn mua cho cô vé xem phim, muốn dành cho cô bất ngờ để cô có thể quên đi nỗi buồn riêng. Điều này đủ chứng minh Natasa có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với ông già Ikhmênhep.

Về phía ông già Xmít, tình yêu thương con của ông chủ yếu được tái hiện qua lời Nenli kể lại câu chuyện được nghe từ mẹ của mình. Ông yêu thương cô con gái nên luôn mua cho cô những món quà xinh xắn, muốn dành cho cô bất ngờ, thậm

chí còn chiều theo mọi mong muốn của cô mà sẵn sàng bỏ ra bao nhiêu tiền: “Ông

cháu thấy con Adorca thì cười to giễu nó. Adorca liền chạy mất. Mẹ khóc lóc và

ông cháu sợ hãi liền tuyên bố ai tìm được con Adorca thì thưởng cho một trăm rúp

[7, tr. 606]. Thậm chí, tình yêu con của ông còn được cường điệu hóa đến mức:

Ông già yêu con mê muội đến mức không muốn gả chồng cho cô ta. Ông cụ rất

nghiêm khắc. Ông ghen với tất cả các chàng trai đến ve vãn con mình”[7, tr. 424].

Chính bởi tình yêu con quá lớn lao và đặc biệt, cho nên khi hai người con gái bỏ trốn theo tiếng gọi của tình yêu, ông già Ikhmênhep và ông già Xmít đều vô cùng đau khổ. Đau khổ vì mất con và đau khổ giống như bị phản bội. Điều này làm cho họ nảy sinh một tình cảm tiêu cực dẫn tới từ bỏ và căm ghét chính con gái ruột của mình, không tha thứ cho sự trở về của chúng. Chúng ta có thể gọi tên thái độ này là sự tàn nhẫn. Mới nhìn, dường như đây là một trạng thái đối lập hoàn toàn với tình yêu thương kia. Nhưng suy nghĩ kĩ, ta lại thấy nó giống như hai mặt của vấn đề. Đó là tột đỉnh của tình yêu là sự tàn nhẫn, quá yêu thương nên khi bị “phản bội” giống như rơi xuống vực thẳm, từ đó nảy sinh căm ghét.

Sự tàn nhẫn của ông già Ikhmênhep được thể hiện qua những lời nói trực

tiếp: “Muôn đời muôn kiếp tao nguyền rủa mày! - Ông vừa thở hổn hển vừa rít lê

khàn khàn. - Muôn đời, muôn kiếp!” [7, tr. 149] hay: “Trước sự khiếp sợ của Anna

Anđrêepna, ông tuyên bố một cách trang trọng rằng sẽ nguyền rủa con gái vĩnh

viễn và từ bỏ tình máu mủ với con”[7, tr. 569]. Thái độ từ bỏ con gái và nguyền rủa

cô muôn đời muôn kiếp ở đây có quá tàn nhẫn? Xét trong hoàn cảnh của ông già Ikhmênhep lúc này, ta thấy đó là điều dễ hiểu. Bởi hành động của Natasa thật vượt quá sức tưởng tượng của ông, làm cho ông vô cùng đau khổ. Chính điều này còn là nguyên nhân gây bất lợi cho ông trong cuộc tranh kiện với lão công tước. Nó làm cho những lời vu oan của lão công tước dành cho ông và gia đình ông bỗng trở nên có căn cứ. Đặc biệt, trong xã hội Nga lúc bấy giờ, hành động bỏ theo người yêu của một cô gái thật không thể chấp nhận được. Ông già Ikhmênhep đã phải chịu biết bao điều sỉ nhục vì chuyện này, cho nên ông không thể làm gì khác ngoài căm phẫn và nguyền rủa cô con gái đã gây ra tất cả.

Sự tàn nhẫn ở ông già Xmít còn quyết liệt hơn. Sau khi cô con gái bỏ đi cùng tình nhân với toàn bộ tài sản, ông cụ rơi vào hoàn cảnh nghèo túng, phải lang thang khắp nơi với nỗi đau đớn và tủi nhục. Có lẽ bởi vậy mà thái độ căm phẫn, sự tàn nhẫn ở ông cũng quyết liệt và gay gắt hơn. Qua lời kể lại của cô bé Nenli, ta thấy ông già Xmít đã đối xử hoàn toàn lạnh lùng, vô cảm với người con gái sau bao nhiêu năm xa cách mới có cơ hội gặp lại. Ngay phút đầu tiên gặp lại, ông đã không

muốn nhìn mặt người con đã bỏ ông đi: “Nhưng khi chợt nhìn thấy mẹ đang nằm phục và ôm lấy chân ông, ông liền rút chân, xô mẹ ra, nện gậy xuống mặt đá và vội vã bỏ đi. Con Adorca vẫn ở lại phía ông, cắn lấy vạt áo khoác và kéo trở lại, và ông

giơ gậy phang nó” [7, tr. 605]. Thái độ kiên quyết không tha thứ của ông được thể

hiện rõ khi ông không đọc và không chấp nhận bức thư từ người con gái gửi đến:

Thoạt nhìn thấy bức thư, ông liền nổi giận đứng phắt dậy, vớ lấy cái gậy, nhưng

chỉ vẫy tay đuổi cháu đi mà không đánh, ông dắt cháu ra phòng ngoài và đẩy cháu đi. Cháu còn chưa kịp bước xuống bậc thang thứ nhất thì ông đã lại mở cửa và ném

theo cháu bức thư còn chưa bóc” [7, tr. 610]. Sự tàn nhẫn, thái độ căm phẫn của

ông còn biểu hiện bằng lời nói trực tiếp: “Cho mày đấy. - Ông kêu lên. - Cầm lấy,

đấy là tất cả những gì tao có, về nói với mẹ mày rằng tao nguyền rủa nó” [7, tr.

617]. Thậm chí, khi Nenli báo tin mẹ cô sắp qua đời, ông vẫn không hề mảy may động lòng: ““Mẹ cháu sắp chết! Mẹ gọi ông, ông đến ngay đi!”. Nhưng ông xô

cháu ra và đóng sập cửa lại”[7, tr. 622].

Người ta vẫn thường nói, tình cảm giữa cha mẹ và con cái là thiêng liêng, không gì có thể sánh được. Nhưng ở đây, hai người cha vì sự lầm lỡ của con gái mà có thái độ thù ghét, thậm chí là nguyền rủa, một mực không tha thứ. Có lẽ, nguồn gốc của sự tàn nhẫn này là từ xã hội, từ những tư tưởng đạo đức, sĩ diện cổ hủ đã bám rễ trong những con người này. Xã hội ấy coi hành động của hai cô gái kia là không thể chấp nhận được, cho nên cha của họ khó mà chấp nhận và tha thứ. Nếu chỉ dừng lại ở đây, ta thấy hai người cha ấy thật đáng trách. Tuy nhiên, tất cả không hoàn toàn là như vậy.

Càng đọc tác phẩm, ta càng phát hiện ra đằng sau sự tàn nhẫn bên ngoài kia vẫn là một trái tim yêu thương tha thiết, mãnh liệt đối với con của cả hai nhân vật. Chính điều này đã tạo nên sự giằng xé trong cuộc đấu tranh giữa sự tàn nhẫn và tình yêu thương đầy kịch tính mà cũng vô cùng xúc động.

Trước tiên là tình cảm của ông già Xmít. Qua lời kể của Nenli, ta thấy thái độ của ông với mẹ của cô bé gần như chỉ hoàn toàn là căm ghét, nguyền rủa khi ông một mực không nhìn nhận và tha thứ. Thế nhưng, đọc kĩ tác phẩm, ta thấy ẩn đằng

sau đó vẫn là một tình yêu thương đang cố giấu kín hay chính là đang mâu thuẫn với sự tàn nhẫn kia. Hình ảnh đầu tiên về ông già Xmít là hình ảnh ông xuất hiện cùng chú chó Adorca. Chú chó này luôn theo ông và được ông hết sức cưng chiều. Nguyên nhân sâu xa chính là bởi đây là chú chó con gái ông yêu thương, gắn bó. Cô đi rồi, chỉ có chú chó là ở lại. Trong cách ông đối xử với chú chó, ta dường như nhận ra một tình cảm yêu thương còn dành cho con gái nhưng ông đang cố giấu đi. Đặc biệt, tình cảm ấy được biểu hiện rõ hơn trong hành động, thái độ của ông với Nenli. Mặc dù không tha thứ cho con gái, nhưng khi gặp Nenli, biết đó là máu mủ của con gái mình, ông cụ vô cùng xúc động. Ta có cảm giác như tình yêu ông muốn dành cho con gái bây giờ dồn hết vào cô cháu ngoại. Ông cụ cưng chiều cô bé theo đúng cách đối xử với mẹ cô ngày trước: mua cho cô bé đồ ăn, đôi giày, cho cô bé tiền, dạy cô bé học… Chính lúc này, sự mâu thuẫn giữa thái độ tàn nhẫn và tình yêu thương ở ông già Xmít hiện lên rõ nhất. Ông cụ đối xử tốt với cô bé Nenli giống như đang đối xử với chính người con gái trước đây, nhưng ngoài mặt vẫn tỏ ra vô

cùng giận dữ khi nhắc đến người con gái ấy: “Ông đưa cho cháu và nói: “Cho một

mình cháu thôi”. Cháu đã định cầm lấy nhưng sau nghĩ lại cháu bảo: “Nếu ông chỉ cho mình cháu thì cháu không lấy đâu”. Ông bỗng nổi giận và bảo cháu: “Thôi, muốn hiểu thế nào thì hiểu, cầm lấy và đi đi”. Cháu ra về, và ông không hề hôn

cháu”[7, tr. 612]. Mâu thuẫn ấy đã lên đến đỉnh điểm và được giải quyết khi cô bé

Nenli đến báo tin mẹ cô sắp sang bên kia thế giới: “Vừa trông thấy cháu, ông liền

bật dậy khỏi ghế và nhìn cháu, sợ hãi đến tái mét và run bắn toàn thân. Cháu cầm lấy tay ông và chỉ thốt lên đúng một lời “Sắp chết rồi!”. Đột nhiên, ông cuống cuồng vớ vội lấy chiếc gậy và chạy theo cháu, thậm chí quên cả đội mũ mà lúc ấy trời đang lạnh… Ông rất mệt và thở không ra hơi, nhưng vẫn hối hả chạy… Tuy nhiên, lúc ấy mẹ đã chết. Thoạt nhìn thấy mẹ cháu, ông khua tay lên run lẩy bẩy và

sụp xuống trên người mẹ, không nói được một lời…” [7, tr. 623]. Lúc này, tình yêu

thương chiến thắng nhưng dường như đã quá muộn.

Sự mâu thuẫn giữa tàn nhẫn và yêu thương dường như thể hiện rõ hơn trong nhân vật ông già Ikhmênhep với những đấu tranh quyết liệt giữa tha thứ và không

tha thứ, sự tự vấn bản thân. Mặc dù thái độ bên ngoài cũng như lời nói trực tiếp tàn nhẫn cho thấy ông nhất định không tha thứ cho Natasa, nhưng nhiều hành động của ông đã cho thấy điều ngược lại. Ông vẫn lén lút đến thăm Natasa vì lo lắng cho cô. Việc này đã bị Vanhia phát hiện, sau này khi đoàn tụ lại ông cũng tự thú nhận:

Chính bố vẫn thường đến với con, mà mẹ con không biết, không hề có ai biết. Bố

đứng chờ con dưới cửa sổ: có lần bố lại đứng ngoài vỉa hè trước cổng nhà con suốt

nửa ngày đêm!” [7, tr. 628]. Tình cảm dạt dào của ông dành cho cô con gái có lúc

không thể kìm nén lại mà tự thể hiện ra bằng những tình cảm và hành động vô cùng

xúc động: “Ông già khóc nức nở như một đứa trẻ, như đàn bà. Tiếng nức nở tức

tưởi nén sâu trong lồng ngực ông như chợt xé tung nó ra. Cái ông già dữ tợn phút chốc yếu đuối hơn cả một đứa trẻ. Ồ, bây giờ thì ông không sức đâu mà nguyền rủa, ông cũng không còn biết xấu hổ trước bất cứ ai trong chúng tôi, và trong cơn xúc động mãnh liệt của lòng yêu thương, ngay trước mặt chúng tôi, ông phủ lên tấm huy chương những chiếc hôn bất tận, tấm chân dung mà một phút trước đó ông đã giày xéo dưới chân. Dường như tất cả lòng thương yêu, nâng giấc của ông dành cho con bấy lâu bị nén lại trong lòng, bây giờ được dịp khát khao ùa ra không giấu giếm với một sức mạnh không có gì ngăn nổi và cái sức mạnh bột phát ấy đã khiến toàn thân

ông tê liệt”[7, tr. 150]. Và có lẽ, trạng thái mâu thuẫn của ông được thể hiện cụ thể,

rõ nét nhất trong bức thư ông viết cho cô con gái được vợ của ông tìm thấy: “Đấy là

bức thư viết cho Natasa yêu dấu của ông. Ông mở đầu một cách nồng nàn âu yếm: ông vẫn sẵn lòng tha thứ cho cô và gọi cô về với mình. Thật khó mà đọc hết được hết cả bức thư viết lộn xộn và rời rạc với đầy những vết dập xóa. Rõ ràng chỉ có một tình cảm mãnh liệt lắm mới buộc ông cầm lấy bút và viết những dòng đầu tiên đầy tâm huyết, nhưng liền sau mấy dòng ấy, bức thư đã chuyển sang một giọng khác: ông già bắt đầu trách móc con gái, tô đậm lại tội lỗi của cô, nhắc lại thái độ ngang bướng của cô một cách giận dữ, trách cô vô tình và không hề nghĩ xem phải làm gì với bố mẹ. Đáp lại thái độ cao ngạo của cô, ông đe dọa sẽ trừng phạt và nguyền rủa cô. Kết luận ông yêu cầu cô nhanh chóng và ngoan ngoãn quay về nhà và lúc ấy, chỉ đến lúc ấy, sau khi trở lại cuộc sống mới, ngoan ngoãn và mẫu mực

“trong lòng gia đình” thì bố mẹ mới có thể quyết định tha thứ cho con, ông viết thế. Rõ ràng, không vượt qua được phút yếu lòng, ông đã viết những dòng đầu tiên đầy bao dung và độ lượng, nhưng sau đó ông chợt thấy xấu hổ và cuối cùng cảm thấy dằn vặt vì lòng kiêu ngạo bị xúc phạm, ông đã kết thúc bức thư bằng những lời giận

dữ và dọa nạt” [7, tr. 561]. Trong bức thư ấy thể hiện rõ nhất mọi giằng xé trong

tình cảm, trong tâm hồn người cha này. Ông yêu thương con, đau khổ vì con đã hành động sai lầm, oán trách rồi lại yêu thương, muốn tha thứ nhưng rồi lại xấu hổ và quay sang nguyền rủa… Ở đây có đủ mọi cung bậc cảm xúc, tạo thành một mớ hỗn độn cho thấy sự đấu tranh mạnh mẽ, giằng xé đầy đau đớn trong ông già Ikhmênhep. Nó không đơn thuần là tàn nhẫn hay yêu thương, mà là một cuộc đấu tranh tinh thần đầy cam go.

Kết quả là, trong cuộc đấu tranh trên, tình yêu thương cuối cùng đã chiến thắng. Điều này rõ nét hơn ở nhân vật ông già Ikhmênhep. Khi Natasa trở về trong vòng tay ông, ông vui sướng hiểu ra giá trị thực sự của yêu thương, cầu xin cô tha

thứ. Ông giống như được giải thoát: “Từ nay, mãi mãi bố sẽ yêu con gấp đôi, gấp

ngàn lần trước kia! Bố yêu con bằng cả máu! Bố rứt tâm hồn mình với cả máu, rứt

trái tim mình đặt dưới chân con!... Ôi, niềm vui của bố!” [7, tr. 627]. Đó là sự giải

thoát ra khỏi cuộc đấu tranh tinh thần đầy mâu thuẫn, giằng xé ở trên. Ta thấy triết lí về tình yêu thương, sự bao dung vẫn là cái lớn lao và là điều nhà văn luôn muốn hướng đến. Chỉ có tha thứ và tình yêu thương mới mang lại hạnh phúc thực sự cho con người. Có thể ở một khía cạnh nào đó, điều này mang hơi hướng lãng mạn không tưởng, xa rời thực tế. Nhưng hơn hết, ở đây ta nhận chân được một triết lí về tình yêu, một giải pháp yêu thương mang tính nhân văn sâu sắc. Đó là kêu gọi sự tha thứ, trở về và yêu thương.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Triết lí tình yêu trong Những kẻ tủi nhục của F. Dostoevsky (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)