Nenli và các nhân vật nữ khác – giữ trọn yêu thƣơng bất chấp đau khổ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Triết lí tình yêu trong Những kẻ tủi nhục của F. Dostoevsky (Trang 61)

CHƢƠNG 2 : NHÂN VẬT DƢỚI GÓC NHÌN THIỆN ÁC

2.6. Nenli và các nhân vật nữ khác – giữ trọn yêu thƣơng bất chấp đau khổ

Đến với thế giới nhân vật trong tác phẩm Những kẻ tủi nhục, một bộ phận quan

trọng không thể không nhắc đến đó là các nhân vật nữ. Bên cạnh Natasa, các nhân vật nữ quan trọng khác bao gồm: Nenli, bà Anna Anđrêepna (mẹ Natasa), mẹ Nenli.

Các nhân vật nữ này có điểm chung đều là những con người chịu nhiều đau khổ (chủ yếu là đau khổ do những người đàn ông mang lại). Nhưng sau cùng, họ vẫn giữ trọn bản chất giàu yêu thương, học được cách bao dung, tha thứ sau tất cả những đau khổ ấy. Điều này được làm rõ khi chúng ta tìm hiểu từng nhân vật cụ thể.

Trước tiên là nhân vật cô bé Nenli. Trong tác phẩm, Nenli có lẽ là cô bé chịu nhiều đau khổ, tổn thương nhất. Cô bé hiện lên vô cùng đáng thương. Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, em đã không được cha công nhận, bị ông ta bỏ rơi. Và chuỗi ngày dài sau đó là những ngày sống lang thang, cơ cực cùng người mẹ của mình nơi đất khách quê người. Cho đến khi hai mẹ con em trở về quê hương, tình cảnh càng trở nên đáng thương hơn. Đặc biệt, khi người mẹ yêu thương nhất cũng bỏ em ra đi, Nenli càng trở nên cô độc, đáng thương hơn bao giờ hết. Em phải sống cùng gia đình bà chủ với thân phận của kẻ chịu ơn, phải trả nợ cho những gì họ giúp đỡ hai mẹ con em trước đó. Hình ảnh Vanhia bắt gặp Nenli khi phát hiện em ở chỗ ở của

mình là một hình ảnh thật rách rưới, khổ sở: “Đột nhiên cánh cửa bật mạnh tung ra

và Êlêna đâm bổ vào phòng, con bé khốn khổ, mắt đục ngầu, mặc chiếc áo khoác bằng sa trắng nhưng nát nhàu và rách tả tơi, tóc tai đã chải chuốt nhưng lại rối bù như vừa đánh nhau. Tôi đang đứng đối diện trước cửa ra vào và con bé lao thẳng

vào tôi, ôm chầm lấy tôi”[7, tr. 277].

Đáng thương hơn là chính cuộc đời bất hạnh đã dồn cô bé Nenli đến mức phát điên. Em bị mắc chứng bệnh động kinh. Mỗi lần cơn bệnh phát tác là mỗi lần trái tim độc giả xót xa cho một cô bé ít tuổi mà đã phải chịu bao nhiêu bất hạnh của cuộc đời. Nhưng xót xa nhất vẫn là sự mất mát lòng tin cũng như tình yêu thương ở

chính tâm hồn ngây thơ của cô bé. Thật vậy, số phận nghiệt ngã và cuộc đời chỉ toàn đau khổ, nước mắt đã làm cho Nenli mất đi niềm tin vào cuộc đời cũng như tình người: “Đặc biệt kỳ lạ là ánh mắt của con bé, trong đó ngời lên tất cả sự thông

minh nhưng đồng thời là một sự mất mát lòng tin và hoài nghi đến nghiệt ngã” [7,

tr. 223] hay: “Đây là cung cách của nó, hay là… hay chẳng qua nó là con bé khốn

cùng đã gặp quá nhiều đau khổ đến nỗi không tin ai ở trên đời này nữa”[7, tr. 285].

Một người mất hết niềm tin và luôn nghi ngờ mọi người xung quanh chắc hẳn đã từng vô cùng đau khổ và đang phải sống cô đơn, cô độc đến cùng cực. Ở đây lại là một cô bé ít tuổi, sự nghiệt ngã của số phận càng trở nên trớ trêu hơn. Ta không khỏi xót xa, thương cảm cho số phận ấy. Đặc biệt, qua cách phản ứng của cô bé với

cái ác, ta càng thấy thương cảm nhiều hơn: “Họ mắng chửi em, em cứ cố tình im

lặng. Họ đánh em, em vẫn im lặng, em cứ im lặng suốt, mặc cho muốn đánh thế nào thì đánh, em không bao giờ khóc. Em không khóc thì họ càng khốn khổ hơn bởi sự

độc ác của họ” [7, tr. 323]. Sự phản ứng quyết liệt nhưng gần như bất chấp và vô

vọng trước những cái xấu, cái ác đe dọa mình của Nenli khiến người đọc không khỏi suy nghĩ, xót xa. Ta có cảm giác một tâm hồn trẻ thơ đã bị cuộc đời khốn khổ làm cho chai sạn.

Tuy nhiên, Nenli là một nhân vật khá phức tạp. Trong tâm hồn cô bé còn non nớt tuổi đời ấy là cả một khối mâu thuẫn, đấu tranh giữa sự nghiệt ngã, cô độc và khao khát yêu thương. Sau tất cả những khổ đau kia, trong sâu thẳm tâm hồn Nenli,

ta vẫn nhận ra một tình cảm yêu thương tha thiết và một trái tim nhân hậu: “Con bé

nói khẽ, mỉm cười nhìn tôi một cách lạnh lùng, dường như nó đang đấu tranh với một tình cảm tốt đẹp nào đó đang dấy lên trong tim nó. Con bé đáng thương! Trái tim đôn hậu, dịu hiền của nó vẫn không sao giấu nổi, bất chấp tất cả sự phẫn nộ

không nguôi và thói quen ưa cô độc” [7, tr. 287]. Nenli đang sống quen trong cô

độc và sự nghiệt ngã của số phận, cho nên đứng trước sự quan tâm tốt bụng của Vanhia, cô bé vừa xúc động nhưng lại vừa nghi ngờ, vừa không dám đón nhận. Đây là nét tâm trạng, tâm lí rất thực, rất người mà Dostoevsky tinh tế phát hiện được. Không chỉ với Vanhia mà đối với ông bác sĩ đến chăm sóc mình, Nenli cũng tỏ ra

bướng bỉnh và có chút gì hơi hỗn láo. Thế nhưng, cuối cùng tâm hồn trong sáng,

thánh thiện và yêu thương của em cũng bộc lộ ra: “Ông… giận, …vì cháu đã tàn

nhẫn. - Con bé thốt lên nhưng chưa hết lời đã rúc vào chăn, trùm kín đầu và nức nở

rền rĩ như điên” [7, tr. 518]. Ta thấy rằng, càng tiếp xúc nhiều với những tâm hồn

yêu thương, quý mến em, Nenli càng thể hiện rõ hơn tấm lòng yêu thương và trái tim trong sáng của mình. Có thể nói, đó chính là phần thiện ẩn sâu trong tâm hồn mà bất cứ sự hành hạ khổ sở nào đều không thể làm tổn thương hay xê dịch.

Có lẽ, cách yêu thương sau những đau khổ ở Nenli được thể hiện rõ nhất trong thái độ và cách ứng xử với ông của mình và ông già Ikhmênhep. Cùng mẹ lưu lạc từ nhỏ, Nenli chỉ biết đến ông trong những kí ức ngọt ngào qua lời kể của người mẹ. Cho đến khi về quê hương, lần đầu tiên gặp ông, Nenli chỉ biết đó là một người tàn nhẫn, nhất định không nhận mặt và tha thứ cho người mẹ em hết lòng yêu

thương. Do đó, Nenli nảy sinh một tình cảm không tốt đẹp về người ông ấy: “Thế lẽ

nào quả thật ông không hề yêu em? - Không yêu. Không, không yêu… Ông ấy độc

ác”[7, tr. 328] hay: “Không, không yêu… Ông ấy độc ác và không tha thứ cho mẹ…

y như cái ông già độc ác hôm qua ấy. - Con bé nói rất khẽ, gần như là thì thầm và

mặt mày mỗi lúc một tái nhợt” [7, tr. 329]. Và khi gặp ông già Ikhmênhep giống

như gặp lại chính hình ảnh người ông của mình, Nenli càng tỏ rõ thái độ căm ghét,

oán trách: “Ngay từ buổi đầu thoạt gặp, Nenli đã không ưa ông già. Về sau, thậm

chí tôi còn nhận thấy vẻ gì như căm ghét hiện lên trên mặt nó mỗi khi nhắc đến tên

Ikhmênhep” [7, tr. 538] hay: “- Cháu không muốn, vì ông là một người độc ác.

Đúng, độc ác, độc ác, độc ác… Phải, ông độc ác hơn cháu, vì ông không muốn tha thứ cho con gái ông, ông muốn vĩnh viễn quên cô ấy đi và đón một đứa trẻ khác về

nuôi, nhưng lẽ nào lại có thể quên được con đẻ của mình?”[7, tr. 538 - 539].

Nhưng cuối cùng, sau tất cả những đau khổ và oán trách ấy, khi hiểu được nỗi khổ tâm và tình cảm ẩn sâu đáy lòng của hai người ông, Nenli cũng học được

cách yêu thương, đã tha thứ cho người ông và ông già Ikhmênhep: “- Anh hãy kể

cho em nghe một lần nữa về cái chết của ông em đi, anh Vanhia. - Nó nói. - Anh

tim phẫn nộ của nó đã dịu đi và tâm hồn nó đã rộng mở với chúng tôi. Với một tấm lòng nồng nàn có nét gì bệnh hoạn, nó đáp lại tình yêu của tất cả mọi người vây quanh nó, ngược lại với tất cả nghi ngờ, căm giận và bướng bỉnh trước kia vẫn ăn sâu trong nó. Thế rồi, giờ đây sau bao lâu bướng bỉnh, rắp tâm giấu kín những giọt nước mắt hòa giải đang tích lại trong lòng, rốt cuộc nó đã dâng trọn tình cảm cho chúng tôi. Nó yêu Natasa mãnh liệt, tiếp đó là đến ông già. Còn tôi thì cần thiết với

nó đến nỗi nếu lâu tôi không đến thì bệnh nó thêm nặng”[7, tr. 645 - 646]. Vậy là,

tâm hồn cô bé Nenli đã dịu lại với một tình cảm yêu thương chân thành, tha thiết dành cho tất cả mọi người. Đây chính là cách yêu thương thực sự mà em đã học được qua những đau khổ, bất hạnh. Bởi vậy mà cách yêu thương cũng trở nên sâu sắc và cảm động hơn.

Người phụ nữ giữ trọn được yêu thương thứ hai là nhân vật mẹ của Nenli. Đây là một người phụ nữ mù quáng, bị lừa gạt dẫn đến cuộc đời gặp nhiều đau khổ, bất hạnh. Chính Vancôpxki là kẻ đã dụ dỗ, lừa dối tình yêu của người phụ nữ này khiến bà phải phản bội lại cha và sống cuộc sống lang thang nơi đất khách cùng đứa con gái bé bỏng, đáng thương. Cho đến khi trở về quê hương, tình cảnh hai mẹ con bà vô cùng cơ cực, phải chịu sự ức hiếp của xã hội. Tuy nhiên, đau khổ nhất có lẽ là nỗi đau khi nghĩ đến người cha bị chính mình làm cho rơi vào cuộc đời nghèo khổ. Nỗi canh cánh, đau đớn nhất trong lòng mẹ của cô bé Nenli có lẽ chính là mong muốn được cha tha thứ cho lỗi lầm khờ dại trong quá khứ của mình. Thế nhưng, bà không đạt được ước nguyện ấy, luôn tự dằn vặt, trách móc trong đau đớn, tủi nhục:

Mẹ luôn nói rằng mẹ có lỗi với ông em, và mẹ cứ khóc suốt… Mẹ khóc mãi! Đến

khi biết rằng ông em đã trở nên nghèo khổ thì mẹ lại càng khóc” [7, tr. 331] hay:

Mẹ cháu bước đi rất khó khăn, lúc lại ngồi bệt xuống đường và cháu phải dìu mẹ

đi. Mẹ luôn miệng nói rằng phải đi đến ông và bắt cháu dẫn đi, tuy bấy giờ đêm

xuống đã lâu” [7, tr. 620]. Đau khổ, bất hạnh như vậy, nhưng cho đến lúc chết, bà

vẫn dùng trái tim yêu thương hướng đến những người thân yêu nhất là cha và con

của mình: “Nenli, con đến ông một lần nữa, lần cuối cùng, và van xin ông đến với

con một mình trên đời và con cũng nói với ông rằng mẹ chết đau đớn lắm…”[7, tr. 622]. Thậm chí, bà còn có ý định tha thứ cho kẻ đã gây ra bất hạnh của mình nếu

hắn có trách nhiệm với Nenli: “Bà nguyền rủa lão công tước, nói rằng không thể

tha thứ cho lão, bà dựng lại tất cả quãng đời cuối cùng của mình, tất cả cảnh khủng khiếp mà bà sẽ để Nenli lại ở đấy, và van xin lão hãy làm một điều gì đấy cho đứa bé. “Nó là con ông - bà viết, - nó là con gái của ông, và chính ông cũng biết rằng nó là con gái chính thức của ông. Tôi buộc nó phải đến chỗ ông lúc nào tôi chết và trao tận tay ông bức thư này. Nếu ông không xua đuổi Nenli, thì có thể ở nơi ấy, tôi sẽ tha thứ cho ông, và đến ngày phán xử, tôi sẽ tự mình đến trước đấng tối cao và cầu xin tha thứ cho những tội lỗi của ông. Nenli biết nội dung bức thư của tôi, tôi

đã đọc cho nó nghe, đã giải thích cho nó biết tất cả, nó biết tất cả, tất cả”” [7, tr.

678]. Ở đây, ta thấy người phụ nữ thật vĩ đại. Bởi dù trải qua bao đau khổ, bất hạnh, nhưng điều quan tâm duy nhất của họ vẫn là dành tình yêu thương cho những người mình thương yêu nhất. Đó là một tình yêu thương bao dung, lớn lao, có thể xua tan hết mọi đau buồn, tủi cực.

So với hai mẹ con cô bé Nenli, có lẽ nhân vật bà Anna Anđrêépna Sumilơva - mẹ của Natasa gặp ít đau khổ, bất hạnh hơn. Nỗi đau khổ của bà chủ yếu là bị ông già Ikhmênhep đối xử nhiều khi bất công: “Nhicôlai Xerghêits thường xử sự với Anna Anđrêépna vẫn có một nét gì độc đoán, đôi lúc đến khắt khe, nhất là những

lúc có mặt người khác”[7, tr. 124]. Đặc biệt, sự đau khổ, khổ tâm của bà rõ nhất là

khi bà phải giấu chồng và kìm nén tình thương yêu, lo lắng dành cho Natasa - đứa

con gái bé bỏng bất hạnh của bà: “Anna Anđrêépna thì ngay đến nói bóng nói gió về

con gái trước mặt chồng cũng không dám, mặc dù điều ấy làm cho bà rất khổ tâm. Thực ra từ lâu trong lòng mình, bà đã tha thứ cho Natasa. Giữa tôi và bà đã hình thành một quy ước, là mỗi lần chơi, tôi phải mang đến cho bà tin tức về cô con gái

thân yêu mà bà không nguôi thương nhớ”[7, tr. 125]. Mặc dù sống trong tình cảnh

không được thoải mái như vậy, nhưng bà Anna Anđrêépna vẫn hiện lên là một người giàu tình yêu thương, cho nên cũng có thể nói bà là một trong những nhân vật nữ trong tác phẩm học cách giữ trọn yêu thương bất chấp đau khổ. Bà trước hết là

một người phụ nữ biết nhẫn nhục, hi sinh nhiều vì gia đình, cho nên luôn nhẫn nhịn

trước tình khí của chồng: “Ông ơi, tôi chẳng muốn gì hết! Tôi có lỡ mồm lỡ miệng

nói ra điều gì làm ông giận thì xin ông tha cho, có điều ông đừng quát lên nữa”[7,

tr. 143]. Hơn nữa, bà là người luôn dành mọi tình cảm tốt đẹp cho chồng con:

Anna Anđrêepna vô cùng sợ hãi, nhưng biết là phải hỗ trợ cho ông, nên mặc dù

không phải là không hoang mang nhưng suốt ngày hôm ấy và hầu như suốt đêm bà

ngồi chăm sóc ông, dấp dấm lên đầu ông, chườm đá cho ông” [7, tr. 569], đặc biệt

là đối với cô con gái Natasa: “Nói chung, tôi nhận thấy gần đây hình như bà đã hoàn toàn lú lẫn. Tất cả những tin buồn đã làm cho bà cụ quá xúc động. Nỗi buồn

lo về Natasa đã làm cho con tim và sức khỏe của bà hoàn toàn suy sụp”[7, tr. 398].

Như vậy, dù trải qua đau khổ, các nhân vật nữ vẫn giữ trọn yêu thương là bao dung và tha thứ. Tuy nhiên, đối với cái ác hoàn toàn (hiện thân là Vancôpxki) thì họ tuyệt đối không tha thứ. Mẹ Nenli: “Câu cuối cùng mẹ em nói rằng “Tôi nguyền rủa hắn ta”, vậy thì em cũng nguyền rủa ông ta, không phải vì em mà vì mẹ em…” [7, tr. 676]. Chính cô bé Nenli cũng khẳng định thái độ không bao giờ tha

thứ, cho đến tận khi chết: “Bao giờ đọc hết những gì viết trong đó thì anh hãy đến

gặp ông ta và hãy nói rằng em đã chết mà không tha thứ cho ông ta” [7, tr. 676].

Đây chính là biểu hiện phân biệt cái ác, không bao giờ cùng chiến tuyến với cái ác. Ở những nhân vật nữ luôn giữ trọn yêu thương qua đau khổ, nhà văn muốn thể hiện một triết lí nhân văn nữa về tình yêu và hạnh phúc: Đó là dùng tình yêu thương, sự bao dung, tha thứ để tạo nên hạnh phúc cuối cùng, đẩy lùi mọi đau khổ, bất hạnh. Đây là một giải pháp nhân văn cho tình yêu đích thực, một tình yêu nhân bản của con người. Ở đây, Dostoevsky đặt trọn tình yêu ấy vào các nhân vật nữ, chứng tỏ đối với ông những người phụ nữ luôn là hiện thân của bao dung và tình yêu thương. Đây là một cái nhìn khá truyền thống mà thấm đẫm chất người, chất nhân văn.

Tiểu kết

Như vậy, trong chương 2, thông qua hệ thống nhân vật dưới góc nhìn thiện - ác, chúng ta đã thấy được những quan niệm, triết lí của nhà văn về tình yêu, đặc biệt là về các giải pháp cho tình yêu. Có thể tổng kết lại các luận điểm chính như sau:

Thứ nhất, Dostoevsky khẳng định ở trong cái ác sẽ không tồn tại tình yêu thương, khi đó con người hoàn toàn không còn bản tính người. Đại diện cho nhóm này là nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Triết lí tình yêu trong Những kẻ tủi nhục của F. Dostoevsky (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)